IMF kêu gọi các quốc gia nói không với chủ nghĩa bảo hộ
21:01, ngày 29-07-2017
Quỹ Tiền tệ quốc tế cảnh báo các nhà lãnh đạo thế giới cần phải "bằng mọi giá" tránh sử dụng các chính sách bảo hộ do những chính sách này sẽ gây thiệt hại cho từng quốc gia nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.
Trong báo cáo công bố ngày 28-7, IMF nêu rõ Tổng thống Donald Trump không ngừng chỉ trích thương mại đang gây tổn hại đến nền kinh tế Mỹ và đe dọa áp đặt những "rào cản" đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, các chuyên gia IMF khuyến cáo các chính phủ không nên triển khai những chính sách như vậy.
Bản báo cáo thường niên lần thứ 6 của tổ chức tài chính đa phương lớn nhất toàn cầu này phân tích về sự mất cân bằng trong nền kinh tế toàn cầu cho biết tại các nền kinh tế phát triển đang tồn tại sự mất cân bằng nghiêm trọng "không mong muốn" về thặng dư và thâm hụt thương mại quá mức, do đó các nước này nên đưa ra các chính sách nhằm giải quyết thực trạng này.
Theo báo cáo, sự mất cân bằng có xu hướng giảm tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, trong đó, Trung Quốc báo cáo dư thừa thặng dư thấp, và các nước khác như Brazil, Indonesia và Nam Phi cũng ghi nhận mức thâm hụt thấp. Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển như Đức, Hàn Quốc, Mỹ... thừa nhận mất cân bằng quá mức.
Trao đổi với phóng viên, trưởng nhóm nghiên cứu của IMF Luis Cubeddu cho rằng thâm hụt thương mại có thể dẫn tới nguy cơ các quốc gia này "phản ứng mạnh" kéo theo những chính sách "trái ngược".
Do đó, theo ông Cubeddu: "Điểm mấu chốt của báo cáo lần này là phải tránh các chính sách bảo hộ bằng mọi giá"... các chính sách như vậy không thể giải quyết được vấn đề mất cân bằng bên ngoài mà sẽ đặc biệt gây tổn hại tới tăng trưởng trong nước và tăng trưởng toàn cầu".
IMF kêu gọi các nước có thâm hụt thương mại quá mức nên thúc đẩy củng cố chính sách tài chính và dần bình thường hóa chính sách tiền tệ với ngăn chặn lạm phát. Đối với các nền kinh tế dư thừa thặng dư, IMF yêu cầu giảm sự phụ thuộc vào chính sách tiền tệ dễ dãi và đẩy mạnh kích thích tài chính.
IMF nhấn mạnh các nền kinh tế phải tránh thực hiện các chính sách bảo hộ, những chính sách gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu./.
Bản báo cáo thường niên lần thứ 6 của tổ chức tài chính đa phương lớn nhất toàn cầu này phân tích về sự mất cân bằng trong nền kinh tế toàn cầu cho biết tại các nền kinh tế phát triển đang tồn tại sự mất cân bằng nghiêm trọng "không mong muốn" về thặng dư và thâm hụt thương mại quá mức, do đó các nước này nên đưa ra các chính sách nhằm giải quyết thực trạng này.
Theo báo cáo, sự mất cân bằng có xu hướng giảm tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, trong đó, Trung Quốc báo cáo dư thừa thặng dư thấp, và các nước khác như Brazil, Indonesia và Nam Phi cũng ghi nhận mức thâm hụt thấp. Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển như Đức, Hàn Quốc, Mỹ... thừa nhận mất cân bằng quá mức.
Trao đổi với phóng viên, trưởng nhóm nghiên cứu của IMF Luis Cubeddu cho rằng thâm hụt thương mại có thể dẫn tới nguy cơ các quốc gia này "phản ứng mạnh" kéo theo những chính sách "trái ngược".
Do đó, theo ông Cubeddu: "Điểm mấu chốt của báo cáo lần này là phải tránh các chính sách bảo hộ bằng mọi giá"... các chính sách như vậy không thể giải quyết được vấn đề mất cân bằng bên ngoài mà sẽ đặc biệt gây tổn hại tới tăng trưởng trong nước và tăng trưởng toàn cầu".
IMF kêu gọi các nước có thâm hụt thương mại quá mức nên thúc đẩy củng cố chính sách tài chính và dần bình thường hóa chính sách tiền tệ với ngăn chặn lạm phát. Đối với các nền kinh tế dư thừa thặng dư, IMF yêu cầu giảm sự phụ thuộc vào chính sách tiền tệ dễ dãi và đẩy mạnh kích thích tài chính.
IMF nhấn mạnh các nền kinh tế phải tránh thực hiện các chính sách bảo hộ, những chính sách gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu./.
Quyết định thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ  (29/07/2017)
Công bố Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam  (29/07/2017)
Công bố Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam  (29/07/2017)
Tỉnh Bình Phước tổ chức Hội thảo: “Giải pháp bảo đảm an ninh mạng, an ninh thông tin trong xây dựng Chính quyền điện tử”  (29/07/2017)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội  (28/07/2017)
Kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam  (28/07/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên