Sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng theo hướng "phòng là chính"
21:44, ngày 09-11-2017
Chiều 09-11-2017, Quốc hội tiếp tục phiên họp về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. Tại hội trường Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày tờ trình về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật. Sau đó, các đại biểu tiếp tục thảo luận tại tổ về dự án Luật này.
Trình bày tờ trình về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, sau 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; giúp cải thiện môi trường kinh doanh và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Kết quả 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng cho thấy, những bất cập của Luật là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Phân tích về những nguyên nhân, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, qua 10 năm thực hiện đã thể hiện những bất cập trong Luật Phòng, chống tham nhũng như quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện. Quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, còn hẹp (chỉ áp dụng đối với quyết định, hành vi có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức) dẫn đến khó thực hiện trên thực tế. Luật chưa quy định một cách đầy đủ, toàn diện về các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ làm giảm hiệu quả phòng ngừa và phát hiện tham nhũng.
Bên cạnh đó, các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình còn chưa cụ thể, không khuyến khích được tính chủ động của người đứng đầu trong phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng. Các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo còn chưa đầy đủ, chưa phát huy được sự tham gia của người dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng. Ngoài ra, các quy định về cơ chế phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước và giám sát chưa phù hợp, chưa phát huy được vai trò, chức năng của mỗi cơ quan.
Trong quá trình soạn thảo, một số vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau, Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội về việc áp dụng Luật Phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực ngoài nhà nước; về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập; về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập; về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; về xử lý hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động, thanh tra, kiểm toán.
Phát biểu tại tổ thảo luận, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nêu quan điểm Dự án Luật này đã được cho ý kiến qua 2-3 kỳ họp. Tuy nhiên chậm một chút nhưng chắc, chất lượng cao hơn, tổ chức thực hiện được khả thi.
Trên cơ sở đánh giá những hạn chế, bất cập sau 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng Luật sửa đổi lần này phải tập trung vào “phòng là chính,” phải xây dựng được các quy định để người có ý đồ tham nhũng không tham nhũng được.
“Điều quan trọng nhất là phải xây dựng được các công cụ để phòng ngừa tham nhũng. Nếu Luật sửa đổi làm tốt điều này thì tổ chức thực hiện hiệu quả mới cao, sẽ bịt được các kẽ hở để hạn chế tham nhũng, từ đó sẽ ít phải xét xử, xử lý các vụ án tham nhũng" - Tổng Thanh tra Chính phủ cho ý kiến
Về vấn đề mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật sang khu vực ngoài Nhà nước mà Chính phủ xin ý kiến Quốc hội, Ủy ban Tư pháp cho rằng đa số ý kiến tán thành việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật và cho rằng, trên thực tế tình hình tham nhũng khu vực ngoài nhà nước đã và đang xuất hiện ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng thời cản trở hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong khu vực Nhà nước.
Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài nhà nước như dự án Luật cũng phù hợp với quan điểm của Đảng tại Kết luận 10-KL/TW là “từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước;” quy định của Bộ luật Hình sự về hình sự hóa các hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ đối với người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội ngoài nhà nước và yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên./.
Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Kết quả 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng cho thấy, những bất cập của Luật là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Phân tích về những nguyên nhân, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, qua 10 năm thực hiện đã thể hiện những bất cập trong Luật Phòng, chống tham nhũng như quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện. Quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, còn hẹp (chỉ áp dụng đối với quyết định, hành vi có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức) dẫn đến khó thực hiện trên thực tế. Luật chưa quy định một cách đầy đủ, toàn diện về các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ làm giảm hiệu quả phòng ngừa và phát hiện tham nhũng.
Bên cạnh đó, các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình còn chưa cụ thể, không khuyến khích được tính chủ động của người đứng đầu trong phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng. Các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo còn chưa đầy đủ, chưa phát huy được sự tham gia của người dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng. Ngoài ra, các quy định về cơ chế phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước và giám sát chưa phù hợp, chưa phát huy được vai trò, chức năng của mỗi cơ quan.
Trong quá trình soạn thảo, một số vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau, Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội về việc áp dụng Luật Phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực ngoài nhà nước; về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập; về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập; về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; về xử lý hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động, thanh tra, kiểm toán.
Phát biểu tại tổ thảo luận, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nêu quan điểm Dự án Luật này đã được cho ý kiến qua 2-3 kỳ họp. Tuy nhiên chậm một chút nhưng chắc, chất lượng cao hơn, tổ chức thực hiện được khả thi.
Trên cơ sở đánh giá những hạn chế, bất cập sau 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng Luật sửa đổi lần này phải tập trung vào “phòng là chính,” phải xây dựng được các quy định để người có ý đồ tham nhũng không tham nhũng được.
“Điều quan trọng nhất là phải xây dựng được các công cụ để phòng ngừa tham nhũng. Nếu Luật sửa đổi làm tốt điều này thì tổ chức thực hiện hiệu quả mới cao, sẽ bịt được các kẽ hở để hạn chế tham nhũng, từ đó sẽ ít phải xét xử, xử lý các vụ án tham nhũng" - Tổng Thanh tra Chính phủ cho ý kiến
Về vấn đề mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật sang khu vực ngoài Nhà nước mà Chính phủ xin ý kiến Quốc hội, Ủy ban Tư pháp cho rằng đa số ý kiến tán thành việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật và cho rằng, trên thực tế tình hình tham nhũng khu vực ngoài nhà nước đã và đang xuất hiện ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng thời cản trở hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong khu vực Nhà nước.
Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài nhà nước như dự án Luật cũng phù hợp với quan điểm của Đảng tại Kết luận 10-KL/TW là “từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước;” quy định của Bộ luật Hình sự về hình sự hóa các hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ đối với người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội ngoài nhà nước và yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên./.
Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 29 tiếp tục khẳng định quyết tâm duy trì đà hợp tác và liên kết APEC  (09/11/2017)
Châu Phi và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0  (09/11/2017)
Vai trò ngành dầu khí trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia  (09/11/2017)
Vai trò ngành dầu khí trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia  (09/11/2017)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay