Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 7-7 đến 13-7-2008)
1. Đánh giá tình hình thực hiện Cuộc vận "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" sáu tháng đầu năm 2008
Ngày 7-7-2008, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh, Trưởng Ban Chỉ đạo, đã họp đánh giá tình hình thực hiện Cuộc vận động trong sáu tháng đầu năm. Bước vào năm 2008, toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân tập trung quán triệt và triển khai thực hiện nội dung hai chuyên đề quan trọng "Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu" và tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" của Bác Hồ; tiến hành chỉ đạo điểm Cuộc vận động, tập trung cao cho nội dung "làm theo". Ban Chỉ đạo Trung ương đã chọn 24 đơn vị làm điểm chỉ đạo, bao gồm chín tỉnh, thành phố; tám bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; hai đơn vị lực lượng vũ trang; ba tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; phân công 16 đồng chí là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo các đơn vị làm điểm. Qua một năm rưỡi thực hiện và sau sáu tháng chỉ đạo điểm, việc triển khai Cuộc vận động đã đúc kết thêm một số kết quả và bài học mới. Kết luận buổi họp, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã biểu dương những nỗ lực và thành tích mà các ban, ngành, địa phương, đơn vị đã đạt được trong thời gian qua; chỉ ra những bài học trong quá trình chỉ đạo điểm; yêu cầu các cấp, các ngành nghiêm túc đánh giá tình hình thực hiện Cuộc vận động sáu tháng đầu năm, triển khai thật tốt nhiệm vụ các tháng còn lại của năm 2008.
2. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Thị trưởng thành phố Bu-ê-nốt Ai-rét
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp
Thị trưởng thành phố Bu-ê-nốt Ai-rét |
Ngày 7-7-2008, trong buổi tiếp ngài Mau-ri-xô Ma-cơ-ri (Maurico Macri), Thị trưởng thành phố Bu-ê-nốt Ai-rét (Buenos Aires), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đánh giá cao và ủng hộ sự hợp tác giữa thủ đô hai nước về trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch và quản lý đô thị, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch, giao lưu văn hóa... Chủ tịch nước tin tưởng, chuyến thăm mở đầu cho quan hệ giữa thủ đô Hà Nội và thủ đô Bu-ê-nốt Ai-rét sẽ đem lại những kết quả tích cực và hiệu quả, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, Chủ tịch nước mong các doanh nghiệp hai nước tăng cường tìm hiểu thị trường của nhau, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và khẳng định, nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa và luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư nước ngoài sang hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Thị trưởng Mau-ri-xô Ma-cơ-ri mong muốn thủ đô hai nước tăng cường hơn nữa các hoạt động trao đổi văn hóa để chào mừng hai sự kiện quan trọng: Ác-hen-ti-na kỷ niệm 200 năm Ngày Quốc khánh và Hà Nội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010.
3. Việt Nam lần đầu tiên chủ trì phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Việt Nam lần đầu tiên chủ trì phiên họp
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc |
Ngày 8-7-2008, dưới sự chủ trì của Đại sứ, đại diện của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Lê Lương Minh, Hội đồng Bảo an họp phiên chính thức đầu tiên trong tháng 7-2008 để nghe Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính trị A-sa Rô-xe Mi-gi-rô (Asha-Rose Migiro) đọc bản báo cáo về tình hình Dim-ba-bi-ê dưới tiêu đề "Hòa bình và an ninh ở châu Phi", và họp tham vấn kín với sự có mặt của Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính trị Hai-lơ Men-ke-ri-ô (Haile Menkerios). Phát biểu tại cuộc họp với tư cách đại diện quốc gia, Đại sứ Lê Lương Minh chia sẻ quan ngại về bất ổn chính trị và tình hình nhân đạo ở Dim-ba-bi-ê, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, vượt qua các bất đồng chính trị, đặt lợi ích chung của nhân dân Dim-ba-bi-ê lên trên hết nhằm tìm giải pháp thỏa đáng. Đại sứ Lê Lương Minh khẳng định, Việt Nam ủng hộ Liên minh châu Phi (AU), Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC), và Tổng thống Nam Phi tiếp tục vai trò trung gian hòa giải, thúc đẩy đối thoại và hòa giải giữa các bên ở Dim-ba-bi-ê nhằm tìm giải pháp hòa bình thông qua thương lượng. Đại sứ Lê Lương Minh khẳng định quan điểm, vấn đề nội bộ của Dim-ba-bi-ê phải do nhân dân Dim-ba-bi-ê tự quyết định, cộng đồng quốc tế cần tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết của nhân dân Dim-ba-bi-ê và kêu gọi thận trọng, tránh các hành động có thể làm cho tình hình Dim-ba-bi-ê phức tạp thêm.
4. Quan hệ thương mại Việt - Nga còn nhiều tiềm năng phát triển
Ngày 8-7-2008, Hội thảo "Triển vọng hợp tác phát triển thương mại Việt - Nga" đã diễn ra tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga ở Mat-xcơ-va với sự tham gia của đại diện nhiều doanh nghiệp hai nước. Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Bùi Đình Dĩnh nhận xét, kim ngạch buôn bán và đầu tư giữa Việt Nam và Nga còn rất nhỏ so với kim ngạch buôn bán, đầu tư giữa Việt Nam với nhiều nước và khu vực khác, giới doanh nghiệp hai nước cần tận dụng mọi điều kiện đã có và nỗ lực hơn nữa mới có thể đưa quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Nga lên ngang tầm quan hệ chính trị giữa hai nước. Các ông G. Pê-tơ-rốp, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga (RF CCI); E. Ba-ra-nốp, Tổng thư ký Ủy ban của RF CCI về chính sách đầu tư; A. Kan-mư-séc, Cố vấn Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Nga - Việt, cho biết, nhiều doanh nghiệp Nga mong muốn làm ăn với các đối tác Việt Nam, coi đó là một hướng kinh doanh có nhiều triển vọng vì Việt Nam có tình hình chính trị ổn định, có nền kinh tế đang nổi lên, môi trường đầu tư được xếp hạng cao.
5. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) |
6. Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XIV) kết thúc tốt đẹp
Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành
Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XIV |
Ngày 9-7-2008, Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XIV tập trung thảo luận và đưa ra các biện pháp, chương trình hành động thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV. Báo cáo kiểm điểm công tác giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy khẳng định, nửa nhiệm kỳ qua, mặc dù Thành phố thường xuyên diễn ra sự thay đổi, kiện toàn nhân sự cán bộ chủ chốt, điều kiện thực hiện nhiệm vụ có nhiều khó khăn, thách thức, song Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành uỷ đã phát huy tốt truyền thống đoàn kết, thống nhất, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phố, có nhiều đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất; lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ XIV thành phố, đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó một số lĩnh vực có chuyển biến tích cực. Thành ủy đã ban hành 148 văn bản lớn để chỉ đạo thực hiện trên các lĩnh vực công tác của Đảng bộ để cụ thể hóa nội dung và các quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương và Thành ủy vào thực tiễn Thành phố. Hội nghị cơ bản thống nhất với các dự thảo báo cáo do Ban Thường vụ Thành uỷ trình bày và với tinh thần trách nhiệm cao đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, bổ sung nhiều nội dung, giải pháp cụ thể, thiết thực. Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhấn mạnh, Hà Nội cần tập trung triển khai tốt việc mở rộng địa giới vì yêu cầu, nhiệm vụ có ý nghĩa lịch sử của Thủ đô và của cả nước.
7. Quảng Trị kỷ niệm 40 năm Chiến thắng lịch sử Đường 9 - Khe Sanh và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
Ngày 9-7-2007, tại Thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) đã tổ chức Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng lịch sử Đường 9 - Khe Sanh, giải phóng huyện Hướng Hoá (9-7-1968), mở đầu cho chiến dịch giải phóng tỉnh Quảng Trị và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Về dự lễ kỷ niệm có Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Biên phòng và các Quân - Binh chủng, các Tổng cục, Vụ viện, Binh chủng Tăng - Thiết giáp, đơn vị kết nghĩa với huyện Hướng Hoá; các Sư đoàn chủ lực và bộ đội địa phương các tỉnh, thành, cùng các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu tại Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh; các tỉnh, thành trong toàn quốc đã từng chi viện và giúp đỡ cho Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh, huyện Hướng Hoá và tỉnh Quảng Trị trong kháng chiến cũng như trong công cuộc đổi mới vừa qua; các huyện Sê-pôn, Mường Noòng (Savannakhet) và Tù Muồi (Salavan) của nước bạn Lào kết nghĩa với Hướng Hoá; các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, lãnh đạo tỉnh và ban ngành, địa phương, cùng nhân dân trong tỉnh Quảng Trị và huyện Hướng Hoá. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã gửi lẵng hoa, thư, điện chúc mừng. Tại buổi lễ, huyện Hướng Hóa đã vinh dự được đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đây là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với những thành tựu mà huyện Hướng Hóa đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chinh chính trị, đảm bảo quốc phòng từng bước vững mạnh trong thời gian qua.
8. Hợp tác chống các chất ma túy nguy hiểm giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc
Ngày 9-7-2008, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công an - Cơ quan Thường trực Phòng chống ma túy Việt Nam, tổ chức Hội nghị về tuyên truyền và giảm cầu ma túy trong khuôn khổ thực hiện Kế hoạch phối hợp hành động ACCORD về Hợp tác chống các chất ma túy nguy hiểm giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc. Tham dự có đoàn đại biểu của 10 nước ASEAN và Trung Quốc cùng đại diện Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc. Hội nghị tập trung đánh giá, rà soát tình hình thực hiện công tác tuyên truyền và giảm cầu ma túy ở các nước trong khu vực thời gian qua, tiến độ thực hiện dự án ACCORD nhằm giảm thiểu nhu cầu và sự lan tràn của ma túy. Tại Hội nghị, Thiếu tướng Lâm Minh Chiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) phát biểu khẳng định, do nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của tệ nạn ma túy, Chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục coi trọng và tập trung đầu tư cho nhiệm vụ phòng chống ma túy. Chính phủ Việt Nam đã chủ động triển khai đồng bộ và toàn diện nhiều chủ trương biện pháp tích cực nhằm kiềm chế, ngăn chặn ma túy và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để giảm cầu ma túy, Việt Nam đã tổ chức cai nghiện và phục hồi cai nghiện cho người nghiện ma túy bằng nhiều mô hình khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng và thực tiễn ở từng địa phương, do đó đã có một số thành công và bài học kinh nghiệm nhất định. Chính phủ Việt Nam cũng rất coi trọng công tác hợp tác quốc tế với các quốc gia, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là với các nước láng giềng có chung đường biên giới và Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc. Ở Việt Nam hiện có 87 cơ sở, trung tâm cai nghiện có khả năng chữa trị cho khoảng 56.000-58.000 người.
9. EC tài trợ cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo ở Việt Nam
Ngày 9-7, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) ký thông qua khoản viện trợ không hoàn lại của Ủy ban châu Âu (EC) trị giá 11,45 triệu euro và 1,4 triệu euro vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam cho Dự án Chăm sóc sức khỏe người nghèo tại vùng núi phía bắc và Tây Nguyên. Dự án nhằm cải thiện sức khỏe cho người nghèo và người dân tộc thiểu số, thông qua việc cung cấp các gói dịch vụ y tế như chăm sóc sức khỏe bà mẹ; phòng, chống suy dinh dưỡng tại cộng đồng, quản lý và chữa trị bệnh trẻ em, tiêm phòng bệnh cho trẻ em, sức khỏe sinh sản, v.v. Dự án còn hỗ trợ phòng y tế cấp huyện lập kế hoạch cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn cho người dân. Dự án được thực hiện từ nay đến tháng 1-2010 tại các tỉnh Lai Châu, Ðiện Biên, Sơn La, Kon Tum, Gia Lai với khoảng ba triệu người sẽ được hưởng lợi từ dự án
10. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020
Giao thông ở Hà Nội |
Ngày 9-7-2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, theo đó, sẽ dành tối thiểu 15% tổng diện tích đất thành phố cho kết cấu hạ tầng giao thông với tổng vốn đầu tư khoảng 287.800 tỉ đồng. Phạm vi quy hoạch gồm Thủ đô Hà Nội và các đô thị xung quanh thuộc các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, trong bán kính ảnh hưởng từ 30-50km. Thực hiện Dự án này, đến năm 2020, Thủ đô Hà Nội sẽ giảm tỷ phần đảm nhận của xe máy xuống 30%, vận tải hành khách công cộng sẽ đáp ứng từ 35-45% tổng nhu cầu đi lại trên toàn thành phố; sẽ phát triển nhiều tuyến đường sắt đô thị với 5 tuyến (Ngọc Hồi - Yên Viên, Như Quỳnh dài 38,7 km; Nội Bài - trung tâm thành phố - Thượng Đình dài 35,2km; Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai dài 21 km; tuyến số vòng tròn, kết nối với các tuyến khác; Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc dài khoảng 34,5km). Hà Nội sẽ dành khoảng 117.000 tỉ đồng cho các dự án đường bộ; 138.000 tỉ đồng cho đường sắt; 13.700 tỉ đồng cho đường thủy; 13.800 tỉ đồng cho cảng hàng không quốc tế và sân bay. Từ nay đến năm 2010, Hà Nội tập trung đầu tư triển khai một số dự án trọng điểm nhằm giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông và tôn tạo cảnh quan đô thị phục vụ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
11. Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Bra-xin Lu-ít I-na-xi-u Lu-la đa Xin-va thăm chính thức Việt Nam
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 7-7 đến 13-7-2008)  (14/07/2008)
Tìm hiểu cơ sở triết lý của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tăng tính thuyết phục trong việc giáo dục tư tưởng của Người  (14/07/2008)
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không thông qua nghị quyết về Dim-ba-bi-ê  (13/07/2008)
Phát triển hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long  (13/07/2008)
Đẩy mạnh hợp tác với các nước Á - Phi - Mỹ La-tinh  (12/07/2008)
Nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội  (12/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên