Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khoá X
Thực hiện chương trình công tác toàn khóa, Hội nghị Trung ương 5 đã bàn và ra nghị quyết về một loạt nội dung liên quan đến chủ đề: công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng; Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; Ðẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Hội nghị Trung ương cũng đã bàn và quyết định một số vấn đề về bộ máy, tổ chức, nhân sự các cơ quan nhà nước, nhằm tiếp tục các nội dung và tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa X "Ðổi mới kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội".
Toàn bộ nội dung chương trình Hội nghị Trung ương 5 khóa X tập trung giải quyết các vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng, đổi mới tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị, tạo sự hài hòa, đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới phát triển toàn diện với chất lượng, hiệu quả hơn.
Được sự đồng ý của Ban Bí thư, trong 4 ngày (ngày 10,11 và 13,14-9-2007), ở hai khu vực phía Bắc và phía Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá X. Tham dự Hội nghị có hơn 600 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của các Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Đảng uỷ trực thuộc Trung ương, Ban cán sự đảng, Đảng ủy bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Đồng chí Trương Tấn Sang chỉ rõ, mục đích của Hội nghị lần này là nghiên cứu, quán triệt sâu nội dung các nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Trung ương 5 khoá X. Trên cơ sở đó, các đại biểu dự hội nghị sẽ tiếp tục triển khai việc nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện tại ngành, địa phương và cơ sở.
Đồng chí khẳng định tầm quan trọng của các vấn đề được bàn đến trong Nghị quyết và nêu rõ: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ ban hành khoảng 60 quy chế, quy định” nhằm thực hiện Nghị quyết; yêu cầu đại biểu tham dự “nghiên cứu sâu, nắm vững mục tiêu và các quan điểm chỉ đạo” về các vấn đề đó, “vừa làm, vừa phải tổng kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện đường lối,… phải kiên định lập trường, mục tiêu xã hội chủ nghĩa nhưng lại phải hết sức sáng tạo” để xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể thực hiện Nghị quyết, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân trong triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện, định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết.
Trong những ngày diễn ra Hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo viên trình bày những nội dung cơ bản, mới để hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết, trên cơ sở đó, triển khai tốt việc thực hiện Nghị quyết trong thực tiễn. Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh thêm một số vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất trong Nghị quyết và trong việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết ở ngành, địa phương.
Thứ nhất, về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới. Với những cơ hội và thách thức mới đặt ra cho đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, công tác tư tưởng, lý luận và báo chí phải có sự bứt phá mạnh mẽ, vươn lên, khắc phục tình trạng lạc hậu trên một số lĩnh vực, nâng cao tầm nhìn, đổi mới nội dung, phương pháp, mở rộng phạm vi và năng lực hoạt động, làm tròn chức năng, vai trò đi trước, mở đường cho sự phát triển của đất nước. Đây là công tác đối với con người, nên phải gắn chặt lý trí với tình cảm, gắn chặt sự định hướng với tính tự nguyện; phải nỗ lực tìm tòi, đổi mới mạnh mẽ hơn về nội dung và phương pháp hoạt động nhằm thích ứng và phục vụ hiệu quả những mục tiêu lớn của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới, đặc biệt là nhiệm vụ có tính lịch sử góp phần đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển trước năm 2010 và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, giúp cán bộ, đảng viên vững vàng, không dao động bản lĩnh chính trị; tiếp cận trực tiếp với các trào lưu, khuynh hướng tư tưởng xâm nhập vào nước ta để hiểu và có biện pháp giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Đồng thời, nhận thức rõ và có trách nhiệm trong việc hoá giải những biểu hiện tiêu cực trong các xu thế phân hoá về thu nhập, khác biệt về lợi ích trong các tầng lớp và nhóm xã hội. Những người làm công tác tư tưởng, lý luận và báo chí phải nghiên cứu nghiêm túc, đánh giá, định hướng đúng những vấn đề mới xuất hiện về lý luận trên thế giới, kịp thời lý giải thoả đáng, khoa học trong tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Lần đầu tiên, Đảng ta từ tổng kết thực tiễn đã xác định bốn quan điểm chỉ đạo đối với lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí, trong đó có những nội dung rất mới. Ví dụ, Đảng khẳng định, đây là bộ phận “đặc biệt quan trọng” trong toàn bộ hoạt động của Đảng, là “lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ”, là “cơ sở để khẳng định, nâng cao vai trò tiên phong của Đảng ta về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức”. Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí phải đấu tranh để bảo vệ, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu phát triển và phù hợp với thực tiễn của đất nước, thời đại. Trong quá trình thực hiện, phải đề cao việc phát huy dân chủ, tự do tư tưởng, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của toàn Đảng và toàn xã hội, tạo bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên lĩnh vực này.
Thứ hai, về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Nghị quyết khẳng định, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, và xác định mục tiêu của công tác này là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện dân chủ trong Đảng; giữ vững kỷ cương, kỷ luật Đảng; ngăn chặn và phòng ngừa sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong Đảng và bộ máy Nhà nước; kịp thời phát hiện những nhân tố mới, các ưu điểm của tổ chức đảng, đảng viên để phát huy, bảo vệ, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nghị quyết chỉ rõ nội hàm công tác giám sát của Đảng, mối quan hệ giữa giám sát của Đảng với giám sát của các cơ quan trong hệ thống chính trị, thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát theo phương châm “giám sát phải mở rộng”, “kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm” để chủ động phòng ngừa vi phạm và kịp thời phát hiện nhân tố mới. Muốn vậy, phải chuẩn hoá và pháp quy hoá quy trình, phương pháp kiểm tra, giám sát.
Thứ ba, về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Nghị quyết nêu tầm quan trọng có tính chiến lược của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới; làm rõ hơn nội hàm phương thức lãnh đạo, khẳng định mục tiêu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị nhằm giữ vững và tăng cường vai trò, năng lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội, thúc đẩy sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, phát huy quyền làm chủ của dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Đảng giữ đúng vai trò là cơ quan lãnh đạo chứ không làm thay các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đặc biệt, cần chú ý đến tính đồng bộ và tính tổng thể trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; gắn liền đổi mới với phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hành dân chủ rộng rãi, đẩy mạnh việc phân cấp gắn với đề cao trách nhiệm cá nhân, đề cao tính sáng tạo của các cấp, ngành phù hợp với điều kiện, đặc điểm và yêu cầu của ngành, địa phương.
Thứ tư, về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Cần xác định rõ các mục tiêu, yêu cầu phải đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt chú ý đến mục tiêu hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quy chế phối hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan và cả bộ máy hành chính nhà nước.
Nghị quyết cũng đề cập một số vấn đề mới trong chủ trương, giải pháp cải cách hành chính: phải tiến hành đồng bộ với cải cách lập pháp và tư pháp, đặc biệt chú ý đến chất lượng xây dựng luật; khắc phục tình trạng ban hành luật khung… Tiếp tục giảm số lượng các cơ quan bộ và ngang bộ, xây dựng các bộ và cơ quan ngang bộ đa ngành, đa lĩnh vực; chú trọng nội dung quản lý nhà nước về kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn.
I-ran sẽ là I-rắc thứ hai?  (14/09/2007)
Cha và con  (14/09/2007)
Phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội ở Việt Nam qua 20 năm đổi mới  (14/09/2007)
Không ngừng đẩy mạnh phát triển khoa học trên con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc  (14/09/2007)
Thực chất của luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”  (13/09/2007)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay