Phê duyệt Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện
20:47, ngày 09-03-2018
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 (Chương trình quốc gia về DSM).
Mục tiêu tổng quát của Chương trình quốc gia về DSM là triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, kinh tế - xã hội để thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện, trong đó sự tham gia chủ động của khách hàng sử dụng điện đóng vai trò quan trọng góp phần bảo đảm cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế chung của hệ thống điện gắn với phát triển bền vững ngành điện, ngành năng lượng.
Chương trình quốc gia về DSM được triển khai phù hợp với xu hướng phát triển của ngành năng lượng, ngành điện và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, bảo đảm tối ưu mọi nguồn lực xã hội, hiệu quả và lợi ích của khách hàng sử dụng điện và các đơn vị điện lực trong chuỗi quá trình từ sản xuất điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán điện và sử dụng điện như: Giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện vùng, miền nhằm giảm nhu cầu về vốn đầu tư để xây dựng mới, mở rộng hệ thống điện, góp phần giảm áp lực tăng giá điện, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng và phát triển bền vững; nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng điện và toàn xã hội trong việc quản lý nhu cầu điện và sử dụng điện hiệu quả; từng bước chuyển từ khách hàng sử dụng điện truyền thống sang khách hàng sử dụng điện thông minh.
Mục tiêu cụ thể là phấn đấu giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia (so với dự báo nhu cầu phụ tải điện trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia) khoảng 300 MW vào năm 2020, 1.000 MW vào năm 2025 và 2.000 MW vào năm 2030 thông qua triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về DSM; hệ số phụ tải hệ thống điện quốc gia (Kpt) tăng từ 1%÷2% trong cả giai đoạn 2018 - 2020 và 3%÷4% trong cả giai đoạn từ 2021 - 2030.
Giai đoạn 2018 - 2020 sẽ hoàn thành xây dựng trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành đồng bộ và đầy đủ các quy định liên quan, đặc biệt là các cơ chế chính sách, cơ chế tài chính và cơ chế khuyến khích phù hợp để tạo hành lang pháp lý triển khai Chương trình quốc gia về DSM; từng bước mở rộng đối tượng khách hàng tham gia Chương trình quốc gia về DSM đến cả các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt; kết hợp thực hiện các Chương trình DSM với việc hỗ trợ, khuyến khích khách hàng tham gia đầu tư trang bị hệ thống năng lượng mặt trời lắp mái; thực hiện các Chương trình DSM thí điểm, trung và dài hạn cũng như chiến dịch quốc gia nâng cao nhận thức về các Chương trình DSM...
Chương trình quốc gia về DSM được thực hiện theo lộ trình, giai đoạn cụ thể bảo đảm phù hợp với điều kiện và thể chế, chính sách của ngành điện Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các nhóm nội dung chính sau: 1- Xây dựng và hoàn thiện đầy đủ khung pháp lý để thực hiện Chương trình quốc gia về DSM; 2- Đẩy mạnh các chương trình, hoạt động để nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện và đơn vị điện lực về Chương trình quốc gia về DSM; 3- Thực hiện các Chương trình DSM, Chương trình DR.
Từng bước trang bị các hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại tại các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện như hệ thống hạ tầng đo đếm tiên tiến, hệ thống công tơ đọc và thu thập số liệu đo đếm từ xa, hệ thống năng lượng mặt trời lắp mái, các hệ thống tích hợp lưu trữ năng lượng để tối ưu hóa việc tham gia của khách hàng sử dụng điện trong các Chương trình DSM/DR.
Để thực hiện Chương trình quốc gia về DSM đạt được các mục tiêu đề ra, đem lại hiệu quả cao, các cơ quan chức năng liên quan cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm. Trong đó, các giải pháp về khoa học và công nghệ thực hiện các Chương trình DSM cần thực hiện đồng bộ và phù hợp với việc phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam; thực hiện phối hợp và lồng ghép với chương trình trọng điểm cấp nhà nước về “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng” để bảo đảm khai thác tối đa tiềm năng của các Chương trình DSM.
Các giải pháp về khoa học và công nghệ thực hiện các Chương trình DSM cần thực hiện đồng bộ và phù hợp với việc phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam; thực hiện phối hợp và lồng ghép với chương trình trọng điểm cấp nhà nước về “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng” để bảo đảm khai thác tối đa tiềm năng của các Chương trình DSM.
Danh sách các huyện nghèo, thoát nghèo 2018 - 2020
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020. Theo Danh sách, nhóm 1 gồm 56 huyện nghèo thuộc 19 tỉnh đang được hỗ trợ áp dụng các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ.
56 huyện trên thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các chính sách đặc thù quy định tại Tiểu dự án 1, Tiểu dự án 3, Tiểu dự án 4 thuộc Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02-9-2016.
Nhóm 2 gồm 29 huyện thuộc 18 tỉnh được xét bổ sung vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018 - 2020. 29 huyện này từ năm 2018 đến hết năm 2020, thực hiện các chính sách đặc thù quy định tại Tiểu dự án 1, Tiểu dự án 3, Tiểu dự án 4 thuộc Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg với định mức hỗ trợ bằng 70% so với các huyện nghèo thuộc Nhóm 1 (theo quy định tại Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31-10-2016). Năm 2018, chỉ bố trí vốn hỗ trợ thực hiện cho các huyện nghèo bổ sung ngoài các huyện theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05-02-2013.
Nhóm 3 gồm 8 huyện thuộc 6 tỉnh được công nhận thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020. Nhóm này thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP (trừ chính sách đầu tư và duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng) và các chính sách quy định tại Tiểu dự án 3, Tiểu dự án 4 thuộc Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg đến hết năm 2020 với định mức hỗ trợ bằng 100% so với các huyện nghèo thuộc Nhóm 1.
Trường hợp năm 2019 được cấp bù phần vốn của năm 2018 thì tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư và duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng đến hết năm 2019.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí
Thủ tướng Chính phủ quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí (BCĐ) để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm về dầu khí.
Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Phó Trưởng Ban Thường trực là Bộ trưởng Bộ Công Thương. Các Phó Trưởng Ban gồm Thứ trưởng Bộ Công Thương và Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm về dầu khí; chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan cùng với chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn trong nước và nước ngoài, các nhà thầu thực hiện các nội dung theo nhiệm vụ để bảo đảm tiến độ thi công và chất lượng công trình thuộc các dự án trọng điểm về dầu khí.
Đồng thời chỉ đạo, phối hợp các ngành, các địa phương liên quan giải quyết các vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện bồi thường hỗ trợ, di dân, tái định cư, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm về dầu khí; trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm về dầu khí.
Ban Chỉ đạo thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định những cơ chế, chính sách và giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các dự án trọng điểm về dầu khí; giải quyết các vấn đề có tính liên ngành liên quan đến các dự án trọng điểm về dầu khí.
Ban Chỉ đạo hoạt động theo quy chế do Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành. Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban, các Ủy viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Giúp việc Ban Chỉ đạo có Văn phòng Ban Chỉ đạo đặt tại Bộ Công Thương. Phó Trưởng Ban Thường trực, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập, quy định nhiệm vụ và cử người làm việc tại Văn phòng Ban Chỉ đạo./.
Chương trình quốc gia về DSM được triển khai phù hợp với xu hướng phát triển của ngành năng lượng, ngành điện và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, bảo đảm tối ưu mọi nguồn lực xã hội, hiệu quả và lợi ích của khách hàng sử dụng điện và các đơn vị điện lực trong chuỗi quá trình từ sản xuất điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán điện và sử dụng điện như: Giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện vùng, miền nhằm giảm nhu cầu về vốn đầu tư để xây dựng mới, mở rộng hệ thống điện, góp phần giảm áp lực tăng giá điện, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng và phát triển bền vững; nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng điện và toàn xã hội trong việc quản lý nhu cầu điện và sử dụng điện hiệu quả; từng bước chuyển từ khách hàng sử dụng điện truyền thống sang khách hàng sử dụng điện thông minh.
Mục tiêu cụ thể là phấn đấu giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia (so với dự báo nhu cầu phụ tải điện trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia) khoảng 300 MW vào năm 2020, 1.000 MW vào năm 2025 và 2.000 MW vào năm 2030 thông qua triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về DSM; hệ số phụ tải hệ thống điện quốc gia (Kpt) tăng từ 1%÷2% trong cả giai đoạn 2018 - 2020 và 3%÷4% trong cả giai đoạn từ 2021 - 2030.
Giai đoạn 2018 - 2020 sẽ hoàn thành xây dựng trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành đồng bộ và đầy đủ các quy định liên quan, đặc biệt là các cơ chế chính sách, cơ chế tài chính và cơ chế khuyến khích phù hợp để tạo hành lang pháp lý triển khai Chương trình quốc gia về DSM; từng bước mở rộng đối tượng khách hàng tham gia Chương trình quốc gia về DSM đến cả các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt; kết hợp thực hiện các Chương trình DSM với việc hỗ trợ, khuyến khích khách hàng tham gia đầu tư trang bị hệ thống năng lượng mặt trời lắp mái; thực hiện các Chương trình DSM thí điểm, trung và dài hạn cũng như chiến dịch quốc gia nâng cao nhận thức về các Chương trình DSM...
Chương trình quốc gia về DSM được thực hiện theo lộ trình, giai đoạn cụ thể bảo đảm phù hợp với điều kiện và thể chế, chính sách của ngành điện Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các nhóm nội dung chính sau: 1- Xây dựng và hoàn thiện đầy đủ khung pháp lý để thực hiện Chương trình quốc gia về DSM; 2- Đẩy mạnh các chương trình, hoạt động để nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện và đơn vị điện lực về Chương trình quốc gia về DSM; 3- Thực hiện các Chương trình DSM, Chương trình DR.
Từng bước trang bị các hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại tại các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện như hệ thống hạ tầng đo đếm tiên tiến, hệ thống công tơ đọc và thu thập số liệu đo đếm từ xa, hệ thống năng lượng mặt trời lắp mái, các hệ thống tích hợp lưu trữ năng lượng để tối ưu hóa việc tham gia của khách hàng sử dụng điện trong các Chương trình DSM/DR.
Để thực hiện Chương trình quốc gia về DSM đạt được các mục tiêu đề ra, đem lại hiệu quả cao, các cơ quan chức năng liên quan cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm. Trong đó, các giải pháp về khoa học và công nghệ thực hiện các Chương trình DSM cần thực hiện đồng bộ và phù hợp với việc phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam; thực hiện phối hợp và lồng ghép với chương trình trọng điểm cấp nhà nước về “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng” để bảo đảm khai thác tối đa tiềm năng của các Chương trình DSM.
Các giải pháp về khoa học và công nghệ thực hiện các Chương trình DSM cần thực hiện đồng bộ và phù hợp với việc phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam; thực hiện phối hợp và lồng ghép với chương trình trọng điểm cấp nhà nước về “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng” để bảo đảm khai thác tối đa tiềm năng của các Chương trình DSM.
Danh sách các huyện nghèo, thoát nghèo 2018 - 2020
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020. Theo Danh sách, nhóm 1 gồm 56 huyện nghèo thuộc 19 tỉnh đang được hỗ trợ áp dụng các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ.
56 huyện trên thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các chính sách đặc thù quy định tại Tiểu dự án 1, Tiểu dự án 3, Tiểu dự án 4 thuộc Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02-9-2016.
Nhóm 2 gồm 29 huyện thuộc 18 tỉnh được xét bổ sung vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018 - 2020. 29 huyện này từ năm 2018 đến hết năm 2020, thực hiện các chính sách đặc thù quy định tại Tiểu dự án 1, Tiểu dự án 3, Tiểu dự án 4 thuộc Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg với định mức hỗ trợ bằng 70% so với các huyện nghèo thuộc Nhóm 1 (theo quy định tại Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31-10-2016). Năm 2018, chỉ bố trí vốn hỗ trợ thực hiện cho các huyện nghèo bổ sung ngoài các huyện theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05-02-2013.
Nhóm 3 gồm 8 huyện thuộc 6 tỉnh được công nhận thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020. Nhóm này thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP (trừ chính sách đầu tư và duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng) và các chính sách quy định tại Tiểu dự án 3, Tiểu dự án 4 thuộc Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg đến hết năm 2020 với định mức hỗ trợ bằng 100% so với các huyện nghèo thuộc Nhóm 1.
Trường hợp năm 2019 được cấp bù phần vốn của năm 2018 thì tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư và duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng đến hết năm 2019.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí
Thủ tướng Chính phủ quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí (BCĐ) để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm về dầu khí.
Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Phó Trưởng Ban Thường trực là Bộ trưởng Bộ Công Thương. Các Phó Trưởng Ban gồm Thứ trưởng Bộ Công Thương và Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm về dầu khí; chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan cùng với chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn trong nước và nước ngoài, các nhà thầu thực hiện các nội dung theo nhiệm vụ để bảo đảm tiến độ thi công và chất lượng công trình thuộc các dự án trọng điểm về dầu khí.
Đồng thời chỉ đạo, phối hợp các ngành, các địa phương liên quan giải quyết các vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện bồi thường hỗ trợ, di dân, tái định cư, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm về dầu khí; trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm về dầu khí.
Ban Chỉ đạo thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định những cơ chế, chính sách và giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các dự án trọng điểm về dầu khí; giải quyết các vấn đề có tính liên ngành liên quan đến các dự án trọng điểm về dầu khí.
Ban Chỉ đạo hoạt động theo quy chế do Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành. Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban, các Ủy viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Giúp việc Ban Chỉ đạo có Văn phòng Ban Chỉ đạo đặt tại Bộ Công Thương. Phó Trưởng Ban Thường trực, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập, quy định nhiệm vụ và cử người làm việc tại Văn phòng Ban Chỉ đạo./.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Lào, Hà Tĩnh cùng đầu tư, phát triển  (09/03/2018)
Tiếp tục quyết liệt triển khai xây dựng Chính phủ điện tử  (09/03/2018)
Thúc đẩy các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh  (08/03/2018)
CPTPP - Bước tiến trong xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu  (08/03/2018)
Tháo gỡ khó khăn, lấy lại tiến độ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1  (08/03/2018)
Những điểm sáng trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam  (08/03/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay