Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 01-2018
22:56, ngày 02-02-2018
TCCSĐT - Ngày 02-02-2018, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 01-2018 - phiên họp cận kề Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Quan tâm hơn nữa đến sức khỏe của nhân dân, đảm bảo tốt gieo trồng, chăn nuôi trong rét đậm rét hại
Phát biểu khai mạc Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, mở đầu năm mới 2018 tốt hơn cùng kỳ năm 2017 với ấn tượng mạnh mẽ về một số chỉ tiêu, nhất là những trung tâm kinh tế lớn. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương không được lơ là, chủ quan, thỏa mãn với kết quả của tháng 01-2018. Một lần nữa nhấn mạnh đến tinh thần ý chí kiên cường, quả cảm của Đội tuyển U23 Việt Nam, Thủ tướng mong muốn các bộ, ngành, địa phương trong cả nước phát huy ý chí, tinh thần quyết liệt của những tháng cuối năm 2017 để thể hiện ngay từ quý đầu năm 2018.
Trước tình hình rét đậm, rét hại đang diễn ra trong bối cảnh chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết, Thủ tướng đề nghị quan tâm hơn nữa đến sức khỏe của nhân dân. Đi liền với đó là kế hoạch gieo trồng, chăn nuôi trong rét đậm rét hại và chỉ đạo ngành nông nghiệp, y tế phải có biện pháp xử lý sớm nhất. Nhấn mạnh Tết Nguyên Đán là phong tục truyền thống lâu đời, có tác động đến toàn bộ hoạt động đời sống xã hội, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đảm bảo về cung cầu hàng hóa, về an toàn xã hội, an toàn giao thông, công tác phòng, chống cháy nổ.
Thủ tướng cũng lưu ý, chỉ số giá tiêu dùng tháng 01-2018 tăng 0,51%, là mức tăng cao so với cùng kỳ, đặt ra đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn nữa trong vấn đề tăng giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế, để đảm bảo CPI tăng dưới 4% (cả năm nay). Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, đặc biệt những địa phương lớn trước mắt chưa tăng các loại giá và phí có liên quan; quản lý tốt giá cả tiêu dùng bằng những giải pháp hết sức cụ thể, căn cơ hơn.
Thủ tướng nhắc nhở các địa phương "xắn tay" ngay vào công việc, mà cụ thể là thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 01/2018 của Chính phủ với yêu cầu 10 ngày sau khi Nghị quyết ban hành, các bộ, ngành, địa phương phải có kế hoạch hành động. Nhân đây, Thủ tướng cũng đã biểu dương một số bộ đã thể hiện sự quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính… Thủ tướng cũng gợi ý các bộ và địa phương đi sát thực tiễn, nhất là thúc đẩy xử lý vấn đề đời sống của nhân dân vùng bị thiên tai với tinh thần là không để người dân nào lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất, đói cơm lạt muối” trong dịp Tết.
Tại phiên họp này, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ thảo luận thẳng thắn những vướng mắc, rào cản về thể chế pháp luật, về sự phối hợp trong trong chỉ đạo điều hành, tháo gỡ nhanh nhất cho sản xuất kinh doanh. “Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ bàn 9 đến 10 hội nghị chuyên đề lớn cấp quốc gia để lắng nghe, tháo gỡ, xử lý tốt hơn, đồng bộ hơn”: Thủ tướng cho biết. Chính phủ xác định nhiệm vụ quan trọng của năm 2018 và các năm tiếp theo vẫn đặt công tác xây dựng thể chế chính sách là ưu tiên hàng đầu để tạo đột phá trong huy động nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho phát triển.
Cho biết sau Tết là thời gian diễn ra các lễ hội ở các địa phương, Thủ tướng nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của quản lý Nhà nước phải quản lý cho tốt, không để xảy ra tình trạng lộn xộn, gây bất bình dư luận, nhất là tình trạng lãng phí, sử dụng công quỹ, xe công sai quy định, phải "lấy lại niềm tin cho nhân dân bằng những việc làm cụ thể".
Đánh giá về tình hình kinh tế xã hội tháng 01-2018, Thủ tướng cho rằng, tiếp đà của năm 2017, với sự chỉ đạo chủ động thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội có chuyển biến tích cực. Với niềm tin của xã hội và người tiêu dùng, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) của nước ta tăng đến 53,4 điểm, cao nhất ASEAN, cao hơn cả Hàn Quốc, Trung Quốc. Những động lực của tăng trưởng GDP đều tăng; trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 20,9%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23,8%. Trong tháng 01, khách du lịch quốc tế tăng đến 42%, đạt trên 1,4 triệu lượt người. Cả nước có số doanh nghiệp thành lập mới là 10.800, cao hơn con số 9.000 của cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó có 4.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Dự trữ ngoại hối tăng lên gần 57 tỷ USD. Văn hóa, xã hội, được đặc biệt quan tâm thời gian qua, nhất là đối với vùng khó khăn, vùng thiên tai.
Xây dựng kịch bản tăng trưởng từng ngành, lĩnh vực theo quý
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc Chính phủ có chủ trương xây dựng Đề án mô hình kinh tế chia sẻ là rất thiết để chủ động triển khai có hiệu quả kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Thủ tướng hoan nghênh Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì nghiên cứu báo cáo về mô hình kinh tế chia sẻ nhằm ứng dụng, quản lý tốt hơn loại hình kinh tế này. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì làm việc với các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện đề án này, lấy ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước, sớm trình Chính phủ cho ý kiến.
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng đầu tiên của năm mới 2018, Thủ tướng cho biết hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã có kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ với nhiều cách làm, chỉ tiêu sáng tạo, có bộ, ngành còn viết Quyết tâm thư gửi Thủ tướng, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên, Thủ tướng nhắc nhở một số cơ quan, địa phương chưa triển khai kịp thời nội dung quan trọng này.
Đánh giá kết quả tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 trong nước là tích cực, nhiều chỉ tiêu đạt tốt, là động lực cho tăng trưởng cả năm. Song, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, bộ, ngành, địa phương "không được lơ là" do Việt Nam là quốc gia hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, chịu sự tác động mạnh từ thay đổi của kinh tế thế giới.
Thủ tướng nêu rõ: "Phát triển kinh tế là cuộc đua đường trường. Chúng ta có cơ hội phát triển tốt nhưng khả năng hiện thực đến đâu chính là phụ thuộc vào đổi mới, sáng tạo, quyết tâm vượt lên chính mình của tất cả chúng ta". Với định hướng đó, Thủ tướng chưa hài lòng với việc vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" trong đội ngũ công chức, viên chức, nhất là một số bộ phận liên quan trực tiếp đến người dân và yêu cầu sớm chấm dứt biểu hiện này.
Thủ tướng lưu ý các nền kinh tế lớn trên thế giới đang thay đổi cơ chế, biện pháp, quản lý kinh tế như Hoa Kỳ, Trung Quốc thông qua việc điều chỉnh các dòng thuế, lãi suất. Việc này đặt ra yêu cầu phản ứng kịp thời để kinh tế Việt Nam có sức chịu đựng tốt hơn và có tiềm lực, chương trình phát triển bền vững hơn trong bối cảnh tác động mạnh từ hội nhập.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành bám sát và có phản ứng chính sách nhanh hơn với tình hình thế giới ngay từ thời điểm đầu năm, nhất là các vấn đề thị trường, phòng vệ thương mại…Chú trọng hoàn thiện thể chế, tiếp tục rà soát phát hiện những cơ chế chính sách không còn phù hợp để sửa chữa. "Phải có một phản ứng kịp thời hơn trong tình hình thế giới hiện nay" trong cả lĩnh vực kinh tế và văn hóa, xã hội, Thủ tướng yêu cầu và chỉ đạo "cần tạo ra môi trường mới trong đầu tư kinh doanh với đột phá trong phát triển". Song hành với đó là tầm quan trọng của thể chế phù hợp và vai trò của truyền thông nhằm tạo niềm tin cho người dân và giới đầu tư.
Thủ tướng nhắc đến yêu cầu nỗ lực tiếp tục giảm chi phí doanh nghiệp trong năm 2018, theo đó, tiếp tục rà soát, giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí, trong đó có phí vận tải, logistic. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh quyết toán các công trình BOT, xem xét mức phí phù hợp bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng, trong đó chú ý đến việc giảm thời gian thu phí, tổng mức đầu tư.
Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng, cá nhân, thậm chí cả các đối tượng phản động núp bóng người dân phá hoại chính sách xã hội hóa phát triển hạ tầng giao thông. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải phải tiếp tục nghiên cứu các biện pháp khơi thông nguồn lực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước.
Từ kinh nghiệm năm 2017, Thủ tướng yêu cầu xây dựng kịch bản tăng trưởng từng ngành, lĩnh vực trong cả nước theo quý, có kế hoạch, giải pháp, phân công thực hiện cụ thể, báo cáo Thủ tướng trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất (16-02-2018). Đặc biệt, nhấn mạnh đến yêu cầu triển khai vốn đầu tư công, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý điều hành theo hướng phải đảm bảo "từ định hướng đến số lượng cụ thể".
Theo Thủ tướng, Việt Nam được coi là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về số lượng máy đào tiền ảo. Thủ tướng yêu cầu quản lý chặt lĩnh vực này với những chế tài mạnh mẽ. Thủ tướng cho biết dự kiến Chính phủ sẽ tổ chức một số hội nghị chuyên đề ngay trong Quý I-2018 và đánh giá, theo dõi kết quả những hội nghị lần trước để đưa chính sách, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đi vào cuộc sống.
Về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, Thủ tướng lưu ý các lực lượng liên quan bám sát tình hình, có kế hoạch chủ động đấu tranh trấn áp tội phạm, không để xảy ra đua xe dịp Tết, không để bị động bất ngờ, kiên quyết đảm bảo an ninh trật tự, trên địa bàn cả nước.
Tại cuộc họp, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành địa phương quán triệt đến cán bộ công chức không tổ chức du Xuân, bắt tay ngay vào triển khai công việc, kế hoạch năm 2018; nêu cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Bí thư tỉnh, thành phố; kiên quyết không để xảy ra sai sót trong ngành mình, địa phương mình./.
Phát biểu khai mạc Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, mở đầu năm mới 2018 tốt hơn cùng kỳ năm 2017 với ấn tượng mạnh mẽ về một số chỉ tiêu, nhất là những trung tâm kinh tế lớn. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương không được lơ là, chủ quan, thỏa mãn với kết quả của tháng 01-2018. Một lần nữa nhấn mạnh đến tinh thần ý chí kiên cường, quả cảm của Đội tuyển U23 Việt Nam, Thủ tướng mong muốn các bộ, ngành, địa phương trong cả nước phát huy ý chí, tinh thần quyết liệt của những tháng cuối năm 2017 để thể hiện ngay từ quý đầu năm 2018.
Trước tình hình rét đậm, rét hại đang diễn ra trong bối cảnh chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết, Thủ tướng đề nghị quan tâm hơn nữa đến sức khỏe của nhân dân. Đi liền với đó là kế hoạch gieo trồng, chăn nuôi trong rét đậm rét hại và chỉ đạo ngành nông nghiệp, y tế phải có biện pháp xử lý sớm nhất. Nhấn mạnh Tết Nguyên Đán là phong tục truyền thống lâu đời, có tác động đến toàn bộ hoạt động đời sống xã hội, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đảm bảo về cung cầu hàng hóa, về an toàn xã hội, an toàn giao thông, công tác phòng, chống cháy nổ.
Thủ tướng cũng lưu ý, chỉ số giá tiêu dùng tháng 01-2018 tăng 0,51%, là mức tăng cao so với cùng kỳ, đặt ra đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn nữa trong vấn đề tăng giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế, để đảm bảo CPI tăng dưới 4% (cả năm nay). Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, đặc biệt những địa phương lớn trước mắt chưa tăng các loại giá và phí có liên quan; quản lý tốt giá cả tiêu dùng bằng những giải pháp hết sức cụ thể, căn cơ hơn.
Thủ tướng nhắc nhở các địa phương "xắn tay" ngay vào công việc, mà cụ thể là thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 01/2018 của Chính phủ với yêu cầu 10 ngày sau khi Nghị quyết ban hành, các bộ, ngành, địa phương phải có kế hoạch hành động. Nhân đây, Thủ tướng cũng đã biểu dương một số bộ đã thể hiện sự quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính… Thủ tướng cũng gợi ý các bộ và địa phương đi sát thực tiễn, nhất là thúc đẩy xử lý vấn đề đời sống của nhân dân vùng bị thiên tai với tinh thần là không để người dân nào lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất, đói cơm lạt muối” trong dịp Tết.
Tại phiên họp này, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ thảo luận thẳng thắn những vướng mắc, rào cản về thể chế pháp luật, về sự phối hợp trong trong chỉ đạo điều hành, tháo gỡ nhanh nhất cho sản xuất kinh doanh. “Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ bàn 9 đến 10 hội nghị chuyên đề lớn cấp quốc gia để lắng nghe, tháo gỡ, xử lý tốt hơn, đồng bộ hơn”: Thủ tướng cho biết. Chính phủ xác định nhiệm vụ quan trọng của năm 2018 và các năm tiếp theo vẫn đặt công tác xây dựng thể chế chính sách là ưu tiên hàng đầu để tạo đột phá trong huy động nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho phát triển.
Cho biết sau Tết là thời gian diễn ra các lễ hội ở các địa phương, Thủ tướng nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của quản lý Nhà nước phải quản lý cho tốt, không để xảy ra tình trạng lộn xộn, gây bất bình dư luận, nhất là tình trạng lãng phí, sử dụng công quỹ, xe công sai quy định, phải "lấy lại niềm tin cho nhân dân bằng những việc làm cụ thể".
Đánh giá về tình hình kinh tế xã hội tháng 01-2018, Thủ tướng cho rằng, tiếp đà của năm 2017, với sự chỉ đạo chủ động thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội có chuyển biến tích cực. Với niềm tin của xã hội và người tiêu dùng, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) của nước ta tăng đến 53,4 điểm, cao nhất ASEAN, cao hơn cả Hàn Quốc, Trung Quốc. Những động lực của tăng trưởng GDP đều tăng; trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 20,9%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23,8%. Trong tháng 01, khách du lịch quốc tế tăng đến 42%, đạt trên 1,4 triệu lượt người. Cả nước có số doanh nghiệp thành lập mới là 10.800, cao hơn con số 9.000 của cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó có 4.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Dự trữ ngoại hối tăng lên gần 57 tỷ USD. Văn hóa, xã hội, được đặc biệt quan tâm thời gian qua, nhất là đối với vùng khó khăn, vùng thiên tai.
Xây dựng kịch bản tăng trưởng từng ngành, lĩnh vực theo quý
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc Chính phủ có chủ trương xây dựng Đề án mô hình kinh tế chia sẻ là rất thiết để chủ động triển khai có hiệu quả kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Thủ tướng hoan nghênh Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì nghiên cứu báo cáo về mô hình kinh tế chia sẻ nhằm ứng dụng, quản lý tốt hơn loại hình kinh tế này. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì làm việc với các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện đề án này, lấy ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước, sớm trình Chính phủ cho ý kiến.
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng đầu tiên của năm mới 2018, Thủ tướng cho biết hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã có kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ với nhiều cách làm, chỉ tiêu sáng tạo, có bộ, ngành còn viết Quyết tâm thư gửi Thủ tướng, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên, Thủ tướng nhắc nhở một số cơ quan, địa phương chưa triển khai kịp thời nội dung quan trọng này.
Đánh giá kết quả tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 trong nước là tích cực, nhiều chỉ tiêu đạt tốt, là động lực cho tăng trưởng cả năm. Song, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, bộ, ngành, địa phương "không được lơ là" do Việt Nam là quốc gia hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, chịu sự tác động mạnh từ thay đổi của kinh tế thế giới.
Thủ tướng nêu rõ: "Phát triển kinh tế là cuộc đua đường trường. Chúng ta có cơ hội phát triển tốt nhưng khả năng hiện thực đến đâu chính là phụ thuộc vào đổi mới, sáng tạo, quyết tâm vượt lên chính mình của tất cả chúng ta". Với định hướng đó, Thủ tướng chưa hài lòng với việc vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" trong đội ngũ công chức, viên chức, nhất là một số bộ phận liên quan trực tiếp đến người dân và yêu cầu sớm chấm dứt biểu hiện này.
Thủ tướng lưu ý các nền kinh tế lớn trên thế giới đang thay đổi cơ chế, biện pháp, quản lý kinh tế như Hoa Kỳ, Trung Quốc thông qua việc điều chỉnh các dòng thuế, lãi suất. Việc này đặt ra yêu cầu phản ứng kịp thời để kinh tế Việt Nam có sức chịu đựng tốt hơn và có tiềm lực, chương trình phát triển bền vững hơn trong bối cảnh tác động mạnh từ hội nhập.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành bám sát và có phản ứng chính sách nhanh hơn với tình hình thế giới ngay từ thời điểm đầu năm, nhất là các vấn đề thị trường, phòng vệ thương mại…Chú trọng hoàn thiện thể chế, tiếp tục rà soát phát hiện những cơ chế chính sách không còn phù hợp để sửa chữa. "Phải có một phản ứng kịp thời hơn trong tình hình thế giới hiện nay" trong cả lĩnh vực kinh tế và văn hóa, xã hội, Thủ tướng yêu cầu và chỉ đạo "cần tạo ra môi trường mới trong đầu tư kinh doanh với đột phá trong phát triển". Song hành với đó là tầm quan trọng của thể chế phù hợp và vai trò của truyền thông nhằm tạo niềm tin cho người dân và giới đầu tư.
Thủ tướng nhắc đến yêu cầu nỗ lực tiếp tục giảm chi phí doanh nghiệp trong năm 2018, theo đó, tiếp tục rà soát, giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí, trong đó có phí vận tải, logistic. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh quyết toán các công trình BOT, xem xét mức phí phù hợp bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng, trong đó chú ý đến việc giảm thời gian thu phí, tổng mức đầu tư.
Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng, cá nhân, thậm chí cả các đối tượng phản động núp bóng người dân phá hoại chính sách xã hội hóa phát triển hạ tầng giao thông. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải phải tiếp tục nghiên cứu các biện pháp khơi thông nguồn lực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước.
Từ kinh nghiệm năm 2017, Thủ tướng yêu cầu xây dựng kịch bản tăng trưởng từng ngành, lĩnh vực trong cả nước theo quý, có kế hoạch, giải pháp, phân công thực hiện cụ thể, báo cáo Thủ tướng trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất (16-02-2018). Đặc biệt, nhấn mạnh đến yêu cầu triển khai vốn đầu tư công, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý điều hành theo hướng phải đảm bảo "từ định hướng đến số lượng cụ thể".
Theo Thủ tướng, Việt Nam được coi là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về số lượng máy đào tiền ảo. Thủ tướng yêu cầu quản lý chặt lĩnh vực này với những chế tài mạnh mẽ. Thủ tướng cho biết dự kiến Chính phủ sẽ tổ chức một số hội nghị chuyên đề ngay trong Quý I-2018 và đánh giá, theo dõi kết quả những hội nghị lần trước để đưa chính sách, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đi vào cuộc sống.
Về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, Thủ tướng lưu ý các lực lượng liên quan bám sát tình hình, có kế hoạch chủ động đấu tranh trấn áp tội phạm, không để xảy ra đua xe dịp Tết, không để bị động bất ngờ, kiên quyết đảm bảo an ninh trật tự, trên địa bàn cả nước.
Tại cuộc họp, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành địa phương quán triệt đến cán bộ công chức không tổ chức du Xuân, bắt tay ngay vào triển khai công việc, kế hoạch năm 2018; nêu cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Bí thư tỉnh, thành phố; kiên quyết không để xảy ra sai sót trong ngành mình, địa phương mình./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm chúc Tết tại tỉnh Kon Tum  (02/02/2018)
Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới  (02/02/2018)
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai: Đồng bào công giáo có đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước  (02/02/2018)
Bình Phước: Long trọng tổ chức kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam  (02/02/2018)
Trưng bày chuyên đề “50 năm Xuân Mậu Thân 1968 - Những ký ức không phai”  (02/02/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay