Trưng bày chuyên đề “50 năm Xuân Mậu Thân 1968 - Những ký ức không phai”
22:47, ngày 02-02-2018
Nhân kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, ngày 02-02-2018, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “50 năm Xuân Mậu Thân 1968 - Những ký ức không phai”.
Trưng bày giới thiệu hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật gắn liền với các nhân vật, sự kiện gắn với những hoạt động cụ thể của các lực lượng cách mạng ở Sài Gòn - Gia Định theo những chủ đề: Công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; diễn biến cuộc Tổng tiến công; ý nghĩa thắng lợi Xuân 1968.
Ở chủ đề “Công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968”, ban tổ chức trưng bày nhiều hiện vật tuyên truyền, vận động cho cuộc Tổng tiến công như: Truyền đơn “Lời hiệu triệu của Ủy ban nhân dân Cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn”; lời kêu gọi của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ; máy thu phát; loa phóng thanh; tai nghe; cờ mặt trận…Còn chủ đề “Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968” tập trung giới thiệu các hiện vật như: Sách “Áo vải cờ đào chiến thắng Đống Đa”; tài liệu vấn đề tổng công kích - tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn; Thư của Bác Hồ gửi đồng bào và chiến sĩ miền Nam ngày 19/3/1968… Ở chủ đề “Ý nghĩa thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”, ban tổ chức trưng bày các hiện vật như: Giấy chứng nhận dũng sĩ quyết thắng cấp cho Châu Thị Nối và Hoàng Văn Chia; giấy khen Lê Văn Nguội… thể hiện tinh thần và quyết tâm của các chiến sĩ, sẵn sàng vượt gian lao hiểm nguy, tiêu diệt kẻ thù, quyết tâm bảo vệ non sông.
Ngoài ra, trưng bày còn giới thiệu nhiều hình ảnh thể hiện sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm như: Nhân dân Liên Xô (cũ) biểu tình tại Thủ đô Moskva phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam; nhân dân Cuba mít tinh tại Thủ đô La Habana ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ cứu nước…
Phát biểu tại lễ khai mạc trưng bày, Giám đốc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Dương Mỹ Thu Huyền, cho biết, các hình ảnh, hiện vật, tư liệu được trưng bày dịp này giúp người xem hình dung khái quát quá trình chuẩn bị, đấu tranh và ý nghĩa tầm vóc của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. Thông qua đó, các thế hệ trẻ hiểu hơn về giá trị độc lập, tự do của dân tộc phải đánh đổi bằng máu xương của biết bao chiến sĩ, đồng bào ta. Thế hệ người Việt Nam hôm nay cần tiếp tục chung tay bảo vệ, giữ gìn, vun đắp Tổ quốc ngày càng phồn vinh, giàu đẹp.
Trưng bày chuyên đề diễn ra đến ngày 15-6-2018./.
Ở chủ đề “Công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968”, ban tổ chức trưng bày nhiều hiện vật tuyên truyền, vận động cho cuộc Tổng tiến công như: Truyền đơn “Lời hiệu triệu của Ủy ban nhân dân Cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn”; lời kêu gọi của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ; máy thu phát; loa phóng thanh; tai nghe; cờ mặt trận…Còn chủ đề “Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968” tập trung giới thiệu các hiện vật như: Sách “Áo vải cờ đào chiến thắng Đống Đa”; tài liệu vấn đề tổng công kích - tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn; Thư của Bác Hồ gửi đồng bào và chiến sĩ miền Nam ngày 19/3/1968… Ở chủ đề “Ý nghĩa thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”, ban tổ chức trưng bày các hiện vật như: Giấy chứng nhận dũng sĩ quyết thắng cấp cho Châu Thị Nối và Hoàng Văn Chia; giấy khen Lê Văn Nguội… thể hiện tinh thần và quyết tâm của các chiến sĩ, sẵn sàng vượt gian lao hiểm nguy, tiêu diệt kẻ thù, quyết tâm bảo vệ non sông.
Ngoài ra, trưng bày còn giới thiệu nhiều hình ảnh thể hiện sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm như: Nhân dân Liên Xô (cũ) biểu tình tại Thủ đô Moskva phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam; nhân dân Cuba mít tinh tại Thủ đô La Habana ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ cứu nước…
Phát biểu tại lễ khai mạc trưng bày, Giám đốc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Dương Mỹ Thu Huyền, cho biết, các hình ảnh, hiện vật, tư liệu được trưng bày dịp này giúp người xem hình dung khái quát quá trình chuẩn bị, đấu tranh và ý nghĩa tầm vóc của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. Thông qua đó, các thế hệ trẻ hiểu hơn về giá trị độc lập, tự do của dân tộc phải đánh đổi bằng máu xương của biết bao chiến sĩ, đồng bào ta. Thế hệ người Việt Nam hôm nay cần tiếp tục chung tay bảo vệ, giữ gìn, vun đắp Tổ quốc ngày càng phồn vinh, giàu đẹp.
Trưng bày chuyên đề diễn ra đến ngày 15-6-2018./.
Phiên tòa xét xử vụ Tham ô tài sản tại PVP Land: Viện Kiểm sát khẳng định có đủ căn cứ truy tố Trịnh Xuân Thanh “tham ô tài sản”  (02/02/2018)
Phát triển Đảng ở Trường Sa  (02/02/2018)
Lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968  (02/02/2018)
Thủ tướng Chính phủ: Không thể lơ là, chủ quan, thỏa mãn với kết quả  (02/02/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay