Thủ tướng dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN với các Đối tác
23:08, ngày 14-11-2017
TCCSĐT - Ngày 14-11-2017, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-Canada, Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-EU, Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 12.
Phát biểu tại các Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với các đối tác, đánh giá cao cam kết của các đối tác về hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng và phát huy vai trò trung tâm ở khu vực.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), các nhà lãnh đạo đã thông qua “Tuyên bố Manila về kỷ niệm 20 năm hợp tác ASEAN+3” nhằm điểm lại các thành tựu đã đạt được; khẳng định cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác mọi mặt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tài chính, văn hoá-xã hội; đẩy mạnh giao lưu nhân dân, kết nối doanh nghiệp, và hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng Đông Á. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc khẳng định cam kết với hợp tác khu vực, tự do thương mại, phát triển kinh tế số, kết nối hạ tầng và mong muốn sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP); đồng thời ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và tiếp tục hỗ trợ ASEAN triển khai hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng 2025. Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo cũng đã thông qua một văn kiện khác là “Tuyên bố của Lãnh đạo ASEAN+3 về An ninh lương thực” và ghi nhận hai văn kiện gồm “Báo cáo tiến trình triển khai Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN+3” và “Kế hoạch hành động hợp tác kinh tế ASEAN+3” đã được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 thông qua vào tháng 8-2017.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự hỗ trợ của 3 nước đối tác trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Trên cơ sở đó, để nâng cao hơn nữa hợp tác giữa các bên nhằm phục vụ thiết thực lợi ích của người dân, Thủ tướng đề nghị cơ chế ASEAN+3 cần hướng hợp tác vào tăng trưởng kinh tế khu vực, đặc biệt là thương mại, tài chính, cơ sở hạ tầng, thu hẹp khoảng cách phát triển, kết nối và nâng cao năng lực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs). Thủ tướng cũng kêu gọi các nước thành viên ASEAN+3 đẩy mạnh hợp tác trong ứng phó với các thách thức an ninh mới nổi, bao gồm tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai và dịch bệnh...
Tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-Canada, đây là hội nghị mang ý nghĩa hết sức quan trọng do lần đầu tiên 2 bên tổ chức Hội nghị Cấp cao trong suốt 40 năm thiết lập quan hệ từ năm 1977. Tại hội nghị, Canada khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ASEAN trong thúc đẩy triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động 2016-2020, tăng cường hỗ trợ ASEAN trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng và củng cố vai trò trung tâm của Hiệp hội trong cấu trúc khu vực đang định hình thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo ASEAN ghi nhận đề xuất của Canada về việc xin tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 12 (EAS 12) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), xem xét tiến tới ký Hiệp định thương mại ASEAN-Canada trong tương lai.
Trao đổi tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra 3 lĩnh vực ưu tiên cần thúc đẩy hợp tác gồm nâng cao năng lực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường kết nối, trong đó có kết nối con người thông qua việc Canada hỗ trợ triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN 2025 và xử lý các thách thức về biến đổi khí hậu, khủng bố và bạo lực cực đoan, an ninh biển... Thủ tướng đề nghị Canada hỗ trợ ASEAN nâng cao năng lực bảo đảm an ninh biển, đào tạo chuyên gia luật pháp và chia sẻ kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp trên biển bằng luật pháp quốc tế.
Tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-EU, các nhà Lãnh đạo ASEAN và EU nhất trí tiếp tục thúc đẩy triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động ASEAN-EU giai đoạn 2018-2022 được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU tháng 8 vừa qua. Hai bên nhấn mạnh cần tăng cường hơn nữa hợp tác về kinh tế, thương mại và kết nối, trong đó có việc tiến tới một Hiệp định thương mại giữa ASEAN và EU.
Phát biểu tại Hội nghị này, Thủ tướng đánh giá cao các kết quả 2 bên đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là việc thông qua Kế hoạch hành động ASEAN-EU giai đoạn 2018-2022. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng nỗ lực của cả hai bên sẽ góp phần nâng tầm quan hệ trong thời gian tới. Với mục tiêu tăng cường hợp tác theo hướng thực chất và hiệu quả, Thủ tướng cho rằng ASEAN và EU cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai các chương trình hợp tác kinh tế thương mại, ứng phó và quản lý thiên tai, và ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống khác.
Tại Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 12 (EAS 12) với 08 nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ và Nga, các nước tiếp tục khẳng định đây là diễn đàn hàng đầu của các nhà lãnh đạo, bàn các vấn đề chiến lược về chính trị-an ninh và phát triển kinh tế ở khu vực, đồng thời cũng là cơ chế hợp tác quan trọng do ASEAN sáng lập với sự tham gia của hầu hết các nước lớn trên thế giới. Các nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực và tăng cường vai trò của diễn đàn, đặc biệt trong định hình cấu trúc khu vực mở, cân bằng, minh bạch và hoạt động dựa trên luật lệ. Tại Hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo đã thông qua trên nguyên tắc việc bổ sung “hợp tác biển” thành lĩnh vực ưu tiên mới của EAS với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các thành viên EAS trong chia sẻ thông tin, nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường biển và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống trên biển (như vấn đề cướp biển, cướp có vũ trang, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm biển, tại nạn hàng hải...). Các nước cũng trao đổi sâu về tình hình quốc tế và khu vực, bày tỏ quan ngại về diễn biến trên Bán đảo Triều Tiên, ở Biển Đông và tình hình ở bang Rakhine của Myanmar trong thời gian gần đây...
Đáng chú ý, tại Hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo đã nhất trí thông qua bốn Tuyên bố EAS về “Chống rửa tiền và chống tài trợ chủ nghĩa khủng bố", “Chống lan truyền tư tưởng khủng bố", “Vũ khí hoá học” và “Hợp tác giảm nghèo", thể hiện cam kết cao của từng quốc gia thành viên nhằm kịp thời xử lý các thách thức nổi lên ở khu vực và trên toàn cầu vì an ninh, thịnh vượng và tương lai chung của người dân. Cũng tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN và 08 nước đối tác hoan nghênh Canada và Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên tham dự EAS với tư cách khách mời của Chủ tịch ASEAN và ghi nhận nguyện vọng trở thành thành viên chính thức của EAS của hai đối tác đối thoại này.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ASEAN cũng như các nước khác trong khu vực và trên thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có chủ nghĩa khủng bố và bạo lực cực đoan, vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh mạng và an ninh biển... Thủ tướng cũng chia sẻ quan ngại về tình hình Bán đảo Triều Tiên, nhất là các vụ thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân vừa qua, đe dọa môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng đã nhấn mạnh các định hướng hợp tác EAS thời gian tới: tăng cường đối thoại và hợp tác thực chất; xây dựng cấu trúc khu vực mở, cân bằng, minh bạch, dựa trên luật lệ; tăng cường vai trò của EAS trong xử lý các thách thức khu vực; hoan nghênh việc EAS đưa hợp tác biển trở thành lĩnh vực ưu tiên mới.
Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng khẳng định lại lập trường đã được ASEAN thống nhất, trong đó có các nguyên tắc được nêu tại Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 50 (tháng 8-2017), bao gồm bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS); kiềm chế, không sử dụng vũ lực, không quan sự hóa; tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu quả. Thủ tướng hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc thông qua khung COC hồi tháng 8 vừa qua và khẳng định việc cần thiết thúc đẩy đàm phán một COC mang tính khả thi, ràng buộc pháp lý và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, nhằm góp phần duy trì Biển Đông hòa bình, ổn định lâu dài và bền vững.
Có thể thấy, tại các hội nghị, Thủ tướng đã chia sẻ quan điểm của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề phi hạt nhân hoá trên Bán đảo Triều Tiên và khẳng định lại lập trường đã được ASEAN thống nhất về Biển Đông, đặc biệt là các nguyên tắc được nêu tại Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 (8-2017). Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các nước ASEAN đóng góp tích cực vào các nỗ lực chung vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực./.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), các nhà lãnh đạo đã thông qua “Tuyên bố Manila về kỷ niệm 20 năm hợp tác ASEAN+3” nhằm điểm lại các thành tựu đã đạt được; khẳng định cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác mọi mặt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tài chính, văn hoá-xã hội; đẩy mạnh giao lưu nhân dân, kết nối doanh nghiệp, và hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng Đông Á. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc khẳng định cam kết với hợp tác khu vực, tự do thương mại, phát triển kinh tế số, kết nối hạ tầng và mong muốn sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP); đồng thời ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và tiếp tục hỗ trợ ASEAN triển khai hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng 2025. Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo cũng đã thông qua một văn kiện khác là “Tuyên bố của Lãnh đạo ASEAN+3 về An ninh lương thực” và ghi nhận hai văn kiện gồm “Báo cáo tiến trình triển khai Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN+3” và “Kế hoạch hành động hợp tác kinh tế ASEAN+3” đã được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 thông qua vào tháng 8-2017.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự hỗ trợ của 3 nước đối tác trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Trên cơ sở đó, để nâng cao hơn nữa hợp tác giữa các bên nhằm phục vụ thiết thực lợi ích của người dân, Thủ tướng đề nghị cơ chế ASEAN+3 cần hướng hợp tác vào tăng trưởng kinh tế khu vực, đặc biệt là thương mại, tài chính, cơ sở hạ tầng, thu hẹp khoảng cách phát triển, kết nối và nâng cao năng lực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs). Thủ tướng cũng kêu gọi các nước thành viên ASEAN+3 đẩy mạnh hợp tác trong ứng phó với các thách thức an ninh mới nổi, bao gồm tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai và dịch bệnh...
Tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-Canada, đây là hội nghị mang ý nghĩa hết sức quan trọng do lần đầu tiên 2 bên tổ chức Hội nghị Cấp cao trong suốt 40 năm thiết lập quan hệ từ năm 1977. Tại hội nghị, Canada khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ASEAN trong thúc đẩy triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động 2016-2020, tăng cường hỗ trợ ASEAN trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng và củng cố vai trò trung tâm của Hiệp hội trong cấu trúc khu vực đang định hình thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo ASEAN ghi nhận đề xuất của Canada về việc xin tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 12 (EAS 12) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), xem xét tiến tới ký Hiệp định thương mại ASEAN-Canada trong tương lai.
Trao đổi tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra 3 lĩnh vực ưu tiên cần thúc đẩy hợp tác gồm nâng cao năng lực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường kết nối, trong đó có kết nối con người thông qua việc Canada hỗ trợ triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN 2025 và xử lý các thách thức về biến đổi khí hậu, khủng bố và bạo lực cực đoan, an ninh biển... Thủ tướng đề nghị Canada hỗ trợ ASEAN nâng cao năng lực bảo đảm an ninh biển, đào tạo chuyên gia luật pháp và chia sẻ kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp trên biển bằng luật pháp quốc tế.
Tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-EU, các nhà Lãnh đạo ASEAN và EU nhất trí tiếp tục thúc đẩy triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động ASEAN-EU giai đoạn 2018-2022 được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU tháng 8 vừa qua. Hai bên nhấn mạnh cần tăng cường hơn nữa hợp tác về kinh tế, thương mại và kết nối, trong đó có việc tiến tới một Hiệp định thương mại giữa ASEAN và EU.
Phát biểu tại Hội nghị này, Thủ tướng đánh giá cao các kết quả 2 bên đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là việc thông qua Kế hoạch hành động ASEAN-EU giai đoạn 2018-2022. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng nỗ lực của cả hai bên sẽ góp phần nâng tầm quan hệ trong thời gian tới. Với mục tiêu tăng cường hợp tác theo hướng thực chất và hiệu quả, Thủ tướng cho rằng ASEAN và EU cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai các chương trình hợp tác kinh tế thương mại, ứng phó và quản lý thiên tai, và ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống khác.
Tại Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 12 (EAS 12) với 08 nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ và Nga, các nước tiếp tục khẳng định đây là diễn đàn hàng đầu của các nhà lãnh đạo, bàn các vấn đề chiến lược về chính trị-an ninh và phát triển kinh tế ở khu vực, đồng thời cũng là cơ chế hợp tác quan trọng do ASEAN sáng lập với sự tham gia của hầu hết các nước lớn trên thế giới. Các nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực và tăng cường vai trò của diễn đàn, đặc biệt trong định hình cấu trúc khu vực mở, cân bằng, minh bạch và hoạt động dựa trên luật lệ. Tại Hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo đã thông qua trên nguyên tắc việc bổ sung “hợp tác biển” thành lĩnh vực ưu tiên mới của EAS với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các thành viên EAS trong chia sẻ thông tin, nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường biển và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống trên biển (như vấn đề cướp biển, cướp có vũ trang, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm biển, tại nạn hàng hải...). Các nước cũng trao đổi sâu về tình hình quốc tế và khu vực, bày tỏ quan ngại về diễn biến trên Bán đảo Triều Tiên, ở Biển Đông và tình hình ở bang Rakhine của Myanmar trong thời gian gần đây...
Đáng chú ý, tại Hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo đã nhất trí thông qua bốn Tuyên bố EAS về “Chống rửa tiền và chống tài trợ chủ nghĩa khủng bố", “Chống lan truyền tư tưởng khủng bố", “Vũ khí hoá học” và “Hợp tác giảm nghèo", thể hiện cam kết cao của từng quốc gia thành viên nhằm kịp thời xử lý các thách thức nổi lên ở khu vực và trên toàn cầu vì an ninh, thịnh vượng và tương lai chung của người dân. Cũng tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN và 08 nước đối tác hoan nghênh Canada và Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên tham dự EAS với tư cách khách mời của Chủ tịch ASEAN và ghi nhận nguyện vọng trở thành thành viên chính thức của EAS của hai đối tác đối thoại này.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ASEAN cũng như các nước khác trong khu vực và trên thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có chủ nghĩa khủng bố và bạo lực cực đoan, vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh mạng và an ninh biển... Thủ tướng cũng chia sẻ quan ngại về tình hình Bán đảo Triều Tiên, nhất là các vụ thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân vừa qua, đe dọa môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng đã nhấn mạnh các định hướng hợp tác EAS thời gian tới: tăng cường đối thoại và hợp tác thực chất; xây dựng cấu trúc khu vực mở, cân bằng, minh bạch, dựa trên luật lệ; tăng cường vai trò của EAS trong xử lý các thách thức khu vực; hoan nghênh việc EAS đưa hợp tác biển trở thành lĩnh vực ưu tiên mới.
Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng khẳng định lại lập trường đã được ASEAN thống nhất, trong đó có các nguyên tắc được nêu tại Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 50 (tháng 8-2017), bao gồm bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS); kiềm chế, không sử dụng vũ lực, không quan sự hóa; tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu quả. Thủ tướng hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc thông qua khung COC hồi tháng 8 vừa qua và khẳng định việc cần thiết thúc đẩy đàm phán một COC mang tính khả thi, ràng buộc pháp lý và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, nhằm góp phần duy trì Biển Đông hòa bình, ổn định lâu dài và bền vững.
Có thể thấy, tại các hội nghị, Thủ tướng đã chia sẻ quan điểm của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề phi hạt nhân hoá trên Bán đảo Triều Tiên và khẳng định lại lập trường đã được ASEAN thống nhất về Biển Đông, đặc biệt là các nguyên tắc được nêu tại Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 (8-2017). Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các nước ASEAN đóng góp tích cực vào các nỗ lực chung vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 06 đến 12-11-2017)  (14/11/2017)
Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (14/11/2017)
Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (14/11/2017)
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2018  (14/11/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 06 đến 12-11-2017)  (14/11/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên