Một số địa phương hoàn thành chương trình tiếp xúc cử tri
* Bắc Ninh: Thực hiện quyền vận động bầu cử, từ ngày 4 đến 10-5 cácđồng chíTô Huy Rứa - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Thị Thanh Hòa, Trần Văn Túy, Nguyễn Văn Chiến, Ngô Xuân Hà, Nguyễn Xuân Định, Nguyễn Thị Huyền, Đỗ Thị Huyền Tâm, Ngô Văn Tú và Nguyễn Trọng Trường, những ứng cử viên ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII tại tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thànhchương trình tiếp xúc cử tri. Tại 10 điểm tiếp xúc, các ứng cử viên khẳng định sẽlàm hết sức mình hoàn thành các trọng trách mà cử tri giao phó, xứng đáng là người đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Cử tri đặt niềm tin vào các ứng cử viên khi trở thành đại biểu Quốc hội khóa XIII sẽ có tiếng nói thẳng thắn, mạnh mẽ quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người dân khu vực thu hồi đất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn, đề ra các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, hướng nghiệp dạy nghề cho thanh thiếu niên.
* Đắk Lắk: Trong ngày 10-5, đồng chí Tòng Thị Phóng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XII và các ứng cử viên đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội số 1 tiếp xúc cử tri tại phường Tân Hoà và xã Hoà Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Cử tri đánh giá cao năng lực, chương trình hành động của các ứng cử viên, đồng thời mong muốn các ứng cử viên khi được tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội cần thực hiện lời hứa; thẳng thắn, mạnh dạn trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm trước các vấn đề quan trọng của đất nước. Theo nhận xét của nhiều cử tri, chương trình hành động được các ứng cử viên trình bày rõ ràng, dễ hiểu, sát với tình hình thực tế của địa phương. Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, các cử tri bày tỏ sự tin tưởng vào cuộc bầu cử sắp tới, đồng thời kiến nghị những vấn đề còn tồn tại ở địa phương, để những người trúng cử có trách nhiệm chuyển tới Quốc hội, có chương trình hành động thực hiện tốt vai trò đại diện cho ý chí, quyền lợi nguyện vọng của nhân dân.
*Vĩnh Long: 5 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII có buổi tiếp xúc với hơn 400 cử tri tại xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành, Thiện Mỹ, Tân Mỹ và thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn. Theo đánh giá của các cử tri, chương trình hành động của các ứng cử viên trình bày tập trung những vấn đề thiết thực đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Nhiều cử tri đã tin tưởng và gửi gắm tâm tư nguyện vọng của mình đối với các ứng cử viên, nếu đắc cử cần quan tâm khắc phụctình trạng “được mùa mất giá – được giá mất mùa” của nông dân;quan tâm đến việc cải thiện chính sách cán bộ, công chức, người có công; tăng cường đấu tranh phòng chống tệ nạn tham nhũng.
* Long An: Cũng trong ngày 10-5, 13 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII ở tỉnh Long An đã hoàn thành công tác tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử ở cả 3 đơn vị bầu cử của tỉnh. Các ứng cử viên đã trình bày chương trình hành động của mình với hơn 3.600 cử tri ở 36 cuộc tiếp xúc, diễn ra từ thành thị đến tận các xã vùng sâu, vùng biên giới. Cử tri Long An cũng đề đạt hàng trăm ý kiến đóng góp, kỳ vọng. Cũng như cử tri ở nhiều nơi trong cả nước, cử tri Long An mong muốn các ứng cử viên hội quan tâm hơn nữa đến công tác phòng chống tham nhũng, đề xuất các chính sách để nâng cao đời sống người dân nông thôn, tìm đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện tốt hơn cho y tế, giáo dục và đặc biệt là thực hiện đúng những điều đã hứa với cử tri nếu được bầu là đại biểuQuốc hội khóa XIII.
* Lai Châu: đồng chí Bùi Quang Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư; đồng chí Giàng Páo Mỷ - Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu khóa XII và các ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh Lai Châu khóa XIII; ứng cử viên đại biểu HĐND thị xã Lai Châu đã tiếp xúc và vận động bầu cử với cử tri xã Nậm Loỏng và cử tri phường Đoàn Kết, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu - địa phương có đông đảo cử tri là đồng bào dân tộc thiểu số. Đa số cử tri đều mong muốn các ứng cử viên sau khi trúng cử cần quan tâm và có ý kiến tới Quốc hội dành nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, để từng bước xóa đói giảm nghèo một cách bền vững; quan tâm gia đình chính sách; vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân…/.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục chia rẽ về vấn đề Xi-ri  (11/05/2011)
Khai mạc Hội nghị Thế giới về phòng chống đuối nước 2011  (11/05/2011)
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên kiểm tra, giám sát công tác bầu cử tại Thái Nguyên  (11/05/2011)
Nhân sự UBND tỉnh Cao Bằng  (11/05/2011)
Thay thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS  (11/05/2011)
Độ che phủ rừng đạt khoảng 45% vào năm 2020  (11/05/2011)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên