Truyền thông quốc tế chờ đợi chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng
Hàng loạt tờ báo, hãng thông tấn quốc tế như Reuters, Forbes, VOA, Manila Bulletin… đã đăng tải thông tin về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ.
Reuters dẫn một tuyên bố từ Nhà Trắng ngày 23-5 cho biết, Tổng thống Donald Trump sẽ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng vào ngày 31-5 để thảo luận về quan hệ song phương và hợp tác khu vực.
Còn theo VOA, Thủ tướng Việt Nam sẽ trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng kể từ khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 01-2016.
Manila Bulletin cũng dẫn lời Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer rằng “Tổng thống Trump trông đợi vào việc thảo luận các giải pháp tăng cường quan hệ song phương và làm sâu sắc sự hợp tác khu vực với một trong những đối tác quan trọng của Mỹ tại Đông Nam Á”.
Báo chí và giới chuyên gia quốc tế cũng đề cập rằng hai nhà lãnh đạo có thể sẽ hướng tới phát triển thương mại cũng như đề cập đến vấn đề Biển Đông.
Tờ Forbes nhận định, khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo có thể sẽ thảo luận về một thỏa thuận thương mại tự do. Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 1 vừa qua. Khi đó, Tổng thống Donald Trump đã nói rằng sẽ xem xét các thỏa thuận thương mại với từng nước nếu điều đó tốt cho nước Mỹ.
Còn VOA cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự kiến sẽ thảo luận về các tuyên bố hàng hải và thương mại tại Biển Đông khi gặp gỡ Tổng thống Trump tại Nhà Trắng. Trong khi cựu Tổng thống Barack Obama đã thể hiện lập trường ủng hộ việc tự do di chuyển hàng hải ở Biển Đông thì cộng đồng quốc tế đang hy vọng Tổng thống Trump khẳng định rõ chính sách về khu vực đường thủy quan trọng này.
Trước thềm chuyến thăm, các chuyên gia Hoa Kỳ đã có những đánh giá tích cực về chuyến thăm và cho rằng đây sẽ là cơ hội để hai bên tìm hiểu lẫn nhau để hướng tới hợp tác hiệu quả và thiết thực trong những năm tới. Chuyến thăm cũng được nhận định là cơ hội để hai bên tiếp cận các chính sách, nhu cầu và mối quan tâm của nhau, cũng như thiết lập một khung cho các hoạt động hợp tác trong tương lai.
Murray Hiebert, một chuyên tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS, chia sẻ với VOA: “Là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Washington, Thủ tướng Việt Nam muốn hiểu rõ hơn về các kế hoạch và mục tiêu hiện diện của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng muốn được chia sẻ về các chính sách và chiến lược của Mỹ đối với Biển Đông".
Walter Lohman - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Quỹ Di sản cho biết: “Đây là thời điểm quan trọng đối với quan hệ Việt - Mỹ khi chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ có Tổng thống mới. Hai bên đang cố gắng tìm hiểu mối quan tâm của mỗi nước. Một điều rất quan trọng nữa là chúng tôi được đón tiếp nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới thăm Mỹ dưới thời chính quyền mới. Tôi rất hào hứng muốn nghe về cuộc tiếp xúc này”.
Anthony Nelson - Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương tại Tập đoàn tư vấn Albright Stonebridge cho rằng, nội dung cuộc tiếp xúc sẽ xoay quanh hợp tác kinh tế, tuy nhiên, giữa hai nước vẫn còn tiềm năng phát triển hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác.
Theo ông Anthony Nelson, ngoài an ninh và kinh tế thì đối ngoại nhân dân cũng phát triển mạnh. Hiện nay, số sinh viên Việt Nam đang học tập tại Mỹ khá đông và cũng có nhiều thanh niên Việt Nam tham gia chương trình Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á. Hạn chế biến đổi khí hậu cũng là vấn đề quan trọng đối với Việt Nam. Mặc dù chính quyền mới tại Mỹ chưa quan tâm nhiều tới biến đổi khí hậu nhưng hy vọng Việt Nam sẽ chỉ ra những lợi ích về an ninh và giảm thiểu thiên tai hơn là chỉ các vấn đề về biến đổi khí hậu.
“Có rất nhiều lĩnh vực hợp tác đối với Việt Nam trong năm nay khi Việt Nam đăng cai hội nghị thượng đỉnh APEC và là tiếng nói quan trọng trong ASEAN. Việt Nam đã trở thành một lãnh đạo thực thụ trong các vấn đề khu vực. Tôi cho rằng việc Tổng thống Trump cam kết sẽ tham dự hội nghị APEC cuối năm nay là rất đáng chú ý và Việt Nam nên thuyết phục Mỹ tham gia tất cả các sự kiện APEC và ASEAN”, ông Anthony Nelson nói.
Các chuyên gia Mỹ cũng tin tưởng hợp tác hai nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tới và từ nay tới cuối năm khi Tổng thống Donald Trump tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Việt Nam, hai nước sẽ đạt được những vấn đề cụ thể trong quan hệ và hợp tác song phương./.
Ngăn chặn khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài  (28/05/2017)
Giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ: Tạo niềm tin với nhân dân  (28/05/2017)
Bí thư TP. Hồ Chí Minh tham vấn giới trí thức 10 vấn đề  (28/05/2017)
Chuyến thăm của Thủ tướng và mong muốn 'kép' của Hoa Kỳ  (28/05/2017)
Bang Zacatecas của Mexico muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam  (28/05/2017)
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng sẽ tạo đà cho sự hợp tác, phát triển  (28/05/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên