Việt Nam cam kết thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, ủng hộ vai trò của Liên hợp quốc
Ngày 09-11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức phiên thảo luận mở với chủ đề “Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và vai trò của Liên hợp quốc” dưới sự chủ trì của Trung Quốc, nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 11 này.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận.
Trong phát biểu khai mạc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh phiên thảo luận diễn ra trong bối cảnh thế giới hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc (1918 - 2018). Những bài học lịch sử đã cho thấy tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế nhằm duy trì hòa bình, an ninh trên thế giới.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng chủ nghĩa đa phương đã mang lại nhiều thành tựu to lớn thời gian qua như Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, thế giới đang đứng trước những thách thức chưa từng có do sự gia tăng xung đột, bạo lực cực đoan, khủng hoảng di cư, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng.
Do đó, Tổng Thư ký Guterres kêu gọi tăng cường duy trì chủ nghĩa đa phương và các hành động tập thể; tăng cường cam kết duy trì hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp và Hiến chương Liên hợp quốc; sử dụng hiệu quả hơn các cơ chế trung gian hòa giải để giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Phát biểu tại phiên thảo luận mở, đại diện của nhiều nước đã khẳng định chủ nghĩa đa phương tiếp tục là xu hướng chính hiện nay, kêu gọi cộng đồng quốc tế thúc đẩy các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp, ngăn ngừa xung đột theo Chương 6 Hiến chương Liên hợp quốc.
Một số nước nhấn mạnh các thách thức đang đặt ra hiện nay đối với chủ nghĩa đa phương, trong đó có xu hướng gia tăng các hành động đơn phương; ủng hộ các nỗ lực tiếp tục cải tổ Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an nhằm đáp ứng kỳ vọng của người dân trên thế giới.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý nhấn mạnh lịch sử đã chứng minh các biện pháp đơn phương và song phương không thể giải quyết những vấn đề toàn cầu.
Trong bối cảnh hòa bình và an ninh quốc tế đang đối mặt với ngày càng nhiều những thách thức truyền thống và phi truyền thống phức tạp, cộng đồng quốc tế cần duy trì và tăng cường tính hiệu quả của chủ nghĩa đa phương.
Đại sứ Đặng Đình Quý tái khẳng định cam kết của Việt Nam thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, ủng hộ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển bền vững.
Đại sứ nhấn mạnh tất cả các quốc gia thành viên, nhất là các nước đóng vai trò quan trọng, cần tiếp tục cam kết mạnh mẽ và hành động trên thực tế để bảo đảm hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp, trong đó mọi vấn đề đều được giải quyết trên cơ sở công bằng, bình đẳng. Các thể chế đa phương, trước hết là Liên hợp quốc, cần tiếp tục cải tổ để tăng cường hiệu quả, sự minh bạch và thực sự trở nên gắn bó với mọi người dân trên thế giới.
Đại sứ khẳng định Việt Nam ủng hộ các nỗ lực cải cách của Tổng Thư ký Liên hợp quốc và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập một kế hoạch hành động phù hợp cho tiến trình cải tổ Liên hợp quốc. Là một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng, công bằng và phát triển bền vững./.
Thế cục mới trên bản đồ chính trị Mỹ sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ  (10/11/2018)
Tinh thần thượng tôn pháp luật phải được đặt lên hàng đầu  (10/11/2018)
Nâng cao năng lực làm việc trong môi trường quốc tế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế  (09/11/2018)
Để báo chí của Đảng phát huy vai trò kênh thông tin, tài liệu tuyên truyền quan trọng  (09/11/2018)
Quan hệ Cuba - Việt Nam luôn là mối quan hệ đặc biệt  (09/11/2018)
Phiên họp đầu Tiểu ban Kinh tế - xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng lần XIII  (09/11/2018)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay