Cố vấn Nhà nước Myanmar kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam
21:41, ngày 20-04-2018
Chiều 20-4, Cố vấn Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar, bà San Suu Kyi và Đoàn đại biểu cấp cao Myanmar kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 19 đến 20-4, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Cố vấn Nhà nước Liên bang Myanmar Aung San Suu Kyi hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - Myanmar.
Nhân dịp này, Cố vấn Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Qua các cuộc tiếp xúc, hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác chính trị ngoại giao thông qua việc đẩy mạnh các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội, giao lưu nhân dân; thúc đẩy tổ chức Kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Myanmar.
Đồng thời, hai bên sớm thông qua Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - Myanmar giai đoạn 2018 - 2023, làm cơ sở triển khai thực chất và hiệu quả các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước.
Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại-đầu tư trên cơ sở hai bên cùng có lợi; khẳng định tăng cường hợp tác và tìm kiếm những phương thức mới nhằm sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 1 tỷ USD và cao hơn nữa.
Hai bên nhất trí, bên cạnh việc triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã đạt được, hai bên sẽ mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác như đào tạo, quân y, tìm kiếm cứu nạn, giao lưu thể thao.
Hai bên nhất trí tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng trong năm 2018; thúc đẩy đàm phán để sớm ký Thỏa thuận Phòng chống tội phạm cũng như các thỏa thuận, hiệp định khác như Hiệp định dẫn độ và Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù.
Hai bên mong muốn tiếp tục phát huy những lĩnh vực hợp tác quan trọng khác gồm tài chính, viễn thông, năng lượng, nông-lâm-ngư nghiệp, giao lưu nhân dân.
Hai bên hoan nghênh việc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch, tư pháp, giáo dục, văn hóa; nhất trí sớm ký các thỏa thuận nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể...
Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, cam kết phối hợp chặt chẽ nhằm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN có vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực; tăng cường hợp tác sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước sông Mekong...
Hai bên cam kết ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có hiệu lực tại Biển Đông.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi đã chứng kiến lễ ký kết hai văn kiện hợp tác giữa hai nước gồm Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin; Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực thông tin./.
Nhân dịp này, Cố vấn Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Qua các cuộc tiếp xúc, hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác chính trị ngoại giao thông qua việc đẩy mạnh các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội, giao lưu nhân dân; thúc đẩy tổ chức Kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Myanmar.
Đồng thời, hai bên sớm thông qua Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - Myanmar giai đoạn 2018 - 2023, làm cơ sở triển khai thực chất và hiệu quả các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước.
Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại-đầu tư trên cơ sở hai bên cùng có lợi; khẳng định tăng cường hợp tác và tìm kiếm những phương thức mới nhằm sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 1 tỷ USD và cao hơn nữa.
Hai bên nhất trí, bên cạnh việc triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã đạt được, hai bên sẽ mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác như đào tạo, quân y, tìm kiếm cứu nạn, giao lưu thể thao.
Hai bên nhất trí tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng trong năm 2018; thúc đẩy đàm phán để sớm ký Thỏa thuận Phòng chống tội phạm cũng như các thỏa thuận, hiệp định khác như Hiệp định dẫn độ và Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù.
Hai bên mong muốn tiếp tục phát huy những lĩnh vực hợp tác quan trọng khác gồm tài chính, viễn thông, năng lượng, nông-lâm-ngư nghiệp, giao lưu nhân dân.
Hai bên hoan nghênh việc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch, tư pháp, giáo dục, văn hóa; nhất trí sớm ký các thỏa thuận nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể...
Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, cam kết phối hợp chặt chẽ nhằm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN có vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực; tăng cường hợp tác sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước sông Mekong...
Hai bên cam kết ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có hiệu lực tại Biển Đông.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi đã chứng kiến lễ ký kết hai văn kiện hợp tác giữa hai nước gồm Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin; Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực thông tin./.
Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka sẽ thăm chính thức Việt Nam  (20/04/2018)
Giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Myanmar  (20/04/2018)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Cố vấn Nhà nước Myanmar  (20/04/2018)
Đảng và Nhà nước mãi mãi ghi ơn sâu sắc những hy sinh to lớn của các Mẹ  (20/04/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang  (20/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên