Thủ tướng Đức Angela Merkel mong muốn đẩy mạnh quan hệ với Pháp
23:15, ngày 13-07-2017
Ngày 13-7-2017, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ mong muốn truyền một luồng sinh khí mới cho mối quan hệ Đức-Pháp, đồng thời cam kết thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai cường quốc châu Âu này nhằm cải cách Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp Nội các hai nước ở thủ đô Paris, Thủ tướng Merkel cho biết hai nước đã sẵn sàng "kích hoạt mối quan hệ Đức-Pháp với một lực đẩy mới."
Bà cũng cho biết hai bên đã nhất trí nỗ lực củng cố và phát triển hơn nữa Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đồng thời nhấn mạnh châu Âu cần phải tự nắm giữ số phận của mình.
Nhà lãnh đạo Đức cũng để ngỏ việc thảo luận về ý tưởng bổ nhiệm bộ trưởng tài chính và ngân sách của Eurozone theo đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chiến dịch tranh cử trước đó.
Ngoài ra, Thủ tướng Merkel tái nhấn mạnh các biện pháp cải tổ lớn trong EU sẽ được cân nhắc và triển khai sau cuộc bầu cử tại Đức vào tháng Chín tới.
Liên quan đến mối quan hệ với Mỹ, Thủ tướng Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại với Washington bất chấp những khác biệt.
Bà nêu rõ: "Chúng tôi không che giấu những sự khác biệt, tuy nhiên việc liên lạc và đối thoại luôn là điều quan trọng."
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Macron đã chủ trì một cuộc họp nội các chung nhằm thể hiện quyết tâm của hai nước trong nỗ lực cải cách EU.
Cuộc họp diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp của Tổng thống Pháp với người đồng cấp Mỹ Donald Trump với mục tiêu gạt bỏ những bất đồng về thương mại và biến đổi khí hậu.
EU hiện vẫn vật lộn với những ảnh hưởng từ sự kiện nước Anh quyết định rời khỏi EU. Trong khi đó, làn sóng bảo hộ thương mại đang mạnh dần lên với sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump./.
Bà cũng cho biết hai bên đã nhất trí nỗ lực củng cố và phát triển hơn nữa Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đồng thời nhấn mạnh châu Âu cần phải tự nắm giữ số phận của mình.
Nhà lãnh đạo Đức cũng để ngỏ việc thảo luận về ý tưởng bổ nhiệm bộ trưởng tài chính và ngân sách của Eurozone theo đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chiến dịch tranh cử trước đó.
Ngoài ra, Thủ tướng Merkel tái nhấn mạnh các biện pháp cải tổ lớn trong EU sẽ được cân nhắc và triển khai sau cuộc bầu cử tại Đức vào tháng Chín tới.
Liên quan đến mối quan hệ với Mỹ, Thủ tướng Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại với Washington bất chấp những khác biệt.
Bà nêu rõ: "Chúng tôi không che giấu những sự khác biệt, tuy nhiên việc liên lạc và đối thoại luôn là điều quan trọng."
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Macron đã chủ trì một cuộc họp nội các chung nhằm thể hiện quyết tâm của hai nước trong nỗ lực cải cách EU.
Cuộc họp diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp của Tổng thống Pháp với người đồng cấp Mỹ Donald Trump với mục tiêu gạt bỏ những bất đồng về thương mại và biến đổi khí hậu.
EU hiện vẫn vật lộn với những ảnh hưởng từ sự kiện nước Anh quyết định rời khỏi EU. Trong khi đó, làn sóng bảo hộ thương mại đang mạnh dần lên với sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump./.
Anh công bố dự luật nhằm chính thức chấm dứt quy chế thành viên EU  (13/07/2017)
Chủ tịch nước tiếp các Đại sứ Tây Ban Nha và Yemen trình Quốc thư  (13/07/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Phần Lan, Hy Lạp chào từ biệt  (13/07/2017)
Gặp mặt Trưởng các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài  (13/07/2017)
Kinh tế Việt Nam có chuyển biến tích cực  (13/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên