Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2009
Mô hình diễn đàn kinh tế thế giới tại châu Á
Ý tưởng về việc lập Diễn đàn châu Á Bác Ngao do một số cựu chính khách châu Á (nguyên Thủ tướng Ô-xtrây-li-a Bốp Hác-cơ (Bob Hawke), nguyên Thủ tướng Nhật Bản Mô-ri-hi-rô Hô-xô-ka-oa (Morihiro Hosokawa), nguyên Tổng thống Phi-líp-pin Phi-đen Ra-mốt (Fidel Ramos) đề xuất năm 1998, nhằm thúc đẩy một diễn đàn kinh tế riêng châu Á, quy tụ các chính khách, doanh nghiệp và học giả theo mô hình của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Đa-vốt (Thụy Sĩ). Ý tưởng này nhanh chóng được lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ, nhằm thúc đẩy công cuộc cải cách, mở cửa, hình ảnh, vai trò trong khu vực.
Tháng 2-2001, tại Bác Ngao, thành phố phía Đông của đặc khu kinh tế Hải Nam đã diễn ra Hội nghị chính thức thành lập Diễn đàn với sự tham dự của lãnh đạo nhiều nước châu Á. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân chủ trì Hội nghị. Tiếp đó lãnh đạo các nước nêu trên đã thông qua Tuyên bố thành lập Diễn đàn châu Á Bác Ngao. Việc chọn Bác Ngao là địa điểm tổ chức cũng tạo thêm động lực cho Hải Nam, đặc khu kinh tế lớn nhất, được thành lập muộn nhất tại Trung Quốc phát triển.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao tập trung chủ yếu bàn về các vấn đề kinh tế đối với châu Á; thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp; thúc đẩy hợp tác và quan hệ đối tác giữa các nước trong và ngoài khu vực vì sự phát triển hòa bình, ổn định, thịnh vượng của châu Á.
Châu Á: Nỗ lực vượt qua khủng hoảng
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chịu tác động mạnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hầu hết các nền kinh tế phát triển lâm vào suy thoái. Các nền kinh tế đang phát triển cũng gặp nhiều khó khăn.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF: Năm 2009, tăng trưởng kinh tế châu Á (trừ Nhật Bản) dự kiến đạt 2,7%, thấp hơn cả thời kỳ khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997 – 1998; Nhật Bản suy thoái 2,6%, Trung Quốc dự kiến chỉ đạt 6-7%; các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NICs) suy thoái 4%.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đang đặt ra nhiều thách thức nghiêm trọng, do vậy Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2009 sẽ tập trung vào chủ đề chính là “Châu Á: Nỗ lực vượt qua khủng hoảng”.
Việt Nam tham dự Diễn đàn với tư cách là thành viên sáng lập và đã 3 lần tham dự Diễn đàn này ở cấp Phó Thủ tướng (năm 2001, 2002, 2003). Năm nay, lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Diễn đàn châu Á Bác Ngao, thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với nước chủ nhà Trung Quốc và mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Việt Nam – Trung Quốc. Đây cũng là dịp Thủ tướng trao đổi với các nước về kinh nghiệm, các biện pháp hợp tác quốc tế để vượt qua khủng hoảng.
Cũng trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thăm tỉnh Quảng Đông, thăm chính thức 2 khu hành chính đặc biệt Hồng Công, Ma Cao.
Quảng Đông, Kồng Công, Ma Cao là những địa phương của Trung Quốc gần với Việt Nam về mặt địa lý, có giao lưu, hợp tác khá chặt chẽ với Việt Nam về kinh tế, thương mại, du lịch…Trong đó, Hồng Công là một trong những trung tâm tài chính thế giới, nơi tập trung nhiều tập đoàn tài chính xuyên quốc gia, là một trong những đối tác hàng đầu của nước ta về đầu tư, thương mại, du lịch.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tạo động lực thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với các địa phương này./.
Ngày hội tôn vinh, phát huy các giá trị và tinh hoa văn hoá Việt Nam  (15/04/2009)
Đảng cộng sản Hy Lạp: Điểm sáng trong phong trào cộng sản châu Âu  (15/04/2009)
Mang cả Trường Sơn về thành phố  (15/04/2009)
Nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu hiện nay  (15/04/2009)
Thêm chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp  (14/04/2009)
Thêm chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp  (14/04/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên