Những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội quý IV năm 2008
Hai là, chú trọng xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu hàng hóa trước mắt và cuối năm, không để thiếu hàng hóa và lương thực, nhất là trong dịp tết Nguyên đán. Tăng cường kiểm soát giá cả, chống đầu cơ.
Ba là, chú ý điều hành chuyển theo giá thị trường các mặt hàng như than, điện..., có chính sách hỗ trợ cho người nghèo, người khó khăn.
Bốn là, trong quý IV, tập trung chỉ đạo bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng đến các vấn đề như: an toàn vệ sinh thực phẩm, bão lũ, thiên tai, môi trường..., có chính sách tháo gỡ cụ thể những khó khăn, vướng mắc về hạ tầng.
Năm là, quan tâm đến chỗ ở cho giáo viên, sách giáo khoa cho học sinh.
Sáu là, tập trung tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn. Các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước có phương án, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thu mua hàng xuất khẩu, đặc biệt là đối với thủy sản, nông sản.
Bảy là, chú ý đến công tác thông tin tuyên truyền, không để xảy ra tin đồn thất thiệt, gây tâm lý hoang mang trong dư luận.
Tám là, rà soát các chương trình công tác của năm 2008, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, chú ý trách nhiệm, tăng cường xử lý, điều hành trách nhiệm cá nhân.
***Cũng tại buổi họp báo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu, thông báo về tình hình dự trữ ngoại hối của nước ta hiện nay. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định “Nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi sự phá sản của những ngân hàng, tổ chức tín dụng ở Mỹ”. Ông cho biết, dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay đã tăng thêm trong thời gian qua và được gửi tập trung (chiếm 82%) ở ngân hàng trung ương các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các tổ chức tài chính quốc tế như IMF. 18% còn lại gửi tại các ngân hàng thương mại quốc tế có mức độ tín nhiệm AAA hoặc AA.
Trên thị trường tiền tệ trong nước, với việc duy trì ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, điều chỉnh tăng tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 3,6%/năm lên 5%/năm, thì lãi suất thị trường bắt đầu có xu hướng giảm dần. Lãi suất thị trường liên ngân hàng giảm từ 1,5-2,5%/năm so với đầu tháng 9, lãi suất huy động VND giảm từ 0,5-2%/năm; lãi suất huy động USD giảm từ 0,1-1,3%/năm, lãi suất cho vay VND cùng giảm khoảng 1/%/năm so với tháng trước và thấp hơn khoảng 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ giá USD/VND đã ổn định trở lại và thị trường chứng khoán vẫn giữ được tính thanh khoản./.
Chặng đường ba mươi năm cải cách mở cửa, hiện đại hóa của Trung Quốc  (01/10/2008)
Phó Thủ tướng kết thúc chuyến làm việc tại New York  (01/10/2008)
Hà Nội đón khách du lịch từ hơn 160 thị trường  (01/10/2008)
Hơn 100 tỉ đồng giúp doanh nghiệp sản xuất sạch  (01/10/2008)
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 05-08-2008 đến ngày 28-09-2008  (01/10/2008)
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2008  (01/10/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên