Cầu truyền hình "Chung tay vì người nghèo" 2017 tại 2 điểm cầu
16:43, ngày 16-10-2017
Hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" do Thủ tướng Chính phủ phát động và triển khai Tháng cao điểm "Vì người nghèo" (ngày 17-10 đến 18-11), tối 15-10, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổ chức Cầu truyền hình "Chung tay vì người nghèo" 2017.
Chương trình diễn ra tại hai điểm cầu là Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội và Nhà hát Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh dự chương trình.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương...
Chương trình hướng đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, hành động của các tổ chức, cơ quan, đơn vị và toàn xã hội về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thông qua phát động triển khai phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; tôn vinh những tấm lòng nhân ái đã chăm lo, giúp đỡ, ủng hộ cho người nghèo giúp họ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Thông qua Chương trình, vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế đăng ký, ủng hộ nhằm góp phần tạo ra nguồn lực chăm lo cho người nghèo, thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững.
Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ đói nghèo là một trong ba thứ giặc phải phòng chống, diệt trừ (giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm).
Tại Phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 10-01-1946, Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.
Trong suốt 72 năm qua, xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đây là một chủ trương lớn, mang tính nhân văn sâu sắc, luôn được xác định là một chủ trương lớn, là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Thủ tướng cho rằng thời gian qua công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn, thách thức. Cả nước vẫn còn hơn 1,9 triệu hộ nghèo, hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo cần được giúp đỡ về nhà ở, giáo dục, dạy nghề, sinh kế nhằm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng bị thiên tai, biến đổi khí hậu.
Thủ tướng nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1 - 1,5%/năm và sớm hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững về giảm nghèo theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.
Đây là việc làm rất khó khăn, nhưng giàu tính nhân văn, vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của phát triển bền vững. Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc Nhà nước tiếp tục ưu tiên nguồn lực và sự nỗ lực vươn lên của bản thân người nghèo, rất cần có sự đồng hành, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hiện vẫn còn hàng nghìn đồng bào đang chịu cảnh lũ lụt, tàn phá, nhiều gia đình chịu tang thương, trong đó có nhiều hộ đã khó khăn nay còn khó khăn hơn, nhiều hộ thoát nghèo nay lại tái nghèo. Đó là đồng bào của chúng ta, một bộ phận của dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần tiếp tục động viên, giúp đỡ họ một cách có trách nhiệm và tận tâm chia sẻ.
''Nghĩ đến đồng bào với những khó khăn, nhọc nhằn trong cuộc sống, mỗi người chúng ta phải làm hết sức mình để quyết tâm đưa đất nước thoát ''bẫy trung bình'', nhân dân ấm no, hạnh phúc. Trong giờ phút này, tôi xin kêu gọi cả nước chung tay vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau'', Thủ tướng ra lời kêu gọi.
Thủ tướng cũng thể hiện mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ quý báu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam.
Tại chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu đã thể hiện sự chung tay vì người nghèo và cam kết sẽ hỗ trợ người nghèo, bảo đảm phát triển bền vững; nhắn tin hưởng ứng đợt vận động nhắn tin ủng hộ "Vì người nghèo Việt Nam 2017'', do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức trên Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1408.
Điểm lại những hoạt động, phong trào hỗ trợ người nghèo trên toàn quốc 17 năm qua, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực phối hợp cùng với Chính phủ và các ban, bộ, ngành, địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo thông qua Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" và các chương trình an sinh xã hội. Kết quả, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các tổ chức quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài đã ủng hộ thông qua Quỹ "Vì người nghèo" 4 cấp hơn 13.400 tỷ đồng và ủng hộ trực tiếp chương trình an sinh xã hội ở các địa phương được hơn 36.213 tỷ đồng.
Từ nguồn quỹ và sự vận động các tổ chức thành viên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng hơn 1,4 triệu căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo; hỗ trợ hàng chục triệu lượt hộ nghèo về tư liệu sản xuất, hàng ngàn công trình dân sinh. Kết quả đó góp phần thiết thực vào thực hiện 2 Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới của Chính phủ.
Phát huy truyền thống đoàn kết, nhân ái của dân tộc ta và kinh nghiệm, kết quả đạt được trong công tác vận động ủng hộ, giúp đỡ người nghèo thời gian qua, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Vận động ''Quỹ vì người nghèo'' Trung ương kêu gọi các cấp, các ngành; đồng bào, chiến sỹ cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài; các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp; các nhà hảo tâm; các tổ chức quốc tế ở Việt Nam tiếp tục ủng hộ giúp đỡ người nghèo thông qua Quỹ "Vì người nghèo'' và chương trình an sinh xã hội với tinh thần ''Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau''. Mỗi hộ nghèo, người nghèo bằng nỗ lực của bản thân, cùng với sự quan tâm của nhà nước, cộng đồng, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tại các điểm cầu, thông qua phóng sự, khán giả đến với những câu chuyện về người nghèo ở hai huyện đặc trưng cho 2 vùng miền: huyện Đam Rông (Lâm Đồng) và huyện Bá Thước (Thanh Hóa). Đây là những nơi người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng hiện nay đã "thay da đổi thịt" do nhận được những chính sách hỗ trợ của Nhà nước và nguồn Quỹ "Vì người nghèo".
Khán giả thấy được câu chuyện về những mảnh đời éo le cần được chung tay giúp đỡ, điển hình như gia đình chị Trương Thị Lĩnh, thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi bão lũ miền Trung, có hoàn cảnh rất khó khăn...
Chương trình chia sẻ những câu chuyện giản dị, mộc mạc của cụ già neo đơn, em nhỏ mong được đến trường, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo... nói lên những mong muốn của họ trong cuộc sống. Những mảnh đời, những số phận mang tới khán giả thông điệp "Đừng để người nghèo bị bỏ lại phía sau. Hãy chung tay vì người nghèo bằng những hành động nhỏ nhất để xã hội ngày một phát triển".
Đan xen vào đó, khán giả được nghe Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - người từng gắn bó nhiều năm với công tác vì người nghèo nhận định về sự thay đổi của các mô hình hỗ trợ người nghèo trên cả nước hiện nay và giải pháp để giúp người dân thoát nghèo hiệu quả; giao lưu với nhóm tín dụng vi mô Đồng Tâm (Sóc Trăng) về sáng kiến hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo, đào tạo nghề, góp phần đảm bảo an sinh xã hội...
Nhân dịp này, bước đầu, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quyên góp và cam kết ủng hộ về Quỹ vì người nghèo số tiền 264 tỷ đồng.
Song song với chương trình, Ban Tổ chức đã trưng bày các gian hàng giới thiệu các sản phẩm của người nghèo tại điểm cầu Hà Nội và khu Hội chợ giới thiệu các các phẩm của người nghèo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh./.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh dự chương trình.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương...
Chương trình hướng đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, hành động của các tổ chức, cơ quan, đơn vị và toàn xã hội về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thông qua phát động triển khai phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; tôn vinh những tấm lòng nhân ái đã chăm lo, giúp đỡ, ủng hộ cho người nghèo giúp họ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Thông qua Chương trình, vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế đăng ký, ủng hộ nhằm góp phần tạo ra nguồn lực chăm lo cho người nghèo, thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững.
Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ đói nghèo là một trong ba thứ giặc phải phòng chống, diệt trừ (giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm).
Tại Phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 10-01-1946, Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.
Trong suốt 72 năm qua, xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đây là một chủ trương lớn, mang tính nhân văn sâu sắc, luôn được xác định là một chủ trương lớn, là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Thủ tướng cho rằng thời gian qua công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn, thách thức. Cả nước vẫn còn hơn 1,9 triệu hộ nghèo, hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo cần được giúp đỡ về nhà ở, giáo dục, dạy nghề, sinh kế nhằm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng bị thiên tai, biến đổi khí hậu.
Thủ tướng nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1 - 1,5%/năm và sớm hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững về giảm nghèo theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.
Đây là việc làm rất khó khăn, nhưng giàu tính nhân văn, vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của phát triển bền vững. Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc Nhà nước tiếp tục ưu tiên nguồn lực và sự nỗ lực vươn lên của bản thân người nghèo, rất cần có sự đồng hành, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hiện vẫn còn hàng nghìn đồng bào đang chịu cảnh lũ lụt, tàn phá, nhiều gia đình chịu tang thương, trong đó có nhiều hộ đã khó khăn nay còn khó khăn hơn, nhiều hộ thoát nghèo nay lại tái nghèo. Đó là đồng bào của chúng ta, một bộ phận của dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần tiếp tục động viên, giúp đỡ họ một cách có trách nhiệm và tận tâm chia sẻ.
''Nghĩ đến đồng bào với những khó khăn, nhọc nhằn trong cuộc sống, mỗi người chúng ta phải làm hết sức mình để quyết tâm đưa đất nước thoát ''bẫy trung bình'', nhân dân ấm no, hạnh phúc. Trong giờ phút này, tôi xin kêu gọi cả nước chung tay vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau'', Thủ tướng ra lời kêu gọi.
Thủ tướng cũng thể hiện mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ quý báu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam.
Tại chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu đã thể hiện sự chung tay vì người nghèo và cam kết sẽ hỗ trợ người nghèo, bảo đảm phát triển bền vững; nhắn tin hưởng ứng đợt vận động nhắn tin ủng hộ "Vì người nghèo Việt Nam 2017'', do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức trên Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1408.
Điểm lại những hoạt động, phong trào hỗ trợ người nghèo trên toàn quốc 17 năm qua, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực phối hợp cùng với Chính phủ và các ban, bộ, ngành, địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo thông qua Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" và các chương trình an sinh xã hội. Kết quả, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các tổ chức quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài đã ủng hộ thông qua Quỹ "Vì người nghèo" 4 cấp hơn 13.400 tỷ đồng và ủng hộ trực tiếp chương trình an sinh xã hội ở các địa phương được hơn 36.213 tỷ đồng.
Từ nguồn quỹ và sự vận động các tổ chức thành viên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng hơn 1,4 triệu căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo; hỗ trợ hàng chục triệu lượt hộ nghèo về tư liệu sản xuất, hàng ngàn công trình dân sinh. Kết quả đó góp phần thiết thực vào thực hiện 2 Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới của Chính phủ.
Phát huy truyền thống đoàn kết, nhân ái của dân tộc ta và kinh nghiệm, kết quả đạt được trong công tác vận động ủng hộ, giúp đỡ người nghèo thời gian qua, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Vận động ''Quỹ vì người nghèo'' Trung ương kêu gọi các cấp, các ngành; đồng bào, chiến sỹ cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài; các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp; các nhà hảo tâm; các tổ chức quốc tế ở Việt Nam tiếp tục ủng hộ giúp đỡ người nghèo thông qua Quỹ "Vì người nghèo'' và chương trình an sinh xã hội với tinh thần ''Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau''. Mỗi hộ nghèo, người nghèo bằng nỗ lực của bản thân, cùng với sự quan tâm của nhà nước, cộng đồng, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tại các điểm cầu, thông qua phóng sự, khán giả đến với những câu chuyện về người nghèo ở hai huyện đặc trưng cho 2 vùng miền: huyện Đam Rông (Lâm Đồng) và huyện Bá Thước (Thanh Hóa). Đây là những nơi người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng hiện nay đã "thay da đổi thịt" do nhận được những chính sách hỗ trợ của Nhà nước và nguồn Quỹ "Vì người nghèo".
Khán giả thấy được câu chuyện về những mảnh đời éo le cần được chung tay giúp đỡ, điển hình như gia đình chị Trương Thị Lĩnh, thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi bão lũ miền Trung, có hoàn cảnh rất khó khăn...
Chương trình chia sẻ những câu chuyện giản dị, mộc mạc của cụ già neo đơn, em nhỏ mong được đến trường, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo... nói lên những mong muốn của họ trong cuộc sống. Những mảnh đời, những số phận mang tới khán giả thông điệp "Đừng để người nghèo bị bỏ lại phía sau. Hãy chung tay vì người nghèo bằng những hành động nhỏ nhất để xã hội ngày một phát triển".
Đan xen vào đó, khán giả được nghe Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - người từng gắn bó nhiều năm với công tác vì người nghèo nhận định về sự thay đổi của các mô hình hỗ trợ người nghèo trên cả nước hiện nay và giải pháp để giúp người dân thoát nghèo hiệu quả; giao lưu với nhóm tín dụng vi mô Đồng Tâm (Sóc Trăng) về sáng kiến hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo, đào tạo nghề, góp phần đảm bảo an sinh xã hội...
Nhân dịp này, bước đầu, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quyên góp và cam kết ủng hộ về Quỹ vì người nghèo số tiền 264 tỷ đồng.
Song song với chương trình, Ban Tổ chức đã trưng bày các gian hàng giới thiệu các sản phẩm của người nghèo tại điểm cầu Hà Nội và khu Hội chợ giới thiệu các các phẩm của người nghèo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 09 đến ngày 15-10-2017  (16/10/2017)
Hợp tác Quốc hội là nền tảng phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc  (15/10/2017)
Quốc hội hai nước Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường giao lưu hợp tác  (15/10/2017)
Thủ tướng dự Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2017  (15/10/2017)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay