Thủ tướng chủ trì họp ứng phó bão số 16
Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 5 tỉnh Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, hiện nay, bão số 16 đang ảnh hưởng trực tiếp đến quần đảo Trường Sa, đến chiều ngày 25-12, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Côn Đảo; tối và đêm ngày 25-12, bão ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau với gió mạnh cấp 11, giật cấp 14; sau đó tiếp tục gây nguy hiểm cho vùng biển Cà Mau - Kiên Giang và các địa phương trong đất liền với gió cấp 8, giật cấp 11.
Đây là cơn bão mạnh, trái quy luật (đổ bộ vào cuối năm), tốc độ di chuyển rất nhanh, khả năng bão đổ bộ vào vùng rất ít xảy ra bão, cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm ứng phó với bão còn rất hạn chế, tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển nhiều, nhất là tàu thuyền ven bờ và trên sông. Hơn nữa, dân cư vùng cửa sông, ven biển khu vực này đông đúc, ít có kinh nghiệm ứng phó với bão, thậm chí một số nơi có tư tưởng chủ quan; hoạt động kinh tế khá lớn, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, du lịch.
Một số tuyến đê biển mới được củng cố, tu bổ chống với bão cấp 9, triều 5%, với tổng chiều dài 276 km (tổng số 774 km bờ biển) thấp hơn cường độ bão đổ bộ; hiện có 23 vị trí trọng điểm xung yếu từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, các địa phương đã hoàn thành việc tổ chức cấm biển từ 16h ngày 23-12.
Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng phối hợp với các địa phương thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 69.120 phương tiện với 343.163 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.
Về công tác sơ tán dân, 4 tỉnh, thành phố đã có báo cáo, di dời được 13.564 người/853.604 người thuộc 9 tỉnh có kế hoạch di dời.
Tại hội nghị trực tuyến với 19 địa phương Nam bộ, nơi cơn bão số 16 sẽ đổ bộ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần không chủ quan, coi thường, đôn đốc đến từng hộ dân, đồng thời cử đoàn công tác Chính phủ trực tiếp đến vùng mà tâm bão dự kiến đi qua để chỉ đạo ứng phó…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hôm qua, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã họp, ra các chỉ đạo cần thiết và Thủ tướng đã có Công điện chỉ đạo các biện pháp ứng phó bão số 16 và nhìn nhận, các địa phương đang triển khai hết sức trách nhiệm.
Quán triệt đây là cơn bão mạnh, nằm trong cấp thảm họa, Thủ tướng nêu rõ, bão có thể gây thiệt hại lớn nếu chúng ta chủ quan, sơ suất.
Với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu, tất cả các địa phương và mọi người dân theo dõi sát thông tin. Tất cả các địa phương tuyên truyền quán triệt đến người dân. Báo chí, các phương tiện thông tin truyền thông cần thông tin đến người dân về nguy cơ bão số 16 đang đổ bộ vào khu vực.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi sát với tất cả khả năng, kịp thời thông báo tình hình đến các địa phương và nhân dân.
Các địa phương có những biện pháp cần thiết di dời dân khỏi vùng nguy hiểm. Đặc biệt, các địa phương phải huy động các lực lượng có liên quan, nhất là lực lượng công an, quân đội, thanh niên giúp người dân chằng chống nhà cửa, giảm thiểu nhà bị sập đổ khi có bão.
Bảo đảm an toàn cho các giàn khoan và tàu biển, trong trường hợp cần thiết, đóng giàn khoan, đưa công nhân đến nơi an toàn.
Thực hiện phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu, tôm, các loại thủy hải sản khác, giảm thiệt hại do bão.
“Sẵn sàng ứng cứu là nhiệm vụ chỉ đạo của các quân khu và địa phương, các lực lượng có chức năng”, Thủ tướng nêu rõ. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động các lực lượng cần thiết, sẵn sàng ứng cứu nhân dân.
Tất cả các địa phương dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo chống bão. Trong những vùng trọng điểm nguy hiểm, đặc biệt là các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre theo dõi sát tình hình, cần thiết cho học sinh nghỉ học. Tinh thần là đôn đốc đến từng gia đình, có biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại khi bão đến, Thủ tướng lưu ý và nhắc lại bài học kinh nghiệm đau xót về trường hợp bão Linda đổ bộ vào miền Nam năm 1997 đã làm 3.000 người chết và mất tích. Thủ tướng nhấn mạnh các cấp, các ngành, các địa phương không được chủ quan, coi thường để ảnh hưởng đến tính mạng nhân dân. Tất cả tàu thuyền khi cập bờ tránh bão thì ngư dân phải lên bờ, giao các lực lượng chức năng quản lý phương tiện.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các nhà mạng nhắn tin đến các thuê bao để cảnh báo về bão số 16.
Đối với việc kêu gọi tàu thuyền vào bờ, trong bối cảnh đa số tàu thuyền đánh bắt xa bờ, Thủ tướng yêu cầu Bộ đội Biên phòng tìm mọi biện pháp liên lạc, thông báo về tọa độ bão, cấp bão, cấp gió. “Khi cần thiết, tôi đồng ý là chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp mạnh đối với những hộ, những tàu cố tình không chấp hành lệnh di dời vào nơi neo đỗ an toàn, gây thiệt hại không đáng có”, Thủ tướng nói.
Các cấp, các ngành, địa phương có phương án cụ thể để chỉ đạo khắc phục ngay sau bão, không để nhân dân gặp khó khăn, thiếu đói sau bão.
Trước hết, các đoàn kiểm tra của Chính phủ xuống các địa phương chỉ đạo công tác ứng phó bão.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, sẽ cùng đoàn công tác của Chính phủ có mặt tại nơi khó khăn để kiểm tra, chỉ đạo và “trụ tại tâm bão, dự kiến là tỉnh Cà Mau”./.
Thế giới siết chặt an ninh trước thềm Giáng sinh và Năm Mới  (24/12/2017)
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2018  (24/12/2017)
Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Trần Sỹ Thanh giữ chức Chủ tịch PVN  (24/12/2017)
Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Trần Sỹ Thanh giữ chức Chủ tịch PVN  (24/12/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên