Sớm lập cơ chế Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Myanmar
22:06, ngày 08-03-2018
Sáng 08-3-2018, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Myanmar, ngài Aye Thar Aung.
Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh Phó Chủ tịch Quốc hội Aye Thar Aung và Đoàn đại biểu Quốc hội Myanmar thăm và làm việc tại Việt Nam. Chúc mừng những thành tựu kinh tế-xã hội mà Myanmar đạt được thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, Myanmar sẽ thành công trong việc xúc tiến hòa giải và hòa hợp dân tộc, nâng cao vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Myanmar ngày càng được củng cố, phát triển với biểu hiện sinh động là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Mahn Win Khaing Than vào tháng 5-2017 và chuyến thăm chính thức Myanmar của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam vào tháng 6-2016. Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự cảm ơn tới Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Myanmar đã dành cho Đoàn sự đón tiếp trọng thị, thân tình trong suốt chuyến thăm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Myanmar, ngài Aye Thar Aung cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp; đồng thời đánh giá cao tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, cũng như những thành tựu kinh tế-xã hội, sự ổn định về chính trị, công tác đối ngoại mà Việt Nam đạt được hiện nay. Phó Chủ tịch Quốc hội Aye Thar Aung nhận định, Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình. Đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được, Myanmar mong muốn học hỏi kinh nghiệm quý báu của Việt Nam để xây dựng và phát triển đất nước.
Nhất trí với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ngài Aye Thar Aung cho rằng, Myanmar và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác chặt chẽ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Aung San, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dầy công xây dựng, vun đắp. Hai bên khẳng định mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác về mọi mặt, trên cả kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ và giao lưu nhân dân. Cụ thể, trong hợp tác Quốc hội, hai bên đẩy mạnh trao đổi đoàn cấp cao, các cấp, giữa nghị sỹ Quốc hội cũng như các Ủy ban của Quốc hội hai nước.
Cùng với đó, Quốc hội hai nước thực hiện tốt Thỏa thuận hợp tác đã ký từ năm 2013; đẩy mạnh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động lập pháp, giám sát giữa các cơ quan chuyên môn của hai Quốc hội và các nhóm nghị sỹ hữu nghị nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau; tăng cường phối hợp giám sát việc thực hiện các thỏa thuận, chương trình hợp tác đã ký kết giữa hai Chính phủ.
Nhấn mạnh hai nước đã thiết lập quan hệ “Đối tác Hợp tác Toàn diện” từ năm 2017 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Myanmar có nhiều điểm tương đồng, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Myanmar trong xây dựng và phát triển đất nước; đồng thời đề nghị hai bên sớm thiết lập cơ chế “Đối thoại Chính sách Quốc phòng” cấp Thứ trưởng; tiếp tục đàm phán, thúc đẩy việc ký kết các thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, giao thông-vận tải, tư pháp. Myanmar tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, hợp tác kinh doanh hiệu quả tại Myanmar...
Phó Chủ tịch Quốc hội Myanmar chia sẻ, Myanmar đang trong quá trình xây dựng và phát triển nên mong muốn thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Quốc hội Myanmar đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong hoạch định chính sách kêu gọi thu hút đầu tư, đã và đang lưu tâm nhằm tháo gỡ các vướng mắc để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.
Đánh giá cao sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN, Liên hợp quốc…, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ ASEAN và các diễn đàn quốc tế, khu vực khác, hợp tác sử dụng bền vững, hiệu quả nguồn nước sông Mekong; mong muốn Myanmar sớm trở thành thành viên của Ủy hội sông Mekong (MRC)./.
Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Myanmar ngày càng được củng cố, phát triển với biểu hiện sinh động là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Mahn Win Khaing Than vào tháng 5-2017 và chuyến thăm chính thức Myanmar của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam vào tháng 6-2016. Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự cảm ơn tới Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Myanmar đã dành cho Đoàn sự đón tiếp trọng thị, thân tình trong suốt chuyến thăm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Myanmar, ngài Aye Thar Aung cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp; đồng thời đánh giá cao tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, cũng như những thành tựu kinh tế-xã hội, sự ổn định về chính trị, công tác đối ngoại mà Việt Nam đạt được hiện nay. Phó Chủ tịch Quốc hội Aye Thar Aung nhận định, Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình. Đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được, Myanmar mong muốn học hỏi kinh nghiệm quý báu của Việt Nam để xây dựng và phát triển đất nước.
Nhất trí với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ngài Aye Thar Aung cho rằng, Myanmar và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác chặt chẽ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Aung San, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dầy công xây dựng, vun đắp. Hai bên khẳng định mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác về mọi mặt, trên cả kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ và giao lưu nhân dân. Cụ thể, trong hợp tác Quốc hội, hai bên đẩy mạnh trao đổi đoàn cấp cao, các cấp, giữa nghị sỹ Quốc hội cũng như các Ủy ban của Quốc hội hai nước.
Cùng với đó, Quốc hội hai nước thực hiện tốt Thỏa thuận hợp tác đã ký từ năm 2013; đẩy mạnh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động lập pháp, giám sát giữa các cơ quan chuyên môn của hai Quốc hội và các nhóm nghị sỹ hữu nghị nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau; tăng cường phối hợp giám sát việc thực hiện các thỏa thuận, chương trình hợp tác đã ký kết giữa hai Chính phủ.
Nhấn mạnh hai nước đã thiết lập quan hệ “Đối tác Hợp tác Toàn diện” từ năm 2017 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Myanmar có nhiều điểm tương đồng, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Myanmar trong xây dựng và phát triển đất nước; đồng thời đề nghị hai bên sớm thiết lập cơ chế “Đối thoại Chính sách Quốc phòng” cấp Thứ trưởng; tiếp tục đàm phán, thúc đẩy việc ký kết các thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, giao thông-vận tải, tư pháp. Myanmar tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, hợp tác kinh doanh hiệu quả tại Myanmar...
Phó Chủ tịch Quốc hội Myanmar chia sẻ, Myanmar đang trong quá trình xây dựng và phát triển nên mong muốn thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Quốc hội Myanmar đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong hoạch định chính sách kêu gọi thu hút đầu tư, đã và đang lưu tâm nhằm tháo gỡ các vướng mắc để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.
Đánh giá cao sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN, Liên hợp quốc…, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ ASEAN và các diễn đàn quốc tế, khu vực khác, hợp tác sử dụng bền vững, hiệu quả nguồn nước sông Mekong; mong muốn Myanmar sớm trở thành thành viên của Ủy hội sông Mekong (MRC)./.
Chile mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tổ chức Năm APEC  (08/03/2018)
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thăm, làm việc với Báo Nhân Dân  (08/03/2018)
"Điểm danh" các nhà lãnh đạo thế giới là phụ nữ  (08/03/2018)
Thủ tướng yêu cầu thắt chặt việc quản lý vốn vay ODA, vay ưu đãi  (08/03/2018)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên