Li-bi: NATO vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc
TCCSĐT - Hãng thông tấn chính thức của Li-bi JANA ngày 10-5 đưa tin Thủ tướng nước này, ông An Ma-mu-đi (al-Mahmoudi) đã cáo buộc chiến dịch không kích của NATO vào Li-bi là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ).
Thủ tướng An Ma-mu-đi đưa ra cáo buộc trên khi điện đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun (Ban Ki-moon) và Thủ tướng Hy Lạp Gioóc-giơ Pa-pan-đrêu (George Papandreou) về những hậu quả nghiêm trọng của chiến dịch đánh bom do NATO tiến hành. Thủ tướng khẳng định: các cuộc không kích do liên quân thực hiện rõ ràng đã vượt quá quyền hạn mà LHQ ủy thác, vi phạm luật pháp quốc tế cũng như Hiến chương LHQ. Ông gọi chiến dịch quân sự của NATO là "hành động vi phạm nghiêm trọng và diễn ra liên tiếp", là "sự gây hấn nhằm vào người dân Libi".
Các cuộc biểu tình rầm rộ, bắt đầu tại Li-bi từ tháng Hai, đã leo thang thành một cuộc giao tranh giằng co giữa một bên là lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Li-bi Mô-a-mơ Ca-đa-phi (Muammar Gadhafi), với bên kia là lực lượng chống chính phủ ở miền Đông nước này. HĐBA LHQ đã thông qua Nghị quyết 1973, cho phép thiết lập vùng cấm bay tại Li-bi. Nhóm tiếp xúc quốc tế về Li-bi họp tại Rô-ma (Italia) hôm 6-5 đã cam kết hỗ trợ hàng trăm triệu USD cho một quỹ đặc biệt nhằm trợ giúp tài chính cho lực lượng chống chính phủ. |
Các cuộc điện đàm diễn ra sau khi thủ đô Tri-pô-li trải qua đợt oanh kích bất ngờ đêm 9-5 rạng sáng 10-5. Một trụ sở cơ quan của chính phủ, từng là mục tiêu trong vụ tấn công trước đó, đã bị phá hủy hoàn toàn và một tháp viễn thông điện thoại đã bị đổ sập.
* Ngày 10-5, Li-bi đã tổ chức một buổi lễ cầu nguyện ở Tri-pô-li, trong đó họ phóng thích khoảng 150 người được cho là thuộc thành phần phiến quân nổi dậy bị bắt giữ. Video phát đi từ Truyền hình AP cho thấy dưới sự giám sát của chính phủ Li-bi, những người tổ chức buổi lễ tại “Nhà hát Hướng đạo” ở Tri-pô-li đã bàn giao phiến quân cho lãnh đạo các bộ tộc. Các quan chức cho biết việc bàn giao là một cử chỉ để khuyến khích các phiến quân khác trình diện lực lượng quân chính phủ hoặc các bộ tộc.
* Ngày 10-5, Vê-nê-duê-la đã đề nghị thành lập một cơ chế quốc tế độc lập và công bằng nhằm tìm cách ngăn chặn xung đột tại Li-bi thông qua con đường hòa bình, bảo đảm chủ quyền, đoàn kết và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Bắc Phi này. Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ, đại diện thường trực của Vê-nê-duê-la tại LHQ, ông Hoóc-hê Va-lê-rô (Jorge Valero) nhấn mạnh: việc tìm cách thay đổi Chính phủ Li-bi từ bên ngoài là vi phạm Hiến chương LHQ và Nghị quyết 1973 về tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Li-bi. Việc hành động như một đạo quân để ủng hộ lực lượng chống chính phủ đã hủy hoại tính nhân đạo của hoạt động bảo vệ người dân trong các cuộc xung đột vũ trang. Ông cũng tố cáo một số nước đang cung cấp vũ khí và cố vấn quân sự cho lực lượng chống chính phủ tại Li-bi “trong khi cần giữ lập trường không thiên vị trong một cuộc xung đột nội bộ của một nước mà lẽ ra phải do nhân dân nước đó tự giải quyết một cách độc lập”./.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị  (11/05/2011)
Một số địa phương hoàn thành chương trình tiếp xúc cử tri  (11/05/2011)
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục chia rẽ về vấn đề Xi-ri  (11/05/2011)
Khai mạc Hội nghị Thế giới về phòng chống đuối nước 2011  (11/05/2011)
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên kiểm tra, giám sát công tác bầu cử tại Thái Nguyên  (11/05/2011)
Nhân sự UBND tỉnh Cao Bằng  (11/05/2011)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên