Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn được ưu đãi tín dụng
Theo đó, thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tại vùng khó khăn được vay vốn để đầu tư xây dựng trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị; mua sắm hàng hóa (máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác) được lưu thông trên thị trường và góp vốn với các tổ chức, cá nhân khác để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh tại địa bàn khó khăn.
Để được vay vốn, các thương nhân chỉ cần được chính quyền địa phương xác nhận có hoạt động thương mại thường xuyên trên địa bàn; có vốn tự có tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vay. Nếu thương nhân vay vốn trên 30 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định.
Mức vốn cho vay tối đa đối với thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán là 30 triệu đồng; thương nhân là cá nhân thực hiện mở sổ sách kế toán và kê khai nộp thuế là 100 triệu đồng. Mức vốn cho vay tối đa 500 triệu đồng áp dụng cho thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp.
Lãi suất cho vay áp dụng bằng mức lãi suất cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Thời hạn cho vay tối đa là 5 năm. Thời hạn gia hạn nợ đối với các khoản vay ngắn hạn tối đa không quá 12 tháng, các khoản cho vay trung hạn và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng.
Các cá nhân thuộc hộ gia đình có đăng ký kinh doanh đã được vay vốn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ được quyền vay vốn theo Quyết định 92/2009/QĐ-TTg nêu trên sau khi hoàn trả đầy đủ cả gốc, lãi cho Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Xu thế mới của phát triển kinh tế tập thể và nhu cầu hoàn thiện luật pháp, chính sách  (11/07/2009)
G8 và những thỏa thuận đạt được  (11/07/2009)
Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: đăng ký làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (11/07/2009)
Kinh nghiệm trong công tác đào tạo công chức ở Anh  (11/07/2009)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay