Chính thức khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018
20:52, ngày 12-09-2018
TCCSĐT - Sáng 12-9, tại Hà Nội, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 chính thức khai mạc với sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab đồng chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị còn có các nguyên thủ, lãnh đạo các nước ASEAN và các nước đối tác cùng hơn một nghìn đại biểu là thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới; các doanh nghiệp ASEAN, thế giới và Việt Nam.
Trước đó, tại sảnh lớn Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab đã chủ trì Lễ đón chính thức Hội nghị WEF ASEAN 2018. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab đã lần lượt đón các nguyên thủ, Trưởng đoàn tới Việt Nam tham dự WEF ASEAN 2018 và cùng chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới tham dự phiên khai mạc.
Ngay sau lễ đón, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab đã cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các Trưởng đoàn tham quan Góc quảng bá các nước ASEAN.
Ngay sau đó, các nhà lãnh đạo và các đại biểu đã cùng tham dự phiên khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 với chủ đề "Những ưu tiên của ASEAN trong Cách mạng công nghiệp 4.0".
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã cử Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc về điều phối chiến lược làm Đặc phái viên đọc thông điệp của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tế gửi đến Hội nghị. Đây là một cử chỉ đặc biệt, lần đầu tiên có tại Hội nghị WEF ASEAN năm nay; khẳng định sự ủng hộ và quan tâm của Liên hợp quốc nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung đối với vị thế, vai trò của ASEAN và Việt Nam.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF Klaus Schwab khẳng định, đây là Hội nghị thượng đỉnh cao cấp nhất từng có về ASEAN. Chủ tịch WEF cho rằng, dù còn nhiều khác biệt nhưng “không nên quên rằng chúng ta có mối quan tâm chung và trách nhiệm chung với thế giới".
Theo Chủ tịch Klaus Schwab, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, tính kinh tế, xã hội một cách cơ bản và mang tính đột phá. Sự cạnh tranh toàn cầu được xác định bởi năng lực cạnh tranh chứ không còn bởi giá thành. Trong bối cảnh đó, các quốc gia đã thành công trong làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có hệ sinh thái sáng tạo và hệ sinh thái doanh nhân.
Chủ tịch Klaus Schwab cho rằng, để có thể định hướng thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi chính phủ các nước ASEAN cần tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự cộng tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp là rất quan trọng để đạt được tiến bộ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ông Klaus Schwab tin tưởng, các quốc gia ASEAN với tầm nhìn phù hợp, với chính sách tối ưu, dân số trẻ và tinh thần kinh doanh cao sẽ là những người đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, công nghệ cao và nền kinh tế số đang là những lĩnh vực đầy tiềm năng của ASEAN với dự báo sẽ tăng gấp bốn lần, lên tới trên 200 tỷ USD vào năm 2025.
Phân tích những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho các nước ASEAN, Thủ tướng đề cập đến sự đột phá về năng suất trên năm ngành công nghiệp lớn: điện tử, hóa chất và dầu khí, hàng tiêu dùng, thực phẩm và dược phẩm. Bên cạnh đó là thúc đẩy tăng trưởng bao trùm hơn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc trên cơ sở ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra kết nối và chia sẻ các giá trị và sự sáng tạo mới.
Ngoài ra, cách mạng 4.0 còn mở ra cơ hội kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa với các thị trường xuyên quốc gia và toàn cầu. ASEAN cũng có thể vượt qua các giai đoạn phát triển công nghiệp truyền thống bằng cách mạnh dạn phát triển trí tuệ nhân tạo, robot, tự động hóa, máy bay không người lái, thiết bị vệ tinh, hệ thống cảm biến… nhằm nâng cao năng suất, sử dụng hiệu quả nguồn lực và tài nguyên.
Về những thách thức mà ASEAN phải đối mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ nguy cơ mất việc làm khi áp dụng tự động hóa. Thủ tướng viện dẫn số liệu của Tổ chức Lao động thế giới ILO: 56% số việc làm của năm nước ASEAN có khả năng chuyển sang trí tuệ nhân tạo và robot. Song, cũng có nhiều chuyên gia nói rằng nhiều sinh kế cho người dân cũng sẽ được xuất phát từ cuộc cách mạng 4.0. Thủ tướng cho rằng, cách mạng 4.0 có tiềm năng làm tăng tốc thu nhập đối với người dân và quốc gia có tài năng và có trí thức, làm tăng khoảng cách thu nhập và nguy cơ về bất ổn xã hội…
Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất các quốc gia ASEAN ưu tiên các lĩnh vực như kết nối số, chia sẻ dữ liệu, hài hòa môi trường kinh doanh, thúc đẩy hình thành và kết nối các vườn ươm sáng tạo; tìm kiếm phát huy tài năng và hình thành mạng lưới giáo dục ASEAN và hệ thống học tập suốt đời.
Về kết nối số, chia sẻ dữ liệu, Thủ tướng đề nghị các bên trao đổi để lồng ghép và nâng cao hiệu quả của các kết nối theo hướng “xây dựng các nguyên tắc của ASEAN về hợp tác chia sẻ dữ liệu nhằm điều chỉnh cách thức và điều kiện để dữ liệu có thể được chia sẻ và sử dụng hiệu quả".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, tại hội nghị này, Việt Nam sẽ đưa ra các sáng kiến mới về hòa mạng di động một giá cước toàn ASEAN. Hợp tác trí tuệ, bảo đảm an ninh mạng, hợp tác đào tạo nhân lực, công nghệ thông tin chất lượng cao.
Nhắc đến sự kiện doanh nghiệp Go-Jek của Indonesia và Go-Viet sẽ khai trương dịch vụ vận chuyển hành khách trên nền tảng công nghệ 4.0 nhân dịp này, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam mong muốn được nhìn thấy nhiều hơn nữa những hợp tác như vậy để nói với toàn thế giới rằng, không khí hợp tác, khởi nghiệp đang thực sự lan tỏa trong ASEAN".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các quốc gia ASEAN xây dựng khuôn khổ kết nối vườn ươm quốc gia và mạng lưới vườn ươm rộng lớn hơn của cả khu vực. Cùng với đó là xây dựng một chiến lược ươm mầm các tài năng các nước ASEAN và hình thành mạng lưới kết nối về giáo dục và xây dựng hệ thống học tập suốt đời ở các nước ASEAN.
Với dân số hơn 640 triệu người, chiếm 8,5% dân số thế giới, ASEAN giờ đây đã là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á và thứ năm của thế giới. Trên nền tảng ấy, Thủ tướng đề nghị phát huy thị trường nội khối ASEAN là một thị trường đủ lớn cho các chiến lược phát triển, hướng đến thị trường ASEAN 2025 - một ASEAN mở, hợp tác đa dạng; trong đó có vai trò quan trọng và sự hợp tác tích cực của WEF - nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng chiến lược sáng tạo toàn cầu.
“Trong bối cảnh lan tỏa cách mạng công nghiệp 4.0, môi trường khu vực và toàn cầu cạnh tranh gay gắt, chúng ta phải chung tay hợp tác, tăng cường đoàn kết, phát huy sức mạnh nội khối để xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định và tự cường dựa trên luật lệ hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm. ASEAN đã và sẽ tiếp tục nỗ lực khẳng định, vai trò trung tâm ở khu vực cùng với các đối tác duy trì hòa bình, ổn định đảm bảo tự do, lưu giữ hàng hóa trên không, trên bộ và trên biển", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.
Bám sát chủ đề "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0", với 60 phiên họp, Hội nghị WEF ASEAN tập trung thảo luận, đề xuất ý tưởng, định hướng, chính sách khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và sự năng động của doanh nghiệp và người dân, hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vì người dân, năng động, vững mạnh, thịnh vượng. Đặc biệt, nhiều nội dung thiết thực sẽ được trao đổi, bàn luận sâu sắc như đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, mô hình kinh doanh mới, phát triển kinh tế số, tri thức và kỹ năng số, đào tạo và giải quyết việc làm, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm nghèo bền vững.
Hội nghị WEF ASEAN 2018 tổ chức nhiều hoạt động như Diễn đàn mở về khởi nghiệp sáng tạo, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam, Dạ hội Văn hóa Việt Nam, quảng bá quốc gia và quảng bá của một số tỉnh thành như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh... Đây là cơ hội cho các cấp, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam tăng cường giao lưu, hợp tác, liên kết với các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp khu vực, thế giới để mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng thu hút đầu tư, công nghệ, du lịch… và các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển.
Bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018, sáng 12-9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia sang Việt Nam tham dự hội nghị. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo một số bộ, ngành và địa phương.
Phát biểu tại cuộc đối thoại, Thủ tướng đưa ra các nội dung thảo luận với các nhà đầu tư toàn cầu. Đó là: các nhà đầu tư hãy đề xuất cụ thể tổ chức, cá nhân thực hiện việc dự tính giúp các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào Việt Nam từ 500 triệu lên đến 1 tỷ USD trong 3-5 năm tới? Quý vị cần Chính phủ Việt Nam ủng hộ điều gì? Trong những người đầu tư vào Việt Nam, ai sẵn lòng mở rộng đầu tư? Những nhà đầu tư thành công ở Việt Nam có sẵn lòng mở rộng đầu tư hay không? Chính phủ cần điều chỉnh gì để các nhà đầu tư nhanh chóng thực hiện kế hoạch mở rộng đầu tư vào Việt Nam?
Thủ tướng cũng trao đổi về những vấn đề mà các nhà đầu tư tâm đắc nhất cùng những vấn đề đang khiến nhà đầu tư băn khoăn nhất khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương lắng nghe và có giải pháp khắc phục, xử lý. Bên cạnh nguồn vốn, Thủ tướng cũng đề nghị các nhà đầu tư đóng góp những ý tưởng gì đột phá đối với sự phát triển của Việt Nam trước mắt và lâu dài.
Phát biểu tại buổi đối thoại, lãnh đạo các tập đoàn toàn cầu đều bày tỏ vui mừng dự Hội nghị WEF ASEAN tại Việt Nam; đồng thời đánh giá cao, bày tỏ tin tưởng vào sự quản lý, điều hành của Chính phủ Việt Nam, nhất là trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, điều hành kinh tế vĩ mô. Trên tinh thần đó, các tập đoàn đều cam kết đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong các chính sách lớn như xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển nền kinh tế số...
Bà Judy Hsu, Giám đốc điều hành khu vực ASEAN và Nam Á, Tập đoàn Standard Chartered cho biết ngân hàng này đã có mặt tại Việt Nam 15 năm và cam kết tiếp tục thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ tại Việt Nam. Đặc biệt là mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận để Standard Chartered mở chi nhánh thứ tư vào năm 2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Simon Milner, Phó Chủ tịch Facebook, Phụ trách chính sách công khu vực châu Á - Thái Bình Dương cam kết hiện diện lâu dài ở Việt Nam và muốn tham gia vào thực hiện tầm nhìn của Chính phủ về quốc gia số, cam kết tham gia vào 4 lĩnh vực là công dân số, kinh tế số, Chính phủ số và kết nối số.
Khuyến nghị chính sách với Chính phủ Việt Nam về việc duy trì tăng trưởng cao thời gian tới, ông Yasuo Tanabe, Phó Chủ tịch cấp cao, Công ty Hitachi, đơn vị đang tham gia dự án tuyến tàu điện ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cần có 3 yếu tố là phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế số, thương mại số.
Lãnh đạo Tập đoàn Thai Beverage (Thaibev) cho biết năm ngoái đã đầu tư khoảng 5 tỷ USD vào thương hiệu Sabeco và bày tỏ tin tưởng vào Chính phủ với việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi; tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam. Tập đoàn cam kết phát triển thương hiệu Sabeco ra thế giới, giúp quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
Ông Alex Dimitrief, Chủ tịch Kiêm Giám đốc điều hành, Tổ chức tăng trưởng toàn cầu, Tập đoàn GE cho biết tập đoàn có 300.000 nhân viên toàn cầu, 2.000 nhân viên tại Việt Nam. Ông Alex Dimitrief nhìn nhận: "Việt Nam đang viết một trong những câu chuyện thành công nhất của GE trên toàn cầu".
GE đã giúp Việt Nam sản xuất điện từ các thiết bị của GE, nâng cấp hàng nghìn đường dây truyền tài điện. Khoảng 55% bệnh viện Việt Nam sử dụng ít nhất một trong những thiết bị, công nghệ của GE. Động cơ máy bay của GE cũng đang có mặt trong máy bay của VietnamAirlines và Vietjet. Tập đoàn GE có một nhà máy đẳng cấp thế giới ở Hải Phòng sản xuất tuabin với công nghệ 4.0.
Hoan nghênh Tập đoàn GE cam kết gắn bó lâu dài với Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng GE không chỉ là niềm tự hào của người Mỹ mà còn đóng góp quan trọng vào mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thủ tướng cho biết Việt Nam đã đăng ký mua 200 máy bay của Mỹ, trong đó có 200 động cơ của GE. Thủ tướng cũng hoan nghênh GE xây dựng nhiều nhà máy lớn với công nghệ 4.0 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và tiếp tục mở rộng sản xuất. “Đây là đóng góp quan trọng để tiến tới cân bằng thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ. Mong rằng GE tiếp tục thành công ở Việt Nam", Thủ tướng nói.
Hoan nghênh lãnh đạo các tập đoàn thế giới tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF - ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng các nhà đầu tư và đang không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các nhà đầu tư kinh doanh và tiếp tục mở rộng sản xuất hiệu quả tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), cũng trong ngày, các đồng chủ trì Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới họp báo thông báo về những nội dung liên quan được đưa ra tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018.
Chia sẻ tại họp báo, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chủ đề Diễn đàn về ASEAN là vô cùng thú vị, liên quan đến vấn đề công nghệ khu vực ASEAN và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như vấn đề khởi nghiệp. Đây là cơ hội chia sẻ những câu chuyện, trường hợp điển hình liên quan đến kinh nghiệm của mỗi quốc gia, đặc biệt là những ý tưởng mới, sáng kiến mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực ASEAN.
Tham dự sự kiện lần này, Việt Nam mong muốn đóng góp các sáng kiến góp phần tạo nên một ASEAN “phẳng", không còn sự chênh lệch và khoảng cách để tất cả mọi người đều cảm nhận được ASEAN là ngôi nhà của mình.
Sáng kiến về việc sắp xếp các trường đại học liên quan đến công nghệ truyền thông của ASEAN để theo kịp cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hỗ trợ người lao động chuẩn bị các kỹ năng cho tương lai, nhất là kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông.
Về vấn đề an ninh mạng khu vực ASEAN, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng cuộc sống hiện đại và sự thịnh vượng đang phụ thuộc rất nhiều vào Internet. Do đó, điều quan trọng trong tương lai là an ninh mạng, đây là sáng kiến mở của Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự thảo luận, đóng góp.
Theo bà Anne-Birgitte Albrectsen, Giám đốc điều hành Tổ chức Plan International, chủ đề của WEF ASEAN 2018 “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0” có liên quan đến những nữ doanh nghiệp trẻ trong khu vực ASEAN. Tổ chức Plan International đang làm việc với những nữ doanh nghiệp trẻ nhập cư, đang khởi động những hoạt động doanh nghiệp của mình.
Bà Anne-Birgitte Albrectsen cho biết Tổ chức Plan International mong muốn Diễn đàn sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến những khó khăn của các đối tượng này, điển hình như vấn đề tiếp cận tài chính trong nền kinh tế kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, giúp xóa bỏ khoảng cách về giới.
Theo bà Anne-Birgitte Albrectsen, phụ nữ là những đối tượng ít tiếp cận với Internet, điện thoại di động. Đối với những phụ nữ trẻ, họ rất khó tham gia vào lĩnh vực công nghệ, chỉ chiếm 10%, do đó cần cố gắng thúc đẩy tỷ lệ này tăng lên. Hiện chỉ có khoảng 1/3 lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực ASEAN là nữ. Con số này cho thấy còn nhiều khoảng cách về giới cần khỏa lấp. Để làm được điều đó, cần xem xét giải quyết các vấn đề cơ cấu, thay đổi tiêu chuẩn, kỳ vọng của xã hội, quan tâm thích đáng tới quyền lợi của những phụ nữ trẻ, đặc biệt về chế độ tài chính và ngân hàng. Bà Anne-Birgitte Albrectsen cho rằng, cần những chế độ mới, cơ chế mới để thúc đẩy lãnh đạo nữ trong khu vực ASEAN, giúp họ nâng cao nhận thức, trở thành tấm gương tốt hơn, phát huy được vai trò của họ.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Kang Kyung-Wha khẳng định, Hàn Quốc luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ với ASEAN lên một tầm cao mới, tăng cường hợp tác nhằm mang lại sự thịnh vượng, lợi ích cho tất cả người dân. Khẳng định Hàn Quốc là một trong những quốc gia có kinh nghiệm nhiều năm liên quan đến việc giải quyết các thách thức của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và khoa học, kỹ thuật và công nghệ, bà Kang Kyung-Wha nhấn mạnh, cần đảm bảo động cơ phát triển mang tính chất bền vững để đạt được sự thịnh vượng đồng thời dựa trên những cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ông Kevin Sneader, Giám đốc quản lý toàn cầu Công ty tư vấn McKinsey hy vọng Diễn đàn sẽ trao đổi các vấn đề liên quan đến ba yếu tố quan trọng mà ASEAN cần nỗ lực hành động, giải quyết để cùng nhau tạo nên sự phát triển phồn vinh của khu vực trong kỷ nguyên 4.0. Trong đó, việc tăng cường sự tiếp cận đối với từng người dân, cải thiện làm tăng năng suất lao động, đẩy mạnh trau dồi kỹ năng cho lực lượng lao động là những vấn đề cần được quan tâm đúng mức.
Ông Kevin Sneader khẳng định, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội tốt để các quốc gia nâng cao kỹ năng của mình. Liên quan đến vấn đề lực lượng lao động, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn sẽ tạo ra những thay đổi nhanh chóng về công nghệ tự động hóa, từ đó dẫn đến những biến đổi về nhu cầu nghề nghiệp, việc làm; đòi hỏi nguồn lao động của mỗi quốc gia cần bắt kịp với sự chuyển dịch, giải quyết thách thức bình đẳng giới, vấn đề về kết cấu hạ tầng…
Ông Sneader cho rằng, các nước ASEAN cần bảo đảm việc đầu tư cho hạ tầng là cần thiết, hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho các thị trường tiềm năng, đặc biệt là những thị trường mới nổi.
Nhấn mạnh qua đa số các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á đã thể hiện tốt trong hoạt động, chính sách đầu tư hạ tầng thời gian qua, ông Kevin Sneader khẳng định đây sẽ là nền tảng cho những thành công lớn hơn nữa của ASEAN trong tương lai.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết, Indonesia có nền kinh tế lớn trong ASEAN, với dân số đông, 14 triệu người đang tham gia vào lực lượng lao động. Để đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các quốc gia cần phải bảo đảm bình đẳng cả nam và nữ và các nhóm khác nhau trong dân số, cùng hưởng lợi ích trong kỷ nguyên công nghệ số, nâng cao kỹ năng và có những đóng góp, tăng cường sự đổi mới sáng tạo, sức hút của mỗi quốc gia đối với lực lượng lao động trẻ.
ASEAN có nền tảng vững chắc, đó là cộng đồng kinh tế ASEAN, có sự hội nhập nội khối và bảo đảm phát triển kinh tế khu vực, tạo cơ hội cho phát triển kinh tế. Indonesia mong muốn có cơ hội cho các nước ASEAN học hỏi, chia sẻ lẫn nhau về kinh nghiệm giáo dục, chính sách lao động, để lao động trẻ có cơ hội bình đẳng và linh hoạt có thể tham gia, tận dụng được lợi thế của kỷ nguyên công nghệ.
Bà Sri Mulyani Indrawati hy vọng Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 lần này đưa ra những thông điệp nâng cao nhận thức để mọi người có thể hiểu, tận dụng lợi thế trong quá trình chuyển đổi, hội nhập vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để mỗi một quốc gia đều được hưởng lợi, khi cùng nhau đoàn kết sẽ tạo ra lợi ích mạnh mẽ hơn.
Ông Nazir Razak, Chủ tịch Tập đoàn CIMB (Malaysia), chia sẻ ông mong muốn Diễn đàn lần này sẽ tạo nên sự khác biệt khi tập trung vào việc tạo ra định hướng cho khu vực ASEAN để có sự chuẩn bị phù hợp, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các chương trình nghị sự để các quốc gia ASEAN đạt được mục tiêu phát triển kinh tế năm 2018 và những năm tới.
Ông Nazir Razzak cho rằng, bối cảnh hiện nay đã khác và có nhiều thay đổi. Các nền kinh tế trong khu vực cần hiểu và giải quyết các thách thức về sự chuyển dịch số liệu, nguồn vốn, con người, bất bình đẳng giới… bởi đây là những vấn đề mang tính chìa khóa./.
Trước đó, tại sảnh lớn Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab đã chủ trì Lễ đón chính thức Hội nghị WEF ASEAN 2018. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab đã lần lượt đón các nguyên thủ, Trưởng đoàn tới Việt Nam tham dự WEF ASEAN 2018 và cùng chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới tham dự phiên khai mạc.
Ngay sau lễ đón, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab đã cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các Trưởng đoàn tham quan Góc quảng bá các nước ASEAN.
Ngay sau đó, các nhà lãnh đạo và các đại biểu đã cùng tham dự phiên khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 với chủ đề "Những ưu tiên của ASEAN trong Cách mạng công nghiệp 4.0".
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã cử Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc về điều phối chiến lược làm Đặc phái viên đọc thông điệp của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tế gửi đến Hội nghị. Đây là một cử chỉ đặc biệt, lần đầu tiên có tại Hội nghị WEF ASEAN năm nay; khẳng định sự ủng hộ và quan tâm của Liên hợp quốc nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung đối với vị thế, vai trò của ASEAN và Việt Nam.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF Klaus Schwab khẳng định, đây là Hội nghị thượng đỉnh cao cấp nhất từng có về ASEAN. Chủ tịch WEF cho rằng, dù còn nhiều khác biệt nhưng “không nên quên rằng chúng ta có mối quan tâm chung và trách nhiệm chung với thế giới".
Theo Chủ tịch Klaus Schwab, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, tính kinh tế, xã hội một cách cơ bản và mang tính đột phá. Sự cạnh tranh toàn cầu được xác định bởi năng lực cạnh tranh chứ không còn bởi giá thành. Trong bối cảnh đó, các quốc gia đã thành công trong làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có hệ sinh thái sáng tạo và hệ sinh thái doanh nhân.
Chủ tịch Klaus Schwab cho rằng, để có thể định hướng thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi chính phủ các nước ASEAN cần tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự cộng tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp là rất quan trọng để đạt được tiến bộ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ông Klaus Schwab tin tưởng, các quốc gia ASEAN với tầm nhìn phù hợp, với chính sách tối ưu, dân số trẻ và tinh thần kinh doanh cao sẽ là những người đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, công nghệ cao và nền kinh tế số đang là những lĩnh vực đầy tiềm năng của ASEAN với dự báo sẽ tăng gấp bốn lần, lên tới trên 200 tỷ USD vào năm 2025.
Phân tích những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho các nước ASEAN, Thủ tướng đề cập đến sự đột phá về năng suất trên năm ngành công nghiệp lớn: điện tử, hóa chất và dầu khí, hàng tiêu dùng, thực phẩm và dược phẩm. Bên cạnh đó là thúc đẩy tăng trưởng bao trùm hơn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc trên cơ sở ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra kết nối và chia sẻ các giá trị và sự sáng tạo mới.
Ngoài ra, cách mạng 4.0 còn mở ra cơ hội kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa với các thị trường xuyên quốc gia và toàn cầu. ASEAN cũng có thể vượt qua các giai đoạn phát triển công nghiệp truyền thống bằng cách mạnh dạn phát triển trí tuệ nhân tạo, robot, tự động hóa, máy bay không người lái, thiết bị vệ tinh, hệ thống cảm biến… nhằm nâng cao năng suất, sử dụng hiệu quả nguồn lực và tài nguyên.
Về những thách thức mà ASEAN phải đối mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ nguy cơ mất việc làm khi áp dụng tự động hóa. Thủ tướng viện dẫn số liệu của Tổ chức Lao động thế giới ILO: 56% số việc làm của năm nước ASEAN có khả năng chuyển sang trí tuệ nhân tạo và robot. Song, cũng có nhiều chuyên gia nói rằng nhiều sinh kế cho người dân cũng sẽ được xuất phát từ cuộc cách mạng 4.0. Thủ tướng cho rằng, cách mạng 4.0 có tiềm năng làm tăng tốc thu nhập đối với người dân và quốc gia có tài năng và có trí thức, làm tăng khoảng cách thu nhập và nguy cơ về bất ổn xã hội…
Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất các quốc gia ASEAN ưu tiên các lĩnh vực như kết nối số, chia sẻ dữ liệu, hài hòa môi trường kinh doanh, thúc đẩy hình thành và kết nối các vườn ươm sáng tạo; tìm kiếm phát huy tài năng và hình thành mạng lưới giáo dục ASEAN và hệ thống học tập suốt đời.
Về kết nối số, chia sẻ dữ liệu, Thủ tướng đề nghị các bên trao đổi để lồng ghép và nâng cao hiệu quả của các kết nối theo hướng “xây dựng các nguyên tắc của ASEAN về hợp tác chia sẻ dữ liệu nhằm điều chỉnh cách thức và điều kiện để dữ liệu có thể được chia sẻ và sử dụng hiệu quả".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, tại hội nghị này, Việt Nam sẽ đưa ra các sáng kiến mới về hòa mạng di động một giá cước toàn ASEAN. Hợp tác trí tuệ, bảo đảm an ninh mạng, hợp tác đào tạo nhân lực, công nghệ thông tin chất lượng cao.
Nhắc đến sự kiện doanh nghiệp Go-Jek của Indonesia và Go-Viet sẽ khai trương dịch vụ vận chuyển hành khách trên nền tảng công nghệ 4.0 nhân dịp này, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam mong muốn được nhìn thấy nhiều hơn nữa những hợp tác như vậy để nói với toàn thế giới rằng, không khí hợp tác, khởi nghiệp đang thực sự lan tỏa trong ASEAN".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các quốc gia ASEAN xây dựng khuôn khổ kết nối vườn ươm quốc gia và mạng lưới vườn ươm rộng lớn hơn của cả khu vực. Cùng với đó là xây dựng một chiến lược ươm mầm các tài năng các nước ASEAN và hình thành mạng lưới kết nối về giáo dục và xây dựng hệ thống học tập suốt đời ở các nước ASEAN.
Với dân số hơn 640 triệu người, chiếm 8,5% dân số thế giới, ASEAN giờ đây đã là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á và thứ năm của thế giới. Trên nền tảng ấy, Thủ tướng đề nghị phát huy thị trường nội khối ASEAN là một thị trường đủ lớn cho các chiến lược phát triển, hướng đến thị trường ASEAN 2025 - một ASEAN mở, hợp tác đa dạng; trong đó có vai trò quan trọng và sự hợp tác tích cực của WEF - nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng chiến lược sáng tạo toàn cầu.
“Trong bối cảnh lan tỏa cách mạng công nghiệp 4.0, môi trường khu vực và toàn cầu cạnh tranh gay gắt, chúng ta phải chung tay hợp tác, tăng cường đoàn kết, phát huy sức mạnh nội khối để xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định và tự cường dựa trên luật lệ hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm. ASEAN đã và sẽ tiếp tục nỗ lực khẳng định, vai trò trung tâm ở khu vực cùng với các đối tác duy trì hòa bình, ổn định đảm bảo tự do, lưu giữ hàng hóa trên không, trên bộ và trên biển", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.
Bám sát chủ đề "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0", với 60 phiên họp, Hội nghị WEF ASEAN tập trung thảo luận, đề xuất ý tưởng, định hướng, chính sách khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và sự năng động của doanh nghiệp và người dân, hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vì người dân, năng động, vững mạnh, thịnh vượng. Đặc biệt, nhiều nội dung thiết thực sẽ được trao đổi, bàn luận sâu sắc như đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, mô hình kinh doanh mới, phát triển kinh tế số, tri thức và kỹ năng số, đào tạo và giải quyết việc làm, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm nghèo bền vững.
Hội nghị WEF ASEAN 2018 tổ chức nhiều hoạt động như Diễn đàn mở về khởi nghiệp sáng tạo, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam, Dạ hội Văn hóa Việt Nam, quảng bá quốc gia và quảng bá của một số tỉnh thành như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh... Đây là cơ hội cho các cấp, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam tăng cường giao lưu, hợp tác, liên kết với các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp khu vực, thế giới để mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng thu hút đầu tư, công nghệ, du lịch… và các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển.
Bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018, sáng 12-9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia sang Việt Nam tham dự hội nghị. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo một số bộ, ngành và địa phương.
Phát biểu tại cuộc đối thoại, Thủ tướng đưa ra các nội dung thảo luận với các nhà đầu tư toàn cầu. Đó là: các nhà đầu tư hãy đề xuất cụ thể tổ chức, cá nhân thực hiện việc dự tính giúp các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào Việt Nam từ 500 triệu lên đến 1 tỷ USD trong 3-5 năm tới? Quý vị cần Chính phủ Việt Nam ủng hộ điều gì? Trong những người đầu tư vào Việt Nam, ai sẵn lòng mở rộng đầu tư? Những nhà đầu tư thành công ở Việt Nam có sẵn lòng mở rộng đầu tư hay không? Chính phủ cần điều chỉnh gì để các nhà đầu tư nhanh chóng thực hiện kế hoạch mở rộng đầu tư vào Việt Nam?
Thủ tướng cũng trao đổi về những vấn đề mà các nhà đầu tư tâm đắc nhất cùng những vấn đề đang khiến nhà đầu tư băn khoăn nhất khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương lắng nghe và có giải pháp khắc phục, xử lý. Bên cạnh nguồn vốn, Thủ tướng cũng đề nghị các nhà đầu tư đóng góp những ý tưởng gì đột phá đối với sự phát triển của Việt Nam trước mắt và lâu dài.
Phát biểu tại buổi đối thoại, lãnh đạo các tập đoàn toàn cầu đều bày tỏ vui mừng dự Hội nghị WEF ASEAN tại Việt Nam; đồng thời đánh giá cao, bày tỏ tin tưởng vào sự quản lý, điều hành của Chính phủ Việt Nam, nhất là trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, điều hành kinh tế vĩ mô. Trên tinh thần đó, các tập đoàn đều cam kết đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong các chính sách lớn như xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển nền kinh tế số...
Bà Judy Hsu, Giám đốc điều hành khu vực ASEAN và Nam Á, Tập đoàn Standard Chartered cho biết ngân hàng này đã có mặt tại Việt Nam 15 năm và cam kết tiếp tục thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ tại Việt Nam. Đặc biệt là mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận để Standard Chartered mở chi nhánh thứ tư vào năm 2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Simon Milner, Phó Chủ tịch Facebook, Phụ trách chính sách công khu vực châu Á - Thái Bình Dương cam kết hiện diện lâu dài ở Việt Nam và muốn tham gia vào thực hiện tầm nhìn của Chính phủ về quốc gia số, cam kết tham gia vào 4 lĩnh vực là công dân số, kinh tế số, Chính phủ số và kết nối số.
Khuyến nghị chính sách với Chính phủ Việt Nam về việc duy trì tăng trưởng cao thời gian tới, ông Yasuo Tanabe, Phó Chủ tịch cấp cao, Công ty Hitachi, đơn vị đang tham gia dự án tuyến tàu điện ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cần có 3 yếu tố là phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế số, thương mại số.
Lãnh đạo Tập đoàn Thai Beverage (Thaibev) cho biết năm ngoái đã đầu tư khoảng 5 tỷ USD vào thương hiệu Sabeco và bày tỏ tin tưởng vào Chính phủ với việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi; tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam. Tập đoàn cam kết phát triển thương hiệu Sabeco ra thế giới, giúp quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
Ông Alex Dimitrief, Chủ tịch Kiêm Giám đốc điều hành, Tổ chức tăng trưởng toàn cầu, Tập đoàn GE cho biết tập đoàn có 300.000 nhân viên toàn cầu, 2.000 nhân viên tại Việt Nam. Ông Alex Dimitrief nhìn nhận: "Việt Nam đang viết một trong những câu chuyện thành công nhất của GE trên toàn cầu".
GE đã giúp Việt Nam sản xuất điện từ các thiết bị của GE, nâng cấp hàng nghìn đường dây truyền tài điện. Khoảng 55% bệnh viện Việt Nam sử dụng ít nhất một trong những thiết bị, công nghệ của GE. Động cơ máy bay của GE cũng đang có mặt trong máy bay của VietnamAirlines và Vietjet. Tập đoàn GE có một nhà máy đẳng cấp thế giới ở Hải Phòng sản xuất tuabin với công nghệ 4.0.
Hoan nghênh Tập đoàn GE cam kết gắn bó lâu dài với Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng GE không chỉ là niềm tự hào của người Mỹ mà còn đóng góp quan trọng vào mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thủ tướng cho biết Việt Nam đã đăng ký mua 200 máy bay của Mỹ, trong đó có 200 động cơ của GE. Thủ tướng cũng hoan nghênh GE xây dựng nhiều nhà máy lớn với công nghệ 4.0 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và tiếp tục mở rộng sản xuất. “Đây là đóng góp quan trọng để tiến tới cân bằng thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ. Mong rằng GE tiếp tục thành công ở Việt Nam", Thủ tướng nói.
Hoan nghênh lãnh đạo các tập đoàn thế giới tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF - ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng các nhà đầu tư và đang không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các nhà đầu tư kinh doanh và tiếp tục mở rộng sản xuất hiệu quả tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), cũng trong ngày, các đồng chủ trì Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới họp báo thông báo về những nội dung liên quan được đưa ra tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018.
Chia sẻ tại họp báo, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chủ đề Diễn đàn về ASEAN là vô cùng thú vị, liên quan đến vấn đề công nghệ khu vực ASEAN và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như vấn đề khởi nghiệp. Đây là cơ hội chia sẻ những câu chuyện, trường hợp điển hình liên quan đến kinh nghiệm của mỗi quốc gia, đặc biệt là những ý tưởng mới, sáng kiến mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực ASEAN.
Tham dự sự kiện lần này, Việt Nam mong muốn đóng góp các sáng kiến góp phần tạo nên một ASEAN “phẳng", không còn sự chênh lệch và khoảng cách để tất cả mọi người đều cảm nhận được ASEAN là ngôi nhà của mình.
Sáng kiến về việc sắp xếp các trường đại học liên quan đến công nghệ truyền thông của ASEAN để theo kịp cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hỗ trợ người lao động chuẩn bị các kỹ năng cho tương lai, nhất là kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông.
Về vấn đề an ninh mạng khu vực ASEAN, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng cuộc sống hiện đại và sự thịnh vượng đang phụ thuộc rất nhiều vào Internet. Do đó, điều quan trọng trong tương lai là an ninh mạng, đây là sáng kiến mở của Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự thảo luận, đóng góp.
Theo bà Anne-Birgitte Albrectsen, Giám đốc điều hành Tổ chức Plan International, chủ đề của WEF ASEAN 2018 “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0” có liên quan đến những nữ doanh nghiệp trẻ trong khu vực ASEAN. Tổ chức Plan International đang làm việc với những nữ doanh nghiệp trẻ nhập cư, đang khởi động những hoạt động doanh nghiệp của mình.
Bà Anne-Birgitte Albrectsen cho biết Tổ chức Plan International mong muốn Diễn đàn sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến những khó khăn của các đối tượng này, điển hình như vấn đề tiếp cận tài chính trong nền kinh tế kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, giúp xóa bỏ khoảng cách về giới.
Theo bà Anne-Birgitte Albrectsen, phụ nữ là những đối tượng ít tiếp cận với Internet, điện thoại di động. Đối với những phụ nữ trẻ, họ rất khó tham gia vào lĩnh vực công nghệ, chỉ chiếm 10%, do đó cần cố gắng thúc đẩy tỷ lệ này tăng lên. Hiện chỉ có khoảng 1/3 lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực ASEAN là nữ. Con số này cho thấy còn nhiều khoảng cách về giới cần khỏa lấp. Để làm được điều đó, cần xem xét giải quyết các vấn đề cơ cấu, thay đổi tiêu chuẩn, kỳ vọng của xã hội, quan tâm thích đáng tới quyền lợi của những phụ nữ trẻ, đặc biệt về chế độ tài chính và ngân hàng. Bà Anne-Birgitte Albrectsen cho rằng, cần những chế độ mới, cơ chế mới để thúc đẩy lãnh đạo nữ trong khu vực ASEAN, giúp họ nâng cao nhận thức, trở thành tấm gương tốt hơn, phát huy được vai trò của họ.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Kang Kyung-Wha khẳng định, Hàn Quốc luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ với ASEAN lên một tầm cao mới, tăng cường hợp tác nhằm mang lại sự thịnh vượng, lợi ích cho tất cả người dân. Khẳng định Hàn Quốc là một trong những quốc gia có kinh nghiệm nhiều năm liên quan đến việc giải quyết các thách thức của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và khoa học, kỹ thuật và công nghệ, bà Kang Kyung-Wha nhấn mạnh, cần đảm bảo động cơ phát triển mang tính chất bền vững để đạt được sự thịnh vượng đồng thời dựa trên những cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ông Kevin Sneader, Giám đốc quản lý toàn cầu Công ty tư vấn McKinsey hy vọng Diễn đàn sẽ trao đổi các vấn đề liên quan đến ba yếu tố quan trọng mà ASEAN cần nỗ lực hành động, giải quyết để cùng nhau tạo nên sự phát triển phồn vinh của khu vực trong kỷ nguyên 4.0. Trong đó, việc tăng cường sự tiếp cận đối với từng người dân, cải thiện làm tăng năng suất lao động, đẩy mạnh trau dồi kỹ năng cho lực lượng lao động là những vấn đề cần được quan tâm đúng mức.
Ông Kevin Sneader khẳng định, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội tốt để các quốc gia nâng cao kỹ năng của mình. Liên quan đến vấn đề lực lượng lao động, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn sẽ tạo ra những thay đổi nhanh chóng về công nghệ tự động hóa, từ đó dẫn đến những biến đổi về nhu cầu nghề nghiệp, việc làm; đòi hỏi nguồn lao động của mỗi quốc gia cần bắt kịp với sự chuyển dịch, giải quyết thách thức bình đẳng giới, vấn đề về kết cấu hạ tầng…
Ông Sneader cho rằng, các nước ASEAN cần bảo đảm việc đầu tư cho hạ tầng là cần thiết, hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho các thị trường tiềm năng, đặc biệt là những thị trường mới nổi.
Nhấn mạnh qua đa số các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á đã thể hiện tốt trong hoạt động, chính sách đầu tư hạ tầng thời gian qua, ông Kevin Sneader khẳng định đây sẽ là nền tảng cho những thành công lớn hơn nữa của ASEAN trong tương lai.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết, Indonesia có nền kinh tế lớn trong ASEAN, với dân số đông, 14 triệu người đang tham gia vào lực lượng lao động. Để đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các quốc gia cần phải bảo đảm bình đẳng cả nam và nữ và các nhóm khác nhau trong dân số, cùng hưởng lợi ích trong kỷ nguyên công nghệ số, nâng cao kỹ năng và có những đóng góp, tăng cường sự đổi mới sáng tạo, sức hút của mỗi quốc gia đối với lực lượng lao động trẻ.
ASEAN có nền tảng vững chắc, đó là cộng đồng kinh tế ASEAN, có sự hội nhập nội khối và bảo đảm phát triển kinh tế khu vực, tạo cơ hội cho phát triển kinh tế. Indonesia mong muốn có cơ hội cho các nước ASEAN học hỏi, chia sẻ lẫn nhau về kinh nghiệm giáo dục, chính sách lao động, để lao động trẻ có cơ hội bình đẳng và linh hoạt có thể tham gia, tận dụng được lợi thế của kỷ nguyên công nghệ.
Bà Sri Mulyani Indrawati hy vọng Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 lần này đưa ra những thông điệp nâng cao nhận thức để mọi người có thể hiểu, tận dụng lợi thế trong quá trình chuyển đổi, hội nhập vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để mỗi một quốc gia đều được hưởng lợi, khi cùng nhau đoàn kết sẽ tạo ra lợi ích mạnh mẽ hơn.
Ông Nazir Razak, Chủ tịch Tập đoàn CIMB (Malaysia), chia sẻ ông mong muốn Diễn đàn lần này sẽ tạo nên sự khác biệt khi tập trung vào việc tạo ra định hướng cho khu vực ASEAN để có sự chuẩn bị phù hợp, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các chương trình nghị sự để các quốc gia ASEAN đạt được mục tiêu phát triển kinh tế năm 2018 và những năm tới.
Ông Nazir Razzak cho rằng, bối cảnh hiện nay đã khác và có nhiều thay đổi. Các nền kinh tế trong khu vực cần hiểu và giải quyết các thách thức về sự chuyển dịch số liệu, nguồn vốn, con người, bất bình đẳng giới… bởi đây là những vấn đề mang tính chìa khóa./.
Tầm quan trọng cần thiết của tiêm chủng mở rộng  (12/09/2018)
Nguồn lực ngôn ngữ trong sự phát triển của Singapore  (12/09/2018)
Xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông thật sự có năng lực trong đổi mới giáo dục hiện nay  (12/09/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 03 đến ngày 09-9-2018)  (12/09/2018)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay