Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Phần Lan, Hy Lạp chào từ biệt
23:11, ngày 13-07-2017
Ngày 13-7-2017, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Ilkka-Pekka Simila, Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam Nikos Kanellos tới chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Tại buổi tiếp Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng Đại sứ Ilkka-Pekka Simila đã có nhiệm kỳ công tác thành công tại Việt Nam, đánh giá cao những đóng góp tích cực và hiệu quả của Đại sứ Ilkka-Pekka Simila và Đại sứ quán Phần Lan trong việc củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan trong thời gian qua.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá, quan hệ song phương Việt Nam-Phần Lan đã và đang phát triển rất tích cực trên các lĩnh vực, đặc biệt là chính trị-ngoại giao, thương mại và hợp tác phát triển. Hai bên thường xuyên duy trì trao đổi đoàn, tiếp xúc song phương ở các cấp, hợp tác hiệu quả, ủng hỗ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2016 đạt gần 330 triệu USD, trong năm tháng đầu năm 2017 đã đạt 185 triệu USD.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn Chính phủ Phần Lan đã cung cấp ODA cho Việt Nam trong những năm qua, các dự án có sự hỗ trợ của Phần Lan đang được triển khai hiệu quả, đặc biệt là trên các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, cung cấp nước sạch, phát triển nông thôn, quản lý lâm nghiệp, đổi mới sáng tạo... góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Phần Lan đã chuyển từ quan hệ hợp tác phát triển sang đối tác cùng có lợi, Chủ tịch nước Trần Đại Quang vui mừng nhận thấy hai nước đang mở rộng quan hệ hợp tác sang các lĩnh vực khác, đặc biệt là giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ.
Chủ tịch nước đánh giá cao việc hai bên triển khai hiệu quả Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam-Phần Lan giai đoạn 2 (IPP 2), ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Quỹ TEKES Phần Lan (tháng 3-2016) nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các dự án hợp tác nghiên cứu chung, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu giữa các doanh nghiệp và Viện nghiên cứu hai nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh Phần Lan đề xuất thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục, đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin-truyền thông, quản lý nước, lâm nghiệp và công nghệ sạch. Chủ tịch nước nhấn mạnh, đây là ý tưởng khả thi dựa trên mối quan hệ đa dạng, hiệu quả giữa Việt Nam và Phần Lan; các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam đang thúc đẩy, nghiên cứu đề xuất này.
Đại sứ Ilkka-Pekka Simila trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Trần Đại quang đã dành thời gian tiếp; khẳng định trên cương vị mới sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Phần Lan và Việt Nam. Đại sứ Ilkka-Pekka Simila cho rằng Phần Lan và Việt Nam còn nhiều tiềm năng hợp tác, chuyến thăm chính thức Phần Lan của Phó Chủ tịch nước Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh (dự kiến tháng 10-2017) sẽ là dịp để hai nước nâng tầm hợp tác trong một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng, nhất là về kinh tế, thương mại, giáo dục, công nghệ.
*** Trong buổi tiếp Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam Nikos Kanellos, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng về những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước; đánh giá cao đóng góp của Đại sứ Nikos Kanellos đối với quan hệ hai nước trong thời gian qua. Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam coi trọng và chủ trương tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Hy Lạp.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao việc Việt Nam và Hy Lạp đã hợp tác tích cực và thường xuyên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế; đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại Liên hợp quốc, các cơ chế ASEAN-EU, ASEM... Chủ tịch nước cám ơn sự ủng hộ của Hy Lạp đối với việc phát triển quan hệ Việt Nam-EU và Quốc hội Hy Lạp đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam-EU (PCA); đề nghị Hy Lạp ủng hộ việc sớm ký chính thức và phê chuẩn Hiệp đinh Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Chủ tịch nước nhấn mạnh, việc thực hiện PCA và EVFTA sẽ mở ra cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư mới giữa Việt Nam-EU nói chung và Hy Lạp nói riêng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang vui mừng nhận thấy quan hệ thương mại song phương Phần Lan-Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Chủ tịch nước nhấn mạnh, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cần phải trở thành một trụ cột trong hợp tác Việt Nam-Hy Lạp.
Trên tinh thần này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên những lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu và Hy Lạp có thế mạnh như kinh tế biển, hảng hải, đóng tàu, nông nghiệp, du lịch... Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam hoan nghênh và chủ trương tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước kết nối hợp tác kinh doanh lâu dài, trước mắt là việc thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Hiệp định vận tải hàng hải trên cơ sở linh hoạt, tìm giải pháp thỏa đáng, vì lợi ích tổng thể của hai bên.
Bày tỏ ấn tượng với đất nước Hy Lạp, một cái nôi của nền văn minh nhân loại và có nhiều di sản văn hóa, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn hai nước thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận đã ký kết về văn hóa và du lịch, đặc biệt là trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong lĩnh vực khảo cồ, bảo tồn và trùng tu các di tích lịch sử.
Chủ tịch nước đề nghị hai bên tiếp tục triển khai thực hiện Hiệp định khung về Hợp tác du lịch (2013), Hiệp định về hợp tác Văn hóa (2008); nghiên cứu tiếp tục mở rộng việc cấp học bổng của Hy Lạp cho sinh viên Việt Nam; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn và khai thác các giá trị di sản văn hóa là lĩnh vực Hy Lạp có nhiều kinh nghiệm.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chuyển lời thăm hỏi sức khỏe đến Tổng thống Karolos Papoulias, các nhà lãnh đạo Hy Lạp, trân trọng mời Tổng thống Karolos Papoulias sang thăm Việt Nam. Chủ tịch nước mong muốn, trên cương vị công tác mới, Đại sứ tiếp tục đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hy Lạp.
Trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dành thời gian tiếp, Đại sứ Nikos Kanellos cho rằng quan hệ Hy Lạp-Việt Nam còn nhiều nền tảng để phát triển hơn nữa; đồng thời nhấn mạnh Hy Lạp sẽ nỗ lực hết mình để EU mở cửa chào đón Việt Nam, để quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển mạnh mẽ.
Bày tỏ ấn tượng với Việt Nam, Đại sứ Nikos Kanellos đánh giá đất nước và người dân Việt Nam là một điển hình về tinh thần can đảm, mạnh mẽ, nhờ đó Việt Nam thành công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, phát triển đất nước.Đại sứ Nikos Kanellos chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bộ, ngành cả Việt Nam trong thời gian đảm nhận cương vị tại Việt Nam; khẳng định trên cương vị mới sẽ tiếp tục đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Ngài Ilkka-Pekka Simila, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam đến chào từ biệt. Ảnh:TTXVN |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá, quan hệ song phương Việt Nam-Phần Lan đã và đang phát triển rất tích cực trên các lĩnh vực, đặc biệt là chính trị-ngoại giao, thương mại và hợp tác phát triển. Hai bên thường xuyên duy trì trao đổi đoàn, tiếp xúc song phương ở các cấp, hợp tác hiệu quả, ủng hỗ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2016 đạt gần 330 triệu USD, trong năm tháng đầu năm 2017 đã đạt 185 triệu USD.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn Chính phủ Phần Lan đã cung cấp ODA cho Việt Nam trong những năm qua, các dự án có sự hỗ trợ của Phần Lan đang được triển khai hiệu quả, đặc biệt là trên các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, cung cấp nước sạch, phát triển nông thôn, quản lý lâm nghiệp, đổi mới sáng tạo... góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Phần Lan đã chuyển từ quan hệ hợp tác phát triển sang đối tác cùng có lợi, Chủ tịch nước Trần Đại Quang vui mừng nhận thấy hai nước đang mở rộng quan hệ hợp tác sang các lĩnh vực khác, đặc biệt là giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ.
Chủ tịch nước đánh giá cao việc hai bên triển khai hiệu quả Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam-Phần Lan giai đoạn 2 (IPP 2), ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Quỹ TEKES Phần Lan (tháng 3-2016) nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các dự án hợp tác nghiên cứu chung, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu giữa các doanh nghiệp và Viện nghiên cứu hai nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh Phần Lan đề xuất thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục, đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin-truyền thông, quản lý nước, lâm nghiệp và công nghệ sạch. Chủ tịch nước nhấn mạnh, đây là ý tưởng khả thi dựa trên mối quan hệ đa dạng, hiệu quả giữa Việt Nam và Phần Lan; các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam đang thúc đẩy, nghiên cứu đề xuất này.
Đại sứ Ilkka-Pekka Simila trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Trần Đại quang đã dành thời gian tiếp; khẳng định trên cương vị mới sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Phần Lan và Việt Nam. Đại sứ Ilkka-Pekka Simila cho rằng Phần Lan và Việt Nam còn nhiều tiềm năng hợp tác, chuyến thăm chính thức Phần Lan của Phó Chủ tịch nước Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh (dự kiến tháng 10-2017) sẽ là dịp để hai nước nâng tầm hợp tác trong một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng, nhất là về kinh tế, thương mại, giáo dục, công nghệ.
*** Trong buổi tiếp Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam Nikos Kanellos, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng về những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước; đánh giá cao đóng góp của Đại sứ Nikos Kanellos đối với quan hệ hai nước trong thời gian qua. Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam coi trọng và chủ trương tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Hy Lạp.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Ngài Nikos Kanellos, Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam đến chào từ biệt. Ảnh: TTXVN |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao việc Việt Nam và Hy Lạp đã hợp tác tích cực và thường xuyên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế; đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại Liên hợp quốc, các cơ chế ASEAN-EU, ASEM... Chủ tịch nước cám ơn sự ủng hộ của Hy Lạp đối với việc phát triển quan hệ Việt Nam-EU và Quốc hội Hy Lạp đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam-EU (PCA); đề nghị Hy Lạp ủng hộ việc sớm ký chính thức và phê chuẩn Hiệp đinh Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Chủ tịch nước nhấn mạnh, việc thực hiện PCA và EVFTA sẽ mở ra cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư mới giữa Việt Nam-EU nói chung và Hy Lạp nói riêng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang vui mừng nhận thấy quan hệ thương mại song phương Phần Lan-Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Chủ tịch nước nhấn mạnh, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cần phải trở thành một trụ cột trong hợp tác Việt Nam-Hy Lạp.
Trên tinh thần này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên những lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu và Hy Lạp có thế mạnh như kinh tế biển, hảng hải, đóng tàu, nông nghiệp, du lịch... Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam hoan nghênh và chủ trương tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước kết nối hợp tác kinh doanh lâu dài, trước mắt là việc thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Hiệp định vận tải hàng hải trên cơ sở linh hoạt, tìm giải pháp thỏa đáng, vì lợi ích tổng thể của hai bên.
Bày tỏ ấn tượng với đất nước Hy Lạp, một cái nôi của nền văn minh nhân loại và có nhiều di sản văn hóa, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn hai nước thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận đã ký kết về văn hóa và du lịch, đặc biệt là trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong lĩnh vực khảo cồ, bảo tồn và trùng tu các di tích lịch sử.
Chủ tịch nước đề nghị hai bên tiếp tục triển khai thực hiện Hiệp định khung về Hợp tác du lịch (2013), Hiệp định về hợp tác Văn hóa (2008); nghiên cứu tiếp tục mở rộng việc cấp học bổng của Hy Lạp cho sinh viên Việt Nam; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn và khai thác các giá trị di sản văn hóa là lĩnh vực Hy Lạp có nhiều kinh nghiệm.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chuyển lời thăm hỏi sức khỏe đến Tổng thống Karolos Papoulias, các nhà lãnh đạo Hy Lạp, trân trọng mời Tổng thống Karolos Papoulias sang thăm Việt Nam. Chủ tịch nước mong muốn, trên cương vị công tác mới, Đại sứ tiếp tục đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hy Lạp.
Trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dành thời gian tiếp, Đại sứ Nikos Kanellos cho rằng quan hệ Hy Lạp-Việt Nam còn nhiều nền tảng để phát triển hơn nữa; đồng thời nhấn mạnh Hy Lạp sẽ nỗ lực hết mình để EU mở cửa chào đón Việt Nam, để quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển mạnh mẽ.
Bày tỏ ấn tượng với Việt Nam, Đại sứ Nikos Kanellos đánh giá đất nước và người dân Việt Nam là một điển hình về tinh thần can đảm, mạnh mẽ, nhờ đó Việt Nam thành công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, phát triển đất nước.Đại sứ Nikos Kanellos chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bộ, ngành cả Việt Nam trong thời gian đảm nhận cương vị tại Việt Nam; khẳng định trên cương vị mới sẽ tiếp tục đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước./.
Gặp mặt Trưởng các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài  (13/07/2017)
Kinh tế Việt Nam có chuyển biến tích cực  (13/07/2017)
Một số kết quả sau một năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”  (13/07/2017)
Một số kết quả sau một năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”  (13/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên