Giảm kiểm tra chuyên ngành nhưng vẫn phải bảo đảm các yêu cầu về quản lý
Sáng 24-7, Hội nghị toàn quốc chuyên đề về “Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) và tạo thuận lợi thương mại” đã diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban chỉ đạo quốc gia 1899) cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong cả nước.
Đây là Hội nghị nằm trong chuỗi các hội nghị chuyên đề như hội nghị toàn quốc về logistics, thúc đẩy xuất khẩu, các hội nghị liên quan đến cách mạng công nghiệp lần thứ 4…, với “mẫu số chung” là thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính, tìm kiếm giải pháp cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh; tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động vận tải và thương mại; phục vụ tốt hơn, thực chất hơn cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
* Tiết kiệm hàng trăm triệu USD
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đánh giá các bộ, ngành, nhất là Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã có nhiều nỗ lực và thực hiện được một khối lượng công việc lớn liên quan đến thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành.
Tính trung bình, chi phí thông quan cho 1 lô hàng giảm 19 USD. Tính tới cuối năm 2017, tiết kiệm được 205 triệu USD cho 10,81 triệu tờ khai; giảm hơn 15 triệu giờ lưu kho hàng xuất khẩu và 33 triệu giờ đối với hàng nhập khẩu.
Theo Bộ Tài chính, hiện có 11 bộ, ngành đã kết nối và thực hiện 53 thủ tục hành chính với gần 1,26 triệu hồ sơ của 22.000 doanh nghiệp được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Riêng Bộ Tài chính, tất cả các quy trình thủ tục hải quan đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia với 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc.
Về cơ chế một cửa ASEAN, từ ngày 01-01-2018, Việt Nam đã chính thức trao đổi thông tin C/O mẫu D với 4 nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Đến ngày 10/06, tổng số C/O Việt Nam nhận từ 4 nước nêu trên là 28.509 C/O, tổng số C/O gửi tới 4 nước là 14.392 C/O.
Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN bước đầu đã thực sự mang lại những hiệu quả to lớn trong công tác cải cách hành chính. Doanh nghiệp không còn phải trực tiếp làm việc với từng cơ quan nhà nước để hoàn thành các thủ tục hành chính, nhờ đó giảm được chi phí, thời gian, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.
Tuy nhiên, việc các bộ, ngành triển khai thực hiện các thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia chưa phải là cao (53 thủ tục) trong khi mục tiêu đến cuối năm là khá lớn (143 thủ tục). Theo phản ánh của các doanh nghiệp, việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia vẫn chưa đi vào thực chất. Khi thực hiện một số thủ tục vẫn ở tình trạng “nửa vời”, bên cạnh việc gửi hồ sơ điện tử, doanh nghiệp vẫn bị yêu cầu phải xuất trình hồ sơ, chứng từ giấy. Thậm chí, trong khi thực hiện, còn nhiều yêu cầu về thông tin chứng từ dư thừa, chồng chéo giữa các cơ quan; mức độ tiêu chuẩn hóa, đơn giản hóa, hài hòa hóa quy trình thủ tục còn thấp. Năng lực chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý trong thực hiện thủ tục hành chính còn yếu.
* Tạo thuận lợi nhưng vẫn cần chống gian lận thương mại
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến yêu cầu tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế với mục tiêu vào nhóm đầu ASEAN, hướng đến tiêu chuẩn OECD.
“Ngành nào chưa làm tốt, phải làm tốt hơn, địa phương nào chưa cải cách mạnh hơn cho hội nhập, tạo thuận lợi thương mại thì phải rà lại, xem lại để quán triệt chủ trương quan trọng này”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.
Từ các ý kiến tại Hội nghị, Thủ tướng đề nghị Ủy ban 1899 chỉ đạo Bộ Tài chính tổng hợp ý kiến tại Hội nghị, nghiên cứu, nghiêm túc tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện 2 dự thảo văn bản nêu trên, tạo nền tảng pháp lý thúc đẩy cơ chế một cửa ASEAN, một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại tốt hơn nữa, nhanh hơn nữa. Theo đó, trình Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch hành động trong tháng 8-2018 và trình Chính phủ ban hành Nghị định trong tháng 9-2018.
Đây được xem là sản phẩm quan trọng của Hội nghị. Trong Nghị định và Kế hoạch hành động, phải đề xuất cải cách mang tính đột phá sâu rộng hơn, hiệu quả hơn, thiết thực hơn, đặc biệt công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để tháo gỡ các tồn tại, bất cập, góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu, giao thương quốc tế và khu vực. Đây chính là động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến yêu cầu bên cạnh tạo thuận lợi thương mại, cần phải kiểm soát, chống gian lận thương mại, buôn lậu, bảo vệ sức khỏe người dân, kể cả hàng xuất và hàng nhập. Do đó, không thể thiếu chế tài xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm, gian lận thương mại.
Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao Ủy ban chỉ đạo quốc gia 1899, các cấp, các ngành, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng, chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, tạo tiền đề quan trọng để triển khai các nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo.
Thủ tướng biểu dương sự cố gắng tích cực của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) với tư cách vừa là Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia 1899 đã có đóng góp tích cực vào việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại. Cùng với Bộ Tài chính, Thủ tướng cũng ghi nhận, biểu dương sự quyết tâm của các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế trong việc phối hợp với Bộ Tài chính triển khai cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại đối với Bộ, ngành mình được giao.
Bộ, ngành nào không được biểu dương hôm nay tức là bộ, ngành đó còn gây phiền hà cho sản xuất, kinh doanh, chưa thực hiện tốt chủ trương mà Chính phủ giao cho các ngành, Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu các ngành, các cấp phải cộng tác chung tay cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn nữa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ thúc đẩy phát triển và tăng trưởng bền vững, đặc biệt thực hiện tốt Nghị quyết 01 và 19 của Chính phủ.
Thủ tướng nhấn mạnh, không dựa vào kiểm tra chuyên ngành để gây chậm trễ trong lưu thông hàng hóa. Phấn đấu giảm tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành xuống dưới 15% nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về quản lý của cơ quan nhà nước và chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Chấm dứt tình trạng có danh mục hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành nhưng không có quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc tiêu chí, phương pháp kiểm tra (trừ trường hợp hàng hóa đặc thù).
Các bộ, ngành tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ và Kế hoạch hành động nêu trên để sửa đổi, bổ sung theo hướng cắt giảm tối đa các mặt hàng không cần thiết phải kiểm tra trước khi thông quan.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro và đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp; minh bạch và công khai phương pháp kiểm tra, tiêu chí kiểm tra thông qua việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá; xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành “không ôm giữ ở bộ, ngành mình những điều kiện không cần thiết để giải phóng sức sản xuất”.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với Ủy ban 1899, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thường xuyên quan tâm chỉ đạo, giám sát việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại trên địa bàn địa phương mình.
Thủ tướng mong muốn, Việt Nam phải là nơi thực thi tốt những cam kết quốc tế. Đến Việt Nam, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, khách du lịch có môi trường tốt nhất, thuận lợi nhất để mọi người cảm thấy thoải mái, thuận lợi như về nhà mình.
Thủ tướng kỳ vọng sau Hội nghị này sẽ có chuyển biến mới về thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại./.
Hội nghị AIDS 2018 nỗ lực đưa phòng chống HIV trở lại đúng hướng  (24/07/2018)
Đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới  (24/07/2018)
Lan tỏa cách làm nông thôn mới kiểu mẫu ở Hà Tĩnh  (24/07/2018)
Lan tỏa cách làm nông thôn mới kiểu mẫu ở Hà Tĩnh  (24/07/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 16 đến 22-7-2018)  (24/07/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên