Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 03 đến ngày 09-9-2018)
08:40, ngày 12-09-2018
TCCSĐT - Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, tuần qua, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga. Kết quả tốt đẹp của chuyến thăm lần này, nhất là Tuyên bố chung giữa hai nước Việt Nam - Liên bang Nga được đánh giá là cơ sở củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Lãnh đạo các nước tiếp tục gửi điện, thư mừng nhân dịp kỷ niệm 73 Quốc khánh Việt Nam
Tuần qua, nhân dịp kỷ niệm 73 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945-02-9-2018), lãnh đạo các nước Cộng hoà Liên bang Myanmar, Cộng hòa Ấn Độ, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Đại Hàn Dân Quốc, Nhật Bản, Australia, Cộng hòa Belarus, Vương Quốc Thụy Điển, Cộng hòa Tajikistan, Cộng hoà Italia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, U-crai-na, Mông Cổ, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka, Cộng hòa Azerbaijan, Cộng hòa Hungary, Romania, Turkmenistan đã có điện mừng và thư mừng gửi tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.
Tuần qua, nhân dịp kỷ niệm 73 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945-02-9-2018), lãnh đạo các nước Cộng hoà Liên bang Myanmar, Cộng hòa Ấn Độ, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Đại Hàn Dân Quốc, Nhật Bản, Australia, Cộng hòa Belarus, Vương Quốc Thụy Điển, Cộng hòa Tajikistan, Cộng hoà Italia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, U-crai-na, Mông Cổ, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka, Cộng hòa Azerbaijan, Cộng hòa Hungary, Romania, Turkmenistan đã có điện mừng và thư mừng gửi tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.
Trong điện mừng, các nhà lãnh đạo bày tỏ phấn khởi trước những bước phát triển nhanh chóng của quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước không chỉ trên bình diện song phương mà cả trong ASEAN và các khuôn khổ đa phương khác. Lãnh đạo các nước cũng bày tỏ tin tưởng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước sẽ không ngừng được củng cố và phát triển, vì lợi ích chung của các dân tộc. Các nhà lãnh đạo các nước cũng tin tưởng năm tới sẽ là một năm đầy hứa hẹn cho quan hệ Việt Nam với các nước, trông đợi tiếp tục làm việc với các lãnh đạo Việt Nam nhằm thúc đẩy các ưu tiên chung cho khu vực và trên thế giới.
Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước thăm và làm việc tại Việt Nam
Trong 02 ngày (04 và ngày 05-9-2018), Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước do đồng chí Saysomphone Phomvihane, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước dẫn đầu đã có chuyến thăm Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane và Đoàn đại biểu đã có buổi hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, hội đàm với Đoàn đại biểu Ban Dân vận Trung ương Đảng ta do đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương dẫn đầu, gặp gỡ đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tại các buổi tiếp xúc và gặp gỡ, đồng chí Saysomphone Phomvihane cảm ơn Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tiếp và dành cho Đoàn những tình cảm thân thiết. Đồng chí Saysomphone Phomvihane chúc mừng những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam; bày tỏ vui mừng về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam ngày càng phát triển sâu rộng; cảm ơn sâu sắc về sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, kịp thời và có hiệu quả mà Việt Nam đã dành cho Lào từ trước đến nay, đặc biệt là vừa qua đã hỗ trợ về vật chất giúp nhân dân vùng bị hại do sự cố vỡ đập thủy điện tại Nam Lào khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo nước ta hoan nghênh và đánh giá cao đồng chí Saysomphone Phomvihane dẫn đầu Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước sang thăm và dự hội nghị về công tác dân vận tại Việt Nam; chúc mừng những thành tựu quan trọng về đối nội và đối ngoại mà Lào đã giành được sau hơn hai năm triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đất nước và nhân dân Lào tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới. đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Ban Dân vận Trung ương với Mặt trận Lào Xây dựng đất nước trong thời gian qua, cũng như kết quả hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Mặt trận Lào Xây dựng đất nước với Ban Dân vận Trung ương; nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới, các nhà lãnh đạo nước ta bày tỏ mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ, tăng cường trao đổi về lý luận và thực tiễn, nhất là những bài học kinh nghiệm về công tác dân vận của mỗi Đảng.
Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Phạm Minh Chính tiếp Bộ Trưởng Phụ trách chính sách biển, Văn phòng Nội các Nhật Bản
Sáng 05-9-2018, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn Nghị sĩ Nhật Bản do Bộ trưởng phụ trách chính sách biển, Văn phòng Nội các Nhật Bản, kiêm Chánh văn phòng Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt Fukui Teru làm Trưởng đoàn đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của Bộ Trưởng Phụ trách chính sách biển, Văn phòng Nội các Nhật Bản, kiêm Chánh Văn phòng Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt Fukui Teru và Đoàn cán bộ Nhật Bản, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là hoạt động ý nghĩa, thiết thực triển khai các nội dung hợp tác về chính sách biển giữa hai nước trong khuôn khổ Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang tới Nhật Bản. Đặc biệt, chuyến thăm của Đoàn thêm ý nghĩa khi diễn ra vào dịp hai nước đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Phạm Minh Chính khẳng định Quốc hội Việt Nam ủng hộ và đánh giá cao quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam - Nhật Bản, thông qua các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước.
Tại cuộc tiếp, Bộ trưởng phụ trách chính sách biển, Văn phòng Nội các Nhật Bản, kiêm Chánh văn phòng Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt Fukui Teru đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai cơ quan lập pháp thời gian qua; sự hợp tác có hiệu quả giữa hai nhóm Nghị sỹ hữu nghị đã góp phần vào việc xây dựng và phát triển quan hệ hai nước. Thời gian tới hai nhóm Nghị sỹ hữu nghị cần tiếp tục làm đầu mối đẩy mạnh trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, giao lưu nhân dân, giao lưu nghị sỹ, nghị sỹ trẻ, nghị sỹ các địa phương giữa hai nước; kêu gọi hai bên thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Cố vấn đặc biệt Tập đoàn Mainichi, Nhật Bản
Sáng 07-9-2018, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp ông Tsuneda Teruo, Cố vấn đặc biệt Tập đoàn Mainichi và Đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Đánh giá cao quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp và thực chất trên tất cả các lĩnh vực, trong đó sự tin cậy chính trị giữa lãnh đạo cấp cao ngày càng được tăng cường cũng như những đóng góp tích cực của ông Tsuneda Teruo trong thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân hai nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn Cố vấn đặc biệt Tsuneda Teruo sẽ tiếp tục có nhiều sáng kiến, hoạt động thiết thực góp phần tích cực vào việc thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân nói chung và hợp tác với Bộ Công an nói riêng, nhất là trong việc nâng cao nhận thức về an toàn giao thông tại Việt Nam. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng bày tỏ vui mừng khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; khẳng định Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của Nhật Bản tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Cố vấn đặc biệt Tsuneda Teruo bày tỏ vui mừng về những kết quả đạt được trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Nhật Bản của Chủ tịch nước vừa qua. Ông Tsuneda Teruo cho biết ngày 18-11 tới đây Tập đoàn Mainichi phối hợp với Bộ Công an tổ chức giải chạy Marathon tiếp sức với chủ đề “Chạy vì An toàn giao thông”. Ông Tsuneda Teruo mong muốn các hoạt động của Tập đoàn Mainichi tổ chức tại Việt Nam sẽ góp phần tăng cường hiểu biết và tình cảm giữa người dân hai nước - nền tảng cho thành công của quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Nhật.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Liên bang Nga
Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 05 đến ngày 08-9-2018. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với thành phần hẹp và mở rộng với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev, Chủ tịch Đuma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Volodin, Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Andrey Turchak; đặt vòng hoa tại Mộ Liệt sỹ vô danh, Lăng Vladimir Ilyich Lenin và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, gặp gỡ các cựu chiến binh, chuyên gia Nga từng làm việc tại Việt Nam, dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Hữu nghị Nga-Việt; thăm tỉnh Kaluga.
Các cuộc hội đàm, hội kiến diễn ra trong bầu không khí tin cậy, cởi mở và hữu nghị truyền thống. Lãnh đạo hai nước đã trao đổi ý kiến sâu rộng về các vấn đề nhằm tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt - Nga, thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm. Lãnh đạo hai nước khẳng định đường lối nhất quán là củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga, đáp ứng lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hai Bên đánh giá cao đối thoại chính trị thường xuyên và thực chất, trong đó có cấp cao nhất, sự phối hợp tích cực theo kênh Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan chính quyền địa phương, giữa các chính đảng và tổ chức xã hội; bày tỏ hài lòng về sự phát triển của quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh, đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự - lĩnh vực giữ vị trí đặc biệt trong tổng thể quan hệ giữa hai nước…
Hai nhà lãnh đạo khẳng định quyết tâm nỗ lực đạt mục tiêu xây dựng hệ thống quan hệ quốc tế đa cực, bình đẳng hơn, dân chủ hơn, dựa trên nguyên tắc hợp tác rộng rãi giữa các quốc gia và tổ chức, những quy định thống nhất cho tất cả các quốc gia, tính tối thượng của luật pháp quốc tế và vai trò vững chắc của Liên hợp quốc với tư cách là trung tâm điều chỉnh và phối hợp chính trị thế giới. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các tranh chấp biên giới, lãnh thổ và các tranh chấp khác tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần được giải quyết bởi các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. Việt Nam và Nga ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002 và hoan nghênh nỗ lực của các bên nhằm sớm thông qua Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Hai bên tuyên bố, việc duy trì hòa bình và ổn định, tăng cường lòng tin lẫn nhau là các nhân tố cốt lõi nhằm bảo đảm phát triển ổn định khu vực châu Á - Thái Bình Dương với tư cách là một trong những trung tâm của trật tự thế giới đa cực mới...
Ý nghĩa chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Báo chí Nga trong tuần qua tràn ngập các tin, bài đề cập đến chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, cũng như mối quan hệ Nga - Việt và ý nghĩa của chuyến thăm đối với tương lai quan hệ hai nước. Các trang tin, website chính thức của Điện Kremlin, Chính phủ, Đuma quốc gia, Hội đồng liên bang Nga đều kịp thời tường thuật, cập nhật các tin, bài, hình ảnh, video về diễn biến chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn, các cuộc gặp, hội đàm giữa Tổng Bí thư với các nhà lãnh đạo cấp cao của nước chủ nhà; đồng thời đăng tải toàn văn Tuyên bố chung, danh sách các văn kiện đã ký kết, nội dung cuộc họp báo sau cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin…
Tất cả đều đánh giá chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ mở ra trang mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã thay đổi “không thể nhận ra”, trở thành một đối tác bình đẳng với Nga, song vẫn duy trì chính sách tốt đẹp với Nga. Tờ Tin tức (Izvestia) còn trích lời Tổng thống Putin cho biết Nga đang hy vọng vào dòng vốn đầu tư của các công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vào các dự án tại khu vực Sibiri và Viễn Đông, tương tự như dự án của Tập đoàn TH Truemilk đầu tư vào tỉnh Kaluga. Trong khi Hãng thông tấn Regnum trích lời Chủ tịch Đuma quốc gia Nga Vyacheslav Volodin đánh giá chuyến thăm này không chỉ góp phần thúc đẩy quan hệ giữa quốc hội hai nước, mà còn tạo ra xung lực mới cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt.
Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước thăm và làm việc tại Việt Nam
Trong 02 ngày (04 và ngày 05-9-2018), Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước do đồng chí Saysomphone Phomvihane, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước dẫn đầu đã có chuyến thăm Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane và Đoàn đại biểu đã có buổi hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, hội đàm với Đoàn đại biểu Ban Dân vận Trung ương Đảng ta do đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương dẫn đầu, gặp gỡ đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tại các buổi tiếp xúc và gặp gỡ, đồng chí Saysomphone Phomvihane cảm ơn Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tiếp và dành cho Đoàn những tình cảm thân thiết. Đồng chí Saysomphone Phomvihane chúc mừng những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam; bày tỏ vui mừng về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam ngày càng phát triển sâu rộng; cảm ơn sâu sắc về sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, kịp thời và có hiệu quả mà Việt Nam đã dành cho Lào từ trước đến nay, đặc biệt là vừa qua đã hỗ trợ về vật chất giúp nhân dân vùng bị hại do sự cố vỡ đập thủy điện tại Nam Lào khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo nước ta hoan nghênh và đánh giá cao đồng chí Saysomphone Phomvihane dẫn đầu Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước sang thăm và dự hội nghị về công tác dân vận tại Việt Nam; chúc mừng những thành tựu quan trọng về đối nội và đối ngoại mà Lào đã giành được sau hơn hai năm triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đất nước và nhân dân Lào tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới. đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Ban Dân vận Trung ương với Mặt trận Lào Xây dựng đất nước trong thời gian qua, cũng như kết quả hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Mặt trận Lào Xây dựng đất nước với Ban Dân vận Trung ương; nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới, các nhà lãnh đạo nước ta bày tỏ mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ, tăng cường trao đổi về lý luận và thực tiễn, nhất là những bài học kinh nghiệm về công tác dân vận của mỗi Đảng.
Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Phạm Minh Chính tiếp Bộ Trưởng Phụ trách chính sách biển, Văn phòng Nội các Nhật Bản
Sáng 05-9-2018, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn Nghị sĩ Nhật Bản do Bộ trưởng phụ trách chính sách biển, Văn phòng Nội các Nhật Bản, kiêm Chánh văn phòng Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt Fukui Teru làm Trưởng đoàn đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của Bộ Trưởng Phụ trách chính sách biển, Văn phòng Nội các Nhật Bản, kiêm Chánh Văn phòng Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt Fukui Teru và Đoàn cán bộ Nhật Bản, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là hoạt động ý nghĩa, thiết thực triển khai các nội dung hợp tác về chính sách biển giữa hai nước trong khuôn khổ Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang tới Nhật Bản. Đặc biệt, chuyến thăm của Đoàn thêm ý nghĩa khi diễn ra vào dịp hai nước đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Phạm Minh Chính khẳng định Quốc hội Việt Nam ủng hộ và đánh giá cao quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam - Nhật Bản, thông qua các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước.
Tại cuộc tiếp, Bộ trưởng phụ trách chính sách biển, Văn phòng Nội các Nhật Bản, kiêm Chánh văn phòng Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt Fukui Teru đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai cơ quan lập pháp thời gian qua; sự hợp tác có hiệu quả giữa hai nhóm Nghị sỹ hữu nghị đã góp phần vào việc xây dựng và phát triển quan hệ hai nước. Thời gian tới hai nhóm Nghị sỹ hữu nghị cần tiếp tục làm đầu mối đẩy mạnh trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, giao lưu nhân dân, giao lưu nghị sỹ, nghị sỹ trẻ, nghị sỹ các địa phương giữa hai nước; kêu gọi hai bên thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Cố vấn đặc biệt Tập đoàn Mainichi, Nhật Bản
Sáng 07-9-2018, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp ông Tsuneda Teruo, Cố vấn đặc biệt Tập đoàn Mainichi và Đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Đánh giá cao quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp và thực chất trên tất cả các lĩnh vực, trong đó sự tin cậy chính trị giữa lãnh đạo cấp cao ngày càng được tăng cường cũng như những đóng góp tích cực của ông Tsuneda Teruo trong thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân hai nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn Cố vấn đặc biệt Tsuneda Teruo sẽ tiếp tục có nhiều sáng kiến, hoạt động thiết thực góp phần tích cực vào việc thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân nói chung và hợp tác với Bộ Công an nói riêng, nhất là trong việc nâng cao nhận thức về an toàn giao thông tại Việt Nam. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng bày tỏ vui mừng khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; khẳng định Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của Nhật Bản tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Cố vấn đặc biệt Tsuneda Teruo bày tỏ vui mừng về những kết quả đạt được trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Nhật Bản của Chủ tịch nước vừa qua. Ông Tsuneda Teruo cho biết ngày 18-11 tới đây Tập đoàn Mainichi phối hợp với Bộ Công an tổ chức giải chạy Marathon tiếp sức với chủ đề “Chạy vì An toàn giao thông”. Ông Tsuneda Teruo mong muốn các hoạt động của Tập đoàn Mainichi tổ chức tại Việt Nam sẽ góp phần tăng cường hiểu biết và tình cảm giữa người dân hai nước - nền tảng cho thành công của quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Nhật.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Liên bang Nga
Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 05 đến ngày 08-9-2018. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với thành phần hẹp và mở rộng với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev, Chủ tịch Đuma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Volodin, Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Andrey Turchak; đặt vòng hoa tại Mộ Liệt sỹ vô danh, Lăng Vladimir Ilyich Lenin và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, gặp gỡ các cựu chiến binh, chuyên gia Nga từng làm việc tại Việt Nam, dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Hữu nghị Nga-Việt; thăm tỉnh Kaluga.
Các cuộc hội đàm, hội kiến diễn ra trong bầu không khí tin cậy, cởi mở và hữu nghị truyền thống. Lãnh đạo hai nước đã trao đổi ý kiến sâu rộng về các vấn đề nhằm tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt - Nga, thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm. Lãnh đạo hai nước khẳng định đường lối nhất quán là củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga, đáp ứng lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hai Bên đánh giá cao đối thoại chính trị thường xuyên và thực chất, trong đó có cấp cao nhất, sự phối hợp tích cực theo kênh Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan chính quyền địa phương, giữa các chính đảng và tổ chức xã hội; bày tỏ hài lòng về sự phát triển của quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh, đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự - lĩnh vực giữ vị trí đặc biệt trong tổng thể quan hệ giữa hai nước…
Hai nhà lãnh đạo khẳng định quyết tâm nỗ lực đạt mục tiêu xây dựng hệ thống quan hệ quốc tế đa cực, bình đẳng hơn, dân chủ hơn, dựa trên nguyên tắc hợp tác rộng rãi giữa các quốc gia và tổ chức, những quy định thống nhất cho tất cả các quốc gia, tính tối thượng của luật pháp quốc tế và vai trò vững chắc của Liên hợp quốc với tư cách là trung tâm điều chỉnh và phối hợp chính trị thế giới. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các tranh chấp biên giới, lãnh thổ và các tranh chấp khác tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần được giải quyết bởi các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. Việt Nam và Nga ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002 và hoan nghênh nỗ lực của các bên nhằm sớm thông qua Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Hai bên tuyên bố, việc duy trì hòa bình và ổn định, tăng cường lòng tin lẫn nhau là các nhân tố cốt lõi nhằm bảo đảm phát triển ổn định khu vực châu Á - Thái Bình Dương với tư cách là một trong những trung tâm của trật tự thế giới đa cực mới...
Ý nghĩa chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Báo chí Nga trong tuần qua tràn ngập các tin, bài đề cập đến chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, cũng như mối quan hệ Nga - Việt và ý nghĩa của chuyến thăm đối với tương lai quan hệ hai nước. Các trang tin, website chính thức của Điện Kremlin, Chính phủ, Đuma quốc gia, Hội đồng liên bang Nga đều kịp thời tường thuật, cập nhật các tin, bài, hình ảnh, video về diễn biến chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn, các cuộc gặp, hội đàm giữa Tổng Bí thư với các nhà lãnh đạo cấp cao của nước chủ nhà; đồng thời đăng tải toàn văn Tuyên bố chung, danh sách các văn kiện đã ký kết, nội dung cuộc họp báo sau cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin…
Tất cả đều đánh giá chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ mở ra trang mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã thay đổi “không thể nhận ra”, trở thành một đối tác bình đẳng với Nga, song vẫn duy trì chính sách tốt đẹp với Nga. Tờ Tin tức (Izvestia) còn trích lời Tổng thống Putin cho biết Nga đang hy vọng vào dòng vốn đầu tư của các công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vào các dự án tại khu vực Sibiri và Viễn Đông, tương tự như dự án của Tập đoàn TH Truemilk đầu tư vào tỉnh Kaluga. Trong khi Hãng thông tấn Regnum trích lời Chủ tịch Đuma quốc gia Nga Vyacheslav Volodin đánh giá chuyến thăm này không chỉ góp phần thúc đẩy quan hệ giữa quốc hội hai nước, mà còn tạo ra xung lực mới cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt.
Công tác chuẩn bị hội nghị WEF ASEAN 2018 đã hoàn tất
Chiều 09-9-2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp tới kiểm tra công tác chuẩn bị; tổng duyệt các phương án tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội. Tại đây, Thủ tướng nghe Ban Tổ chức trình bày và triển khai kịch bản, phương án đón các nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế tới Trung tâm Hội nghị Quốc gia tham dự hội nghị WEF ASEAN. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã kiểm tra các địa điểm tổ chức Hội nghị tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Thủ tướng cũng nghe báo cáo về phương án tổ chức phiên Khai mạc Toàn thể Hội nghị WEF ASEAN 2018 và phương án tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, đến thời điểm này, trên các mặt công việc, công tác chuẩn bị cho sự kiện WEF - ASEAN đã hoàn tất, sẵn sàng cho các hoạt động của hội nghị. Trong những ngày qua, phía Diễn đàn kinh tế thế giới WEF đã cử nhiều chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ và cùng hợp tác tổ chức sự kiện này. Hiện đã có 06 vị Tổng thống, Thủ tướng; có 03 Phó Thủ tướng dự kiến sẽ tham dự hội nghị. Công tác lễ tân, an ninh, hậu cần cũng đã được bố trí đầy đủ, chặt chẽ đảm bảo chu đáo, kịp thời theo các tiêu chí đề ra. Cũng theo Ban Tổ chức, đến thời điểm này, số lượng đại biểu chính thức đăng ký tham dự WEF - ASEAN là 970 người; cùng với những khách mời khác, đưa tổng số đại biểu tham dự có thể lên đến gần 1.200 đại biểu. Dự kiến, sẽ có khoảng hơn 300 phóng viên trong nước và quốc tế sẽ đến đưa tin về sự kiện ngoại giao quan trọng này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Hội nghị WEF ASEAN là hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam trong năm 2018. Đây là cơ hội để khẳng định khát vọng, ước mơ vươn lên tầm cao mới của Việt Nam, do đó, công tác chuẩn bị có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo cho thành công của Hội nghị. Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh truyền thông về các hoạt động liên quan đến sự kiện ngoại giao đặc biệt này. Công tác chuẩn bị phải lồng ghép quảng bá, đẩy mạnh truyền thông, hình ảnh về tiềm năng đất nước, con người Việt Nam. Quá trình chuẩn bị cần bố trí sao cho thể hiện được văn hóa Việt Nam, văn hóa ASEAN trong các sự kiện của hội nghị. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu “an toàn tuyệt đối” trong quá trình diễn ra hội nghị, cũng như công tác y tế và đảm bảo vệ sinh cũng phải được chú ý làm tốt, nhất là khu vực diễn ra hội nghị, các khách sạn, sân bay, địa điểm lưu trú của đoàn. Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan rà soát lại mọi khâu trong công tác chuẩn bị để kịp thời phát hiện những khâu còn sơ hở, thiếu sót, đảm bảo cho thành công của hội nghị./.
Chiều 09-9-2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp tới kiểm tra công tác chuẩn bị; tổng duyệt các phương án tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội. Tại đây, Thủ tướng nghe Ban Tổ chức trình bày và triển khai kịch bản, phương án đón các nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế tới Trung tâm Hội nghị Quốc gia tham dự hội nghị WEF ASEAN. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã kiểm tra các địa điểm tổ chức Hội nghị tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Thủ tướng cũng nghe báo cáo về phương án tổ chức phiên Khai mạc Toàn thể Hội nghị WEF ASEAN 2018 và phương án tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, đến thời điểm này, trên các mặt công việc, công tác chuẩn bị cho sự kiện WEF - ASEAN đã hoàn tất, sẵn sàng cho các hoạt động của hội nghị. Trong những ngày qua, phía Diễn đàn kinh tế thế giới WEF đã cử nhiều chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ và cùng hợp tác tổ chức sự kiện này. Hiện đã có 06 vị Tổng thống, Thủ tướng; có 03 Phó Thủ tướng dự kiến sẽ tham dự hội nghị. Công tác lễ tân, an ninh, hậu cần cũng đã được bố trí đầy đủ, chặt chẽ đảm bảo chu đáo, kịp thời theo các tiêu chí đề ra. Cũng theo Ban Tổ chức, đến thời điểm này, số lượng đại biểu chính thức đăng ký tham dự WEF - ASEAN là 970 người; cùng với những khách mời khác, đưa tổng số đại biểu tham dự có thể lên đến gần 1.200 đại biểu. Dự kiến, sẽ có khoảng hơn 300 phóng viên trong nước và quốc tế sẽ đến đưa tin về sự kiện ngoại giao quan trọng này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Hội nghị WEF ASEAN là hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam trong năm 2018. Đây là cơ hội để khẳng định khát vọng, ước mơ vươn lên tầm cao mới của Việt Nam, do đó, công tác chuẩn bị có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo cho thành công của Hội nghị. Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh truyền thông về các hoạt động liên quan đến sự kiện ngoại giao đặc biệt này. Công tác chuẩn bị phải lồng ghép quảng bá, đẩy mạnh truyền thông, hình ảnh về tiềm năng đất nước, con người Việt Nam. Quá trình chuẩn bị cần bố trí sao cho thể hiện được văn hóa Việt Nam, văn hóa ASEAN trong các sự kiện của hội nghị. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu “an toàn tuyệt đối” trong quá trình diễn ra hội nghị, cũng như công tác y tế và đảm bảo vệ sinh cũng phải được chú ý làm tốt, nhất là khu vực diễn ra hội nghị, các khách sạn, sân bay, địa điểm lưu trú của đoàn. Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan rà soát lại mọi khâu trong công tác chuẩn bị để kịp thời phát hiện những khâu còn sơ hở, thiếu sót, đảm bảo cho thành công của hội nghị./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón tiếp các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018)  (11/09/2018)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Điện cảm ơn Thủ tướng Hungary  (11/09/2018)
Một số hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn WEF ASEAN 2018  (11/09/2018)
Các hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hungary  (11/09/2018)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay