Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã tích cực, chủ động trong việc bình ổn thị trường
- Tổng công ty Xăng dầu: trong điều kiện giá xăng dầu trên thế giới và khu vực tăng cao, nguồn ngoại tệ cho hoạt động nhấp khẩu từ ngân hàng còn nhiều khó khăn, thực hiện yêu cầu của Chính phủ, Tổng công ty đã bảo đảm không tăng giá xăng dầu, chủ động tìm các biện pháp (quan hệ với nhiều ngân hàng để nâng hạn mức mở L/C, vay/mua ngoại tệ; mở rộng đối tượng ký hợp đồng nhập khẩu, xác định nhu cầu nhập khẩu theo từng quý, 6 tháng kết hợp với bổ sung từng chuyến, ....) để luôn bảo đảm cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước, tổ chức tốt công tác điều động xăng dầu từ các kho, cảng đầu mối nhập khẩu về các kho tuyến sau, các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, Tổng công ty đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát hệ thống đại lý, tổng đại lý hiện có để không xảy ra việc ngừng bán hàng; đàm phán ký hợp đồng cung ứng trực tiếp tới các hộ tiêu thụ lớn như: điện, than, xi măng,...
- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: chưa điều chỉnh giá bán than cho các doanh nghiệp sản xuất điện, giấy, xi măng, phân bón; đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thụ than trong nước; bảo đảm xuất khẩu. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, tập đoàn sẽ tiếp tục chấn chỉnh lại tổ chức khai thác và xuất khẩu than, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các công ty thành viên trong khai thác và tiêu thụ than để ngăn chặn triệt để tình trạng xuất than lậu. Cân đối nguồn và kế hoạch khai thác để đáp ứng nhu cầu than trong nước nhất là than cho các hộ tiêu thụ lớn, các nhà máy điện chạy than trong tương lai.
- Tập đoàn Điện lực: chưa điều chỉnh tăng giá điện. Để bảo đảm nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống, ngoài việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí, quyết liệt giảm tổn thất điện năng, Tập đoàn đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tuyên truyền tiết kiệm điện, tăng mạnh lượng điện mua ngoài, trong đó nhiều nguồn có giá thành rất cao khiến tập đoàn phải chịu lỗ không nhỏ (chỉ với 24,11 tỉ KWh mua các nguồn BOT &IPP đã phải bù lỗ hơn 6.100 tỉ đồng).
- Tập đoàn bưu chính viễn thông và Tổng công ty viễn thông quân đội: bảo đảm cung cấp đầy đủ dịch vụ bưu chính, viễn thông cho nhu cầu ngày càng gia tăng của xã hội; thực hiện nhiều đợt giảm cước ở các dịch vụ viễn thông khác nhau (bình quân từ 13-14%);
- Tập đoàn Dầu khí: về cơ bản đáp ứng được nhu cầu về khí cho thị trường trong nước, trong 6 tháng đầu năm đã chỉ đạo nhập 60 ngàn tấn LPG để góp phần bình ổn giá LPG; chỉ đạo Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí đẩy mạnh sản xuất, đồng thời tổ chức nhập khẩu phân đạm (trong 6 tháng đã nhập trên 153 nghìn tấn), giảm các khâu phân phối trung gian, giảm giá bán phân đạm cho các hộ tiêu thụ trong nước từ 10-15% giá thị trường, góp phần tích cực cho việc bình ổn giá phân đạm; chỉ đạo ổn định sản lượng xăng dầu nhập khẩu (trong 6 tháng đã nhập 1,37 triệu tấn) để góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trong nước.
- Tổng công ty Hóa chất: hiện nay giá nguyên liệu nhập ngoại tăng cao, so với cùng thời điểm năm 2007, các loại nguyên liệu tăng từ 2-6 lần nhưng từ tháng 3-2008 đến nay, Tổng công ty và các đơn vị thành viên vẫn duy trì giá bán phân bón ổn định để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Tổng công ty Xi măng: trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6-2008, Tổng công ty đã điều phối nguồn xi măng, clanh-ke từ miền Bắc vào miền Nam cho thị trường miền Nam; kết hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để thông tin đúng tình hình thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường để tránh gây tâm lý hoang mang, tranh mua dự trữ tạo cầu ảo gây biến động tiêu cực đến giá; từ tháng 3-2008 đã thực hiện nghiêm túc không tăng giá bán xi măng tại hầu hết các nhà máy thuộc Tổng công ty .
Không được như kỳ vọng  (11/07/2008)
Tiếp nối đà phát triển tốt đẹp  (11/07/2008)
Cao Bằng quyết tâm đưa công nghiệp thành ngành kinh tế động lực  (11/07/2008)
Dân số toàn cầu và những sức ép từ việc gia tăng dân số  (11/07/2008)
Sự gia tăng dân số ở Việt Nam  (11/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên