Khai mạc trọng thể Hội nghị Trung ương 8 (khóa X)
Sáng nay, ngày 2-10, Hội nghị Trung ương 8 (khóa X) đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Hội nghị sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 2 đến ngày 4-10-2008. Hội nghị họp thảo luận và cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, trên cơ sở đó Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ trình kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XII xem xét, quyết định.
Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, cùng 158 đồng chí Ủy viên Trung ương, 21 đồng chí Ủy viên dự khuyết Trung ương và các đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Cộng sản Điện tử xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài phát biểu của Tổng Bí thư.
Thưa các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương,
Thưa các đồng chí tham dự hội nghị,
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, hôm nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X họp Hội nghị toàn thể lần thứ tám để thảo luận và cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, để trên cơ sở đó Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ trình kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XII xem xét, quyết định. Thay mặt Bộ Chính trị, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đã về dự Hội nghị, chúc toàn thể các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thắng lợi trên các cương vị công tác của mình.
Thưa các đồng chí,
Các đề án và báo cáo trình Hội nghị lần này đã được gửi tới các đồng chí, tôi chỉ xin phát biểu một số điểm trước khi Ban Chấp hành Trung ương đi vào thảo luận và cho ý kiến:
Chúng ta đều biết, bước vào thực hiện kế hoạch năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp. Giá dầu, lương thực và nhiều loại vật tư tăng đột biến. Kinh tế Mỹ suy thoái đã tác động tiêu cực đến các nền kinh tế khác, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội các nước, nhất là các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có nước ta.
Ở trong nước, từ cuối năm 2007, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có những dấu hiệu không tốt và tình hình đó đã tiếp tục tác động sang năm 2008, giá nhiều vật tư quan trọng cho sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng, tổng kim ngạch nhập khẩu và nhập siêu đều tăng cao; các chỉ số về tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế tăng so với các năm trước, gây áp lực lớn về mặt bằng giá cả; thiên tai, dịch bệnh diễn ra liên tiếp gây thiệt hại lớn đối với sản xuất và đời sống nhân dân.
Trước sự tác động tiêu cực của kinh tế thế giới cùng với những khó khăn nội tại của nền kinh tế nước ta, Bộ Chính trị đã chỉ đạo và Chính phủ đã đề ra các nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Quốc hội đã ra Nghị quyết về một số vấn đề kinh tế - xã hội năm 2008 trong tình hình mới, theo đó điều chỉnh chỉ tiêu, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 từ 8,5 % xuống 7%; phấn đấu kiềm chế lạm phát và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng còn lại của năm 2008. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy vừa qua đã thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm 2008. Bộ Chính trị đã có Kết luận về vấn đề này và hiện nay, chúng ta đang tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
Với quyết tâm cao trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và sự đồng thuận của toàn dân, trong 9 tháng đầu năm, việc kiềm chế lạm phát và giảm nhập siêu đạt được những kết quả bước đầu, tốc độ tăng giá chậm lại; các cân đối kinh tế vĩ mô được cải thiện, đồng thời nhiều mặt của nền kinh tế tiếp tục duy trì được sự phát triển. Chúng ta vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao (6,5 - 7%) trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn; sản xuất nông nghiệp đạt nhiều kết quả tốt; sản xuất công nghiệp giữ được tốc độ tăng giá trị sản xuất gần tương đương với những năm trước, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu gấp gần hai gần so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra; việc bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, công tác đối ngoại đạt được những kết quả tích cực. Có thể nói kết quả mà chúng ta đạt được trong 9 tháng đầu năm 2008 vừa qua là quan trọng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước cũng còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém và đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Thưa các đồng chí,
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X).
Xin trân trọng cảm ơn!
Nguồn gốc các cuộc xung đột và khủng hoảng chính trị tại châu Phi  (02/10/2008)
Thủ tướng tiếp đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam  (02/10/2008)
Đảng lao động cầm quyền ở Bra-xin hiện nay  (02/10/2008)
Chuẩn bị cho một xã hội già hóa  (01/10/2008)
Chất lượng dân số cao tuổi ở Việt Nam hiện nay  (01/10/2008)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay