CPTPP - Bước tiến trong xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu
22:11, ngày 08-03-2018
Theo kế hoạch, rạng sáng 09-3-2018 (theo giờ Việt Nam), 11 nước sẽ ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chile. Đây được đánh giá là một thắng lợi mang tính biểu tượng của các nỗ lực thúc đẩy thương mại đa phương và xóa bỏ chủ nghĩa bảo hộ.
CPTPP bao gồm 11 nền kinh tế tham gia gồm Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam, chiếm khoảng 13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước còn lại đã tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới của TPP là CPTPP. Hiệp định này về cơ bản giữ nguyên nội dung của TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới.
Trong số các nghĩa vụ được tạm hoãn, các nước đồng ý để Việt Nam miễn thực thi một số cam kết quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm của chính phủ, dịch vụ tài chính, viễn thông... CPTPP sẽ có hiệu lực trong 60 ngày sau khi có ít nhất sáu quốc gia tham gia hoàn tất các thủ tục phê chuẩn.
Hiệp định bao gồm 30 chương và đề cập đến không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước...
Cũng như TPP, CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại... mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước...
Ngoài ra, hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.
Trong bối cảnh không còn sự tham gia của Mỹ, quy mô kinh tế của CPTPP không còn được như TPP trước đây và vì vậy, lợi ích kinh tế của hiệp định này đối với các nước tham gia, trong đó có Việt Nam không còn lớn như trước. Tuy nhiên, hiệp định này vẫn mang lại những lợi ích đáng kể cho các nước thành viên.
Hiệp định sẽ mở ra một "sân chơi" mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân. Ngoài ra, với tiêu chuẩn cao và đặt ra những quy định cho các vấn đề phi truyền thống như lao động, môi trường, doanh nghiệp Nhà nước... Hiệp định này sẽ góp phần quan trọng vào tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới.
CPTPP khẳng định lại các vấn đề đã được thể hiện trong lời mở đầu TPP, trong đó nêu rõ các bên tham gia với mục đích thành lập một hiệp định khu vực toàn diện phục vụ thúc đẩy hội nhập kinh tế nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo ra những cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống, lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững; thắt chặt tình hữu nghị và hợp tác giữa chính phủ và người dân của các nước ký kết.
CPTPP được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa nhanh chóng các lợi ích của TPP và tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược của các lợi ích đó; đóng góp nhằm duy trì mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại thế giới và tạo ra những cơ hội kinh tế mới cho người dân thuộc mọi mức thu nhập và hoàn cảnh kinh tế; thúc đẩy hơn nữa hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực giữa các bên; tăng cường cơ hội thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực; khẳng định lại tầm quan trọng của việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bản sắc và sự đa dạng văn hóa, bảo vệ và bảo tồn môi trường, bình đẳng giới, quyền lợi của người bản địa, quyền lao động, thương mại, phát triển bền vững, tri thức truyền thống, cũng như tầm quan trọng của việc bảo lưu quyền quản lý của mình vì các lợi ích công cộng; hoan nghênh các quốc gia hoặc các lãnh thổ hải quan riêng biệt tham gia hiệp định này.
Theo giới chuyên gia, phiên bản cuối cùng của CPTPP được đánh giá là mang tính bước ngoặt, nhằm cắt giảm rào cản thương mại ở một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thành công của thỏa thuận được các giới chức Nhật Bản và các nước thành viên khác quảng bá là một biện pháp chống lại chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng ở Mỹ.
Chính phủ các nước CPTPP nhanh chóng quảng bá các lợi ích kinh tế của hiệp định. Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo nhận định CPTPP sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới cho Australia trong tất cả mọi lĩnh vực: nông nghiệp, sản xuất, khai thác mỏ, dịch vụ, và cùng lúc tạo ra những cơ hội mới trong khu vực mậu dịch tự do trải dài khắp châu Mỹ và châu Á.”
Trong khi đó, Chính phủ New Zealand dự kiến CPTPP sẽ thúc đẩy nền kinh tế của quốc đảo này lên khoảng 1,2-4 tỷ đôla New Zealand (khoảng 881,40 triệu USD) mỗi năm, trong đó, các nhà xuất khẩu trái kiwi và thịt bò nằm trong số những người hưởng lợi hàng đầu./.
Sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước còn lại đã tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới của TPP là CPTPP. Hiệp định này về cơ bản giữ nguyên nội dung của TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới.
Trong số các nghĩa vụ được tạm hoãn, các nước đồng ý để Việt Nam miễn thực thi một số cam kết quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm của chính phủ, dịch vụ tài chính, viễn thông... CPTPP sẽ có hiệu lực trong 60 ngày sau khi có ít nhất sáu quốc gia tham gia hoàn tất các thủ tục phê chuẩn.
Hiệp định bao gồm 30 chương và đề cập đến không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước...
Cũng như TPP, CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại... mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước...
Ngoài ra, hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.
Trong bối cảnh không còn sự tham gia của Mỹ, quy mô kinh tế của CPTPP không còn được như TPP trước đây và vì vậy, lợi ích kinh tế của hiệp định này đối với các nước tham gia, trong đó có Việt Nam không còn lớn như trước. Tuy nhiên, hiệp định này vẫn mang lại những lợi ích đáng kể cho các nước thành viên.
Hiệp định sẽ mở ra một "sân chơi" mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân. Ngoài ra, với tiêu chuẩn cao và đặt ra những quy định cho các vấn đề phi truyền thống như lao động, môi trường, doanh nghiệp Nhà nước... Hiệp định này sẽ góp phần quan trọng vào tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới.
CPTPP khẳng định lại các vấn đề đã được thể hiện trong lời mở đầu TPP, trong đó nêu rõ các bên tham gia với mục đích thành lập một hiệp định khu vực toàn diện phục vụ thúc đẩy hội nhập kinh tế nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo ra những cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống, lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững; thắt chặt tình hữu nghị và hợp tác giữa chính phủ và người dân của các nước ký kết.
CPTPP được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa nhanh chóng các lợi ích của TPP và tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược của các lợi ích đó; đóng góp nhằm duy trì mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại thế giới và tạo ra những cơ hội kinh tế mới cho người dân thuộc mọi mức thu nhập và hoàn cảnh kinh tế; thúc đẩy hơn nữa hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực giữa các bên; tăng cường cơ hội thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực; khẳng định lại tầm quan trọng của việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bản sắc và sự đa dạng văn hóa, bảo vệ và bảo tồn môi trường, bình đẳng giới, quyền lợi của người bản địa, quyền lao động, thương mại, phát triển bền vững, tri thức truyền thống, cũng như tầm quan trọng của việc bảo lưu quyền quản lý của mình vì các lợi ích công cộng; hoan nghênh các quốc gia hoặc các lãnh thổ hải quan riêng biệt tham gia hiệp định này.
Theo giới chuyên gia, phiên bản cuối cùng của CPTPP được đánh giá là mang tính bước ngoặt, nhằm cắt giảm rào cản thương mại ở một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thành công của thỏa thuận được các giới chức Nhật Bản và các nước thành viên khác quảng bá là một biện pháp chống lại chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng ở Mỹ.
Chính phủ các nước CPTPP nhanh chóng quảng bá các lợi ích kinh tế của hiệp định. Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo nhận định CPTPP sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới cho Australia trong tất cả mọi lĩnh vực: nông nghiệp, sản xuất, khai thác mỏ, dịch vụ, và cùng lúc tạo ra những cơ hội mới trong khu vực mậu dịch tự do trải dài khắp châu Mỹ và châu Á.”
Trong khi đó, Chính phủ New Zealand dự kiến CPTPP sẽ thúc đẩy nền kinh tế của quốc đảo này lên khoảng 1,2-4 tỷ đôla New Zealand (khoảng 881,40 triệu USD) mỗi năm, trong đó, các nhà xuất khẩu trái kiwi và thịt bò nằm trong số những người hưởng lợi hàng đầu./.
Tháo gỡ khó khăn, lấy lại tiến độ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1  (08/03/2018)
Những điểm sáng trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam  (08/03/2018)
Quyết tâm đưa Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 về đích  (08/03/2018)
Sớm lập cơ chế Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Myanmar  (08/03/2018)
Chile mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tổ chức Năm APEC  (08/03/2018)
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thăm, làm việc với Báo Nhân Dân  (08/03/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay