Thủ tướng: Ninh Thuận cần trở thành tỉnh chủ lực về năng lượng tái tạo
23:58, ngày 05-10-2018
Chiều 05-10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận để cho ý kiến tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy một số chương trình, dự án quan trọng nhằm đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và hiệu quả hơn.
Là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; thời tiết thuận lợi nắng ấm quanh năm, nguồn tài nguyên gió và năng lượng Mặt Trời lớn nhất cả nước, Ninh Thuận hội tụ những điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những trung tâm về phát triển kinh tế, nhất là năng lượng sạch; sản xuất muối công nghiệp, giống thủy sản và sản phẩm nông nghiệp giá trị cao.
Bên cạnh đó, lợi thế bờ biển dài hơn 105km với nhiều vịnh biển đẹp như Vĩnh Vy, Bình Tiên, Ninh Chữ càng là những cánh cửa phát triển kinh tế biển và du lịch cho vùng đất giàu văn hóa này.
Chín tháng năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của Ninh Thuận được duy trì ổn định, có chuyển biến tích cực, một số lĩnh vực tăng nhanh, tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng 10,2%; các nhóm ngành đột phá về năng lượng tái tạo, kinh tế biển, du lịch được lập trung chỉ đạo phát triển mạnh. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt thứ hạng cao, chỉ số PCI được cải thiện, tăng 11 bậc (đứng thứ 38 cả nước), chỉ số công nghệ thông tin tăng mạnh, tăng 18 bậc (đứng 21 cả nước).
Thời gian này, Ninh Thuận thu hút 2.117 nghìn lượt khách, tăng 16,1% cùng kỳ; thu ngân sách tăng khá (1.903 tỷ đồng), tăng 16,4% cùng kỳ và bằng 82,8% dự toán năm; xuất khẩu lao động tăng cao.
Vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, dịch bệnh được kiểm soát. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời. Kỷ luật kỷ cương hành chính, công vụ được chỉ đạo tăng cường. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Dự kiến đến cuối năm 2018 có 15/15 chỉ tiêu kinh tế-xã hội hoàn thành đạt mục tiêu.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ về cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế. Song Thủ tướng nhấn mạnh đến yêu cầu lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận phát huy hơn nữa tinh thần năng động, quyết liệt, bám sát thực tế để quản lý, điều hành, nhất là cần chống sự trì trệ trong tổ chức thực hiện.
Đánh giá cao một số kết quả mà Ninh Thuận đạt được về các mặt như tăng trưởng GDRP, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài..., tuy vậy, Thủ tướng cho rằng tỉnh còn nhiều mặt khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
Cụ thể, quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ. Thu nhập bình quân đầu người thấp. Một trong những lợi thế của địa phương là năng lượng tái tạo mới được khai thác bước đầu. Thiên tai, hạn hán cục bộ ảnh hưởng đến đời sống người dân. Số lượng doanh nghiệp còn thấp (cứ 200 người dân mới có 1 doanh nghiệp). Chỉ số PAPI có cải thiện về điểm số nhưng giảm về thứ hạng.
Thủ tướng nhắc lại mục tiêu phấn đấu của Ninh Thuận - trở thành tỉnh chủ lực về sản xuất năng lượng tái tạo, phát triển khá về kinh tế biển, phát huy lợi thế về các di sản lịch sử, văn hóa, tâm linh. Ngoài ra, tỉnh cần chú ý đến những đặc sản riêng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ du lịch bền vững.
Thủ tướng lưu ý Ninh Thuận triển khai cụ thể hiệu quả Nghị quyết 115 của Chính phủ, tiếp tục đổi mới toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính.
Tỉnh tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu; giảm hơn nữa tỷ lệ hộ nghèo; tăng cường quản lý đất rừng, đất công, phát triển mạnh thủy lợi.
Cùng với đó, tỉnh phát triển nguồn nhân lực, quan tâm an sinh xã hội, không để người nào thiếu đói; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, phát huy tinh thần đổi mới, nêu gương.
Về các kiến nghị cụ thể của tỉnh, Thủ tướng cơ bản nhất trí, nhấn mạnh tinh thần là phải làm nhanh, làm liên tục nhưng phải chắc chắn; dám nghĩ, dám làm nhưng phải làm đúng nguyên tắc, không làm ẩu, không để xảy ra sai phạm./.
Bên cạnh đó, lợi thế bờ biển dài hơn 105km với nhiều vịnh biển đẹp như Vĩnh Vy, Bình Tiên, Ninh Chữ càng là những cánh cửa phát triển kinh tế biển và du lịch cho vùng đất giàu văn hóa này.
Chín tháng năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của Ninh Thuận được duy trì ổn định, có chuyển biến tích cực, một số lĩnh vực tăng nhanh, tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng 10,2%; các nhóm ngành đột phá về năng lượng tái tạo, kinh tế biển, du lịch được lập trung chỉ đạo phát triển mạnh. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt thứ hạng cao, chỉ số PCI được cải thiện, tăng 11 bậc (đứng thứ 38 cả nước), chỉ số công nghệ thông tin tăng mạnh, tăng 18 bậc (đứng 21 cả nước).
Thời gian này, Ninh Thuận thu hút 2.117 nghìn lượt khách, tăng 16,1% cùng kỳ; thu ngân sách tăng khá (1.903 tỷ đồng), tăng 16,4% cùng kỳ và bằng 82,8% dự toán năm; xuất khẩu lao động tăng cao.
Vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, dịch bệnh được kiểm soát. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời. Kỷ luật kỷ cương hành chính, công vụ được chỉ đạo tăng cường. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Dự kiến đến cuối năm 2018 có 15/15 chỉ tiêu kinh tế-xã hội hoàn thành đạt mục tiêu.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ về cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế. Song Thủ tướng nhấn mạnh đến yêu cầu lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận phát huy hơn nữa tinh thần năng động, quyết liệt, bám sát thực tế để quản lý, điều hành, nhất là cần chống sự trì trệ trong tổ chức thực hiện.
Đánh giá cao một số kết quả mà Ninh Thuận đạt được về các mặt như tăng trưởng GDRP, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài..., tuy vậy, Thủ tướng cho rằng tỉnh còn nhiều mặt khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
Cụ thể, quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ. Thu nhập bình quân đầu người thấp. Một trong những lợi thế của địa phương là năng lượng tái tạo mới được khai thác bước đầu. Thiên tai, hạn hán cục bộ ảnh hưởng đến đời sống người dân. Số lượng doanh nghiệp còn thấp (cứ 200 người dân mới có 1 doanh nghiệp). Chỉ số PAPI có cải thiện về điểm số nhưng giảm về thứ hạng.
Thủ tướng nhắc lại mục tiêu phấn đấu của Ninh Thuận - trở thành tỉnh chủ lực về sản xuất năng lượng tái tạo, phát triển khá về kinh tế biển, phát huy lợi thế về các di sản lịch sử, văn hóa, tâm linh. Ngoài ra, tỉnh cần chú ý đến những đặc sản riêng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ du lịch bền vững.
Thủ tướng lưu ý Ninh Thuận triển khai cụ thể hiệu quả Nghị quyết 115 của Chính phủ, tiếp tục đổi mới toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính.
Tỉnh tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu; giảm hơn nữa tỷ lệ hộ nghèo; tăng cường quản lý đất rừng, đất công, phát triển mạnh thủy lợi.
Cùng với đó, tỉnh phát triển nguồn nhân lực, quan tâm an sinh xã hội, không để người nào thiếu đói; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, phát huy tinh thần đổi mới, nêu gương.
Về các kiến nghị cụ thể của tỉnh, Thủ tướng cơ bản nhất trí, nhấn mạnh tinh thần là phải làm nhanh, làm liên tục nhưng phải chắc chắn; dám nghĩ, dám làm nhưng phải làm đúng nguyên tắc, không làm ẩu, không để xảy ra sai phạm./.
Chủ tịch Quốc hội dự MSEAP-3: Nâng cao vai trò ngoại giao nghị viện  (05/10/2018)
Điện, thư chia buồn về việc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần  (05/10/2018)
Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Đồ Mười tại một số nơi trên thế giới  (05/10/2018)
Ngày thứ tư Hội nghị TW 8: Thảo luận quy định trách nhiệm nêu gương  (05/10/2018)
Diễn biến của dịch sởi và khuyến cáo của Bộ Y tế  (05/10/2018)
Về Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ  (05/10/2018)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay