Giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ: Tạo niềm tin với nhân dân
Chủ thể kiểm tra là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Chủ thể giám sát là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chi bộ nơi cán bộ đang sinh hoạt.
Các Tỉnh ủy, Thành ủy và Đảng ủy trực thuộc Trung ương, trên cơ sở Quy định này ban hành Quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản đối với cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp mình quản lý.
Nhìn nhận về quy định này, Giáo sư, Tiến sỹ Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết ông đánh giá cao quy định này vì thực tế việc kê khai tài sản đã được thực hiện nhiều năm nhưng kết quả chưa tốt. Kê khai đúng hay sai không ai biết, kê khai xong, cơ quan có thẩm quyền lại cất đi.
Theo ông Đường, chủ trương kê khai tài sản đã có từ lâu, làm chưa tốt, bây giờ phải làm tốt hơn bằng việc kiểm tra, giám sát việc kê khai đó. Kiểm tra để phát hiện cái đúng, cái sai của việc kê khai. Chủ trương này thể hiện tinh thần quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, từ đó tổ chức thực hiện ngày càng tốt hơn.
Nói về đối tượng kiểm tra, giám sát là các cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, khoảng 1.000 người, ông Đường cho rằng đây là đối tượng quan trọng nhất.
Đội ngũ cán bộ có chức, có quyền thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, là những người hoạch định chính sách pháp luật của quốc gia, người giữ vai trò rất quan trọng.
“Xem sự trung thực trong việc kê khai tài sản của các đối tượng này như thế nào tôi cho là việc làm rất tốt, rất đúng. Trước mắt, cần kiểm tra, giám sát đối tượng này," ông Đường cho hay.
Ông bày tỏ mong muốn chủ trương này được thực hiện nghiêm túc. Chủ trương đúng nhưng việc thực hiện kiểm tra, giám sát phải kỹ càng, đi sâu phân tích, đánh giá và tìm kiếm các nguồn thông tin, nhất là từ phía nhân dân.
"Từ nguồn thông tin của nhân dân, phải làm hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và có trách nhiệm nhiệt huyết cao, việc kiểm tra, giám sát mới có hiệu quả," ông Đường nêu quan điểm.
Là người thuộc diện phải kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản theo quy định của Bộ Chính trị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trần Thị Dung cho biết đồng tình với chủ trương này và thấy đây là việc nên làm.
Bà sẵn sàng chấp hành và mong muốn chủ trương đúng đắn này sẽ được đa số cán bộ giữ chức danh chức vụ ủng hộ, thực hiện nghiêm túc, đó cũng là cơ sở tạo niềm tin đối với các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Bà Dung cho rằng những cán bộ đang giữ chức danh, chức vụ thuộc diện kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản đều là những người có bề dày công tác, có quá trình đóng góp và đều được tiến hành kê khai tài sản hàng năm kể từ khi có Luật phòng, chống tham nhũng.
Đây là việc cần tiếp tục làm để làm rõ hơn khối tài sản của những cán bộ đó từ đâu ra, từ nguồn thu nhập nào. Điều này thể hiện sự minh bạch về tài sản, thu nhập, đặc biệt là những đóng góp của bản thân cá nhân từng người giữ chức danh, chức vụ đó đối với đất nước.
Theo bà, người có tài sản được công khai sẽ rất thoải mái khi tài sản của mình có nguồn gốc chính đáng, hợp pháp. Mọi thứ được công khai, minh bạch, người dân được biết, chia sẻ và hiểu được cán bộ của mình./.
Bí thư TP. Hồ Chí Minh tham vấn giới trí thức 10 vấn đề  (28/05/2017)
Chuyến thăm của Thủ tướng và mong muốn 'kép' của Hoa Kỳ  (28/05/2017)
Bang Zacatecas của Mexico muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam  (28/05/2017)
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng sẽ tạo đà cho sự hợp tác, phát triển  (28/05/2017)
Những bước đi thận trọng của Tổng thống Donald Trump  (28/05/2017)
Tôn vinh công nhân, người lao động tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2017  (28/05/2017)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay