Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao
TCCSĐT - Ngày 06-12, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm.
* Thành tựu nổi bật của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người
Trả lời các câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết những nội dung chính trong Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Vừa qua, Việt Nam đã chính thức nộp Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Dự kiến ngày 22-01-2019, Việt Nam sẽ tham gia đối thoại về Báo cáo quốc gia UPR tại Hội đồng Nhân quyền.
Cơ chế UPR là cơ chế liên chính phủ của Hội đồng Nhân quyền có nhiệm vụ rà soát tổng thể tình hình nhân quyền tại tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, được tiến hành định kỳ từ 4 đến 5 năm một lần theo nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch, xây dựng. Việt Nam ủng hộ cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền và luôn nghiêm túc trong xây dựng các báo cáo quốc gia cũng như trong triển khai các khuyến nghị Việt Nam chấp nhận ở chu kỳ I (năm 2009) và chu kỳ II (năm 2014).
Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ III đề cập một cách tổng thể việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam kể từ lần rà soát trước, cập nhật luật pháp và chính sách liên quan đến quyền con người, thông tin về những kết quả bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực và rà soát việc thực hiện những khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp nhận ở chu kỳ II. Báo cáo cũng xác định những ưu tiên cam kết của Việt Nam trong thời gian tới.
Tính đến tháng 10-2018, Việt Nam đã thực hiện được 175/182 khuyến nghị mà Việt Nam chấp nhận ở chu kỳ II (chiếm 96,2%). 7 khuyến nghị còn lại đang được thực hiện hoặc xem xét thực hiện vào thời điểm phù hợp. Báo cáo đề cập đến một số thành tựu nổi bật của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, trong đó có việc thông qua Hiến pháp 2013 và sửa đổi ban hành mới trên 90 văn bản luật có liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam liên tục tăng, trong đó thu nhập của hộ nghèo tăng từ 15% - 20%; tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 9,88% năm 2015 xuống 7,69% năm 2017. Cùng với đó, 38% người dân tộc thiểu số dịch chuyển lên nhóm có điều kiện kinh tế cao hơn (mức chung cả nước là 28%).
63 tỉnh, thành phố đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học. Về bình đẳng giới, tỷ lệ làm chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh trên 27,8%, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội nhiệm kỳ 2016 - 2021 đạt 26,71%.
Việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị cũng đạt nhiều thành tựu, trong đó có bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do báo chí, tự do internet… Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển phong phú với hơn 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo”.
* Việt Nam hoan nghênh việc Hàn Quốc áp dụng quy định visa mới
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về việc Hàn Quốc áp dụng quy định visa mới cho công dân Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Chúng tôi hoan nghênh quyết định này của phía Hàn Quốc và cho rằng việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và giao lưu nhân dân giữa hai nước, thúc đẩy du lịch, hợp tác thương mại, đầu tư, qua đó góp phần tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc”.
Tại họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã thông tin về một số các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới.
* Chưa ghi nhận trường hợp công dân Việt Nam nào bị ảnh hưởng bởi các vụ biểu tình diễn ra tại Pháp
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cập nhật thông tin về tình hình người Việt Nam tại Pháp trong bối cảnh các cuộc biểu tình diễn ra tại Pháp, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:“Ngay từ khi xảy ra các vụ việc biểu tình, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã thường xuyên theo dõi tình hình, cử người túc trực đường dây nóng để kịp thời hỗ trợ công dân Việt Nam trong trường hợp gặp khó khăn. Bộ Nội vụ Pháp thông báo đến nay không có trường hợp người nước ngoài nào bị ảnh hưởng trong các vụ việc trên. Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp công dân Việt Nam nào bị ảnh hưởng bởi các vụ biểu tình.
Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tiếp tục theo dõi sát tình hình, liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại tìm hiểu thông tin, sẵn sàng thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết, đồng thời có hình thức phù hợp khuyến cáo công dân Việt Nam lưu ý, tránh đến các khu vực xảy ra biểu tình.
Trong trường hợp cần trợ giúp, công dân Việt Nam có thể liên hệ với đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp theo số +33-01-44146400 hoặc Tổng đài bảo hộ công dân theo số +84-981-848484”./.
Các hoạt động của Thủ tướng Chính phủ  (06/12/2018)
Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc  (06/12/2018)
Giới thiệu nhân sự cán bộ Quân đội quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương  (06/12/2018)
Thủ tướng Vương quốc Campuchia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam  (06/12/2018)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay