Quyết định thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ
21:00, ngày 29-07-2017
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1120/QĐ-TTg thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế.
Theo danh sách thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ (Tổ Tư vấn kinh tế) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TS. Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia làm tổ trưởng.
Tổ Tư vấn kinh tế gồm 14 thành viên, trong đó có: PGS, TS. Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, Hoa Kỳ; TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; TS. Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; GS, TS. Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; GS, TS. Nguyễn Đức Khương, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Tài chính, Học viện Quản lý và quản trị kinh doanh, Cộng hòa Pháp.
Tổ còn có: PGS, TS. Vũ Minh Khương, Đại học Quốc gia Singapore; TS. Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; GS, TS. Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Nhật Bản; GS, TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; ông Bùi Quang Vinh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tổ Tư vấn kinh tế có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm.
Bên cạnh đó, Tổ phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các chiến lược, đề án, chính sách phát triển kinh tế; trên cơ sở đó tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời, tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động thất thường của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.
Tổ Tư vấn kinh tế tham gia ý kiến các báo cáo, đề án lớn về kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ Tư vấn kinh tế được chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu; được đề nghị các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu; được Văn phòng Chính phủ cung cấp thường xuyên các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.
Tổ Tư vấn kinh tế được hợp tác với các chuyên gia tư vấn, cộng tác viên là các nhà khoa học, nhà kinh tế trong nước và quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cán bộ quản lý đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.
Thành viên của Tổ Tư vấn kinh tế được mời tham dự các hội nghị, cuộc họp, làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nội dung liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ.
Sáng 29-7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng dự.
Tại cuộc làm việc, bên cạnh nhận diện thể trạng, “bắt bệnh” của nền kinh tế, ý kiến các chuyên gia tập trung hiến kế để “trị bệnh”, tăng cường sức lực cho nền kinh tế.
Theo báo cáo tổng hợp các ý kiến, phân tích của Tổ Tư vấn do TS. Vũ Viết Ngoại trình bày, động lực tăng trưởng thời gian tới không thể dựa vào tăng vốn vốn đầu tư khu vực Nhà nước và khai thác tài nguyên.
Muốn đưa kinh tế Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trên 7% thì cần tập trung giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy nhanh tăng trưởng năng suất lao động, cải thiện bên cung để nâng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế phải chạy đua với thời gian. “Nếu không có giải pháp hữu hiệu để hiện thực hóa chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, tạo sự chuyển động của cả bộ máy hành chính, sẽ không đạt được những mục tiêu kinh tế chủ yếu của Đại hội XII”, TS. Vũ Viết Ngoạn nói.
Ngoài các chính sách mang tính dài hạn, hệ thống chính sách trong ngắn hạn và trung hạn cần tính tới 2 nội dung cơ bản. Đó là trọng tâm của hệ thống chính sách là tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng hiệu quả khu vực kinh tế Nhà nước. Cải cách mạnh mẽ khâu tổ chức thực hiện để hiện thực hóa kết quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ là yếu tố quyết định. Đổi mới phương thức vận hành, theo đó, bộ máy hành chính, hiện đang được lay chuyển bằng “lực kéo” của Thủ tướng thì nay cần chuyển động mạnh hơn bằng lực đẩy xã hội.
Nhất trí về vai trò của công tác tổ chức thực hiện, PGS, TS. Trần Ngọc Anh (Đại học Indiana, Hoa Kỳ) góp ý xây dựng bảng theo dõi thực hiện nhiệm vụ của bộ, ngành, địa phương, là công cụ để “cân, đo, đong, đếm” việc thực thi chính sách, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo TS. Vũ Thành Tự Anh (Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright), các cân đối vĩ mô của nền kinh tế (tiết kiệm - đầu tư và cán cân thanh toán; cân đối ngân sách; cân đối tiền tệ) đều đã tiệm cận giới hạn. Ông ví von, như một cỗ máy, để có sự bứt phá thì cần “thay máy, thay động cơ”, chính là việc tái cơ cấu kinh tế. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là năng suất mà ông đặt vấn đề tăng “năng suất đô thị”. Tức là các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... cần có năng suất cao hơn để kéo cả cỗ máy.
Theo TS. Trần Du Lịch, liều thuốc nhanh cho tăng trưởng mà ít tác dụng phụ là tăng tổng cầu còn về lâu dài thì cần gỡ vướng về thể chế.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhìn nhận nhiều giải pháp mà Tổ tư vấn đề xuất tương đồng với những giải pháp mà Chính phủ đang điều hành, qua đó, củng cố thêm niềm tin là các giải pháp này đang đi đúng hướng.
Tổ Tư vấn kinh tế gồm 14 thành viên, trong đó có: PGS, TS. Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, Hoa Kỳ; TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; TS. Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; GS, TS. Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; GS, TS. Nguyễn Đức Khương, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Tài chính, Học viện Quản lý và quản trị kinh doanh, Cộng hòa Pháp.
Tổ còn có: PGS, TS. Vũ Minh Khương, Đại học Quốc gia Singapore; TS. Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; GS, TS. Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Nhật Bản; GS, TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; ông Bùi Quang Vinh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tổ Tư vấn kinh tế có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm.
Bên cạnh đó, Tổ phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các chiến lược, đề án, chính sách phát triển kinh tế; trên cơ sở đó tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời, tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động thất thường của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.
Tổ Tư vấn kinh tế tham gia ý kiến các báo cáo, đề án lớn về kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ Tư vấn kinh tế được chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu; được đề nghị các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu; được Văn phòng Chính phủ cung cấp thường xuyên các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.
Tổ Tư vấn kinh tế được hợp tác với các chuyên gia tư vấn, cộng tác viên là các nhà khoa học, nhà kinh tế trong nước và quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cán bộ quản lý đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.
Thành viên của Tổ Tư vấn kinh tế được mời tham dự các hội nghị, cuộc họp, làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nội dung liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ.
Sáng 29-7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng dự.
Tại cuộc làm việc, bên cạnh nhận diện thể trạng, “bắt bệnh” của nền kinh tế, ý kiến các chuyên gia tập trung hiến kế để “trị bệnh”, tăng cường sức lực cho nền kinh tế.
Theo báo cáo tổng hợp các ý kiến, phân tích của Tổ Tư vấn do TS. Vũ Viết Ngoại trình bày, động lực tăng trưởng thời gian tới không thể dựa vào tăng vốn vốn đầu tư khu vực Nhà nước và khai thác tài nguyên.
Muốn đưa kinh tế Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trên 7% thì cần tập trung giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy nhanh tăng trưởng năng suất lao động, cải thiện bên cung để nâng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế phải chạy đua với thời gian. “Nếu không có giải pháp hữu hiệu để hiện thực hóa chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, tạo sự chuyển động của cả bộ máy hành chính, sẽ không đạt được những mục tiêu kinh tế chủ yếu của Đại hội XII”, TS. Vũ Viết Ngoạn nói.
Ngoài các chính sách mang tính dài hạn, hệ thống chính sách trong ngắn hạn và trung hạn cần tính tới 2 nội dung cơ bản. Đó là trọng tâm của hệ thống chính sách là tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng hiệu quả khu vực kinh tế Nhà nước. Cải cách mạnh mẽ khâu tổ chức thực hiện để hiện thực hóa kết quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ là yếu tố quyết định. Đổi mới phương thức vận hành, theo đó, bộ máy hành chính, hiện đang được lay chuyển bằng “lực kéo” của Thủ tướng thì nay cần chuyển động mạnh hơn bằng lực đẩy xã hội.
Nhất trí về vai trò của công tác tổ chức thực hiện, PGS, TS. Trần Ngọc Anh (Đại học Indiana, Hoa Kỳ) góp ý xây dựng bảng theo dõi thực hiện nhiệm vụ của bộ, ngành, địa phương, là công cụ để “cân, đo, đong, đếm” việc thực thi chính sách, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo TS. Vũ Thành Tự Anh (Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright), các cân đối vĩ mô của nền kinh tế (tiết kiệm - đầu tư và cán cân thanh toán; cân đối ngân sách; cân đối tiền tệ) đều đã tiệm cận giới hạn. Ông ví von, như một cỗ máy, để có sự bứt phá thì cần “thay máy, thay động cơ”, chính là việc tái cơ cấu kinh tế. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là năng suất mà ông đặt vấn đề tăng “năng suất đô thị”. Tức là các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... cần có năng suất cao hơn để kéo cả cỗ máy.
Theo TS. Trần Du Lịch, liều thuốc nhanh cho tăng trưởng mà ít tác dụng phụ là tăng tổng cầu còn về lâu dài thì cần gỡ vướng về thể chế.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhìn nhận nhiều giải pháp mà Tổ tư vấn đề xuất tương đồng với những giải pháp mà Chính phủ đang điều hành, qua đó, củng cố thêm niềm tin là các giải pháp này đang đi đúng hướng.
Phó Thủ tướng mong muốn Tổ tư vấn nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn đề như tăng trưởng hợp lý trong thời gian tới đây của chúng ta là gì, tiềm năng tăng trưởng đã tới hạn hay chưa, giải pháp nào để liên kết khu vực kinh tế trong nước. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của Nhà nước đến đâu, vai trò của thị trường như thế nào?
Phó Thủ tướng cũng “đặt bài” cho Tổ tư vấn đánh giá về cách tính tăng trưởng hiện nay, đã tính được hết các yếu tố hay chưa như các hộ kinh tế cá thể hay việc sử dụng giá so sánh như thế nào…
Bày tỏ nhất trí với ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận các góp ý của Tổ tư vấn hết sức quý báu, có tư duy đổi mới, khoa học. Các ý kiến đề cập nhiều đến các nguy cơ, rủi ro, nhất là các vấn đề lớn đặt ra đối với đất nước thì “các đồng chí đã báo động với tư cách là những nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực”.
Nhất trí cho rằng rủi ro đối với Việt Nam càng lớn trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, Thủ tướng bày tỏ, nếu chúng ta đi sai đường hoặc dừng lại, kể cả tư duy và cách làm sai, thì sẽ gây hậu quả lớn. Trong đánh giá nền kinh tế, nên nhìn một cách đầy đủ, có mặt sáng, có mặt tối.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng được lắng nghe các ý kiến, phân tích toàn diện của các nhà tư vấn, nhất là được nghe nhiều về các mặt tồn tại. “Khi phát hiện bất cập, biết cách làm thì đất nước sẽ chuyển mình, không phụ lòng tin của nhân dân”, Thủ tướng nói và giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, đề xuất các chủ trương, giải pháp đối với Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành.
Thủ tướng ghi nhận các giải pháp về thúc đẩy tăng trưởng bởi không tăng trưởng thì không giải quyết được vấn đề nợ công, việc làm, nhất trí việc tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế, từ đó, tạo môi trường đầu tư tốt hơn, nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Cải cách bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả khâu tổ chức triển khai thực hiện.
Thủ tướng tin tưởng hệ thống tư vấn này sẽ là kênh quan trọng trong việc xây dựng các chủ trương, biện pháp trong chỉ đạo, điều hành, nhất là về kinh tế. Nhấn mạnh hành động của nhà quản lý phải có cơ sở khoa học mới thành công, Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các nhà tư vấn với cách làm là “các đồng chí có thể gián tiếp hoặc gặp trực tiếp Thủ tướng khi cần thiết”./.
Phó Thủ tướng cũng “đặt bài” cho Tổ tư vấn đánh giá về cách tính tăng trưởng hiện nay, đã tính được hết các yếu tố hay chưa như các hộ kinh tế cá thể hay việc sử dụng giá so sánh như thế nào…
Bày tỏ nhất trí với ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận các góp ý của Tổ tư vấn hết sức quý báu, có tư duy đổi mới, khoa học. Các ý kiến đề cập nhiều đến các nguy cơ, rủi ro, nhất là các vấn đề lớn đặt ra đối với đất nước thì “các đồng chí đã báo động với tư cách là những nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực”.
Nhất trí cho rằng rủi ro đối với Việt Nam càng lớn trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, Thủ tướng bày tỏ, nếu chúng ta đi sai đường hoặc dừng lại, kể cả tư duy và cách làm sai, thì sẽ gây hậu quả lớn. Trong đánh giá nền kinh tế, nên nhìn một cách đầy đủ, có mặt sáng, có mặt tối.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng được lắng nghe các ý kiến, phân tích toàn diện của các nhà tư vấn, nhất là được nghe nhiều về các mặt tồn tại. “Khi phát hiện bất cập, biết cách làm thì đất nước sẽ chuyển mình, không phụ lòng tin của nhân dân”, Thủ tướng nói và giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, đề xuất các chủ trương, giải pháp đối với Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành.
Thủ tướng ghi nhận các giải pháp về thúc đẩy tăng trưởng bởi không tăng trưởng thì không giải quyết được vấn đề nợ công, việc làm, nhất trí việc tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế, từ đó, tạo môi trường đầu tư tốt hơn, nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Cải cách bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả khâu tổ chức triển khai thực hiện.
Thủ tướng tin tưởng hệ thống tư vấn này sẽ là kênh quan trọng trong việc xây dựng các chủ trương, biện pháp trong chỉ đạo, điều hành, nhất là về kinh tế. Nhấn mạnh hành động của nhà quản lý phải có cơ sở khoa học mới thành công, Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các nhà tư vấn với cách làm là “các đồng chí có thể gián tiếp hoặc gặp trực tiếp Thủ tướng khi cần thiết”./.
Công bố Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam  (29/07/2017)
Công bố Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam  (29/07/2017)
Tỉnh Bình Phước tổ chức Hội thảo: “Giải pháp bảo đảm an ninh mạng, an ninh thông tin trong xây dựng Chính quyền điện tử”  (29/07/2017)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội  (28/07/2017)
Kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam  (28/07/2017)
Đề nghị các bên tôn trọng quyền hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông  (28/07/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay