Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản là dấu mốc lịch sử
22:50, ngày 24-02-2017
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt Nam từ ngày 28-2 đến ngày 5-3-2017.
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản lần này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển tốt đẹp, toàn diện trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng, nông nghiệp, lao động, văn hóa, thể thao, du lịch... Giao lưu, tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao, các cấp, địa phương hai nước và giao lưu nhân dân diễn ra thường xuyên, mật thiết.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản là biểu tượng cao quý của đất nước và khối đoàn kết toàn dân Nhật Bản. Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản chỉ thực hiện các chuyến thăm nhân dịp kỷ niệm đặc biệt đối với các đối tác có quan hệ thân thiết với Nhật Bản. Nhà vua Akihito là người có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, ủng hộ các thành viên Hoàng gia Nhật Bản tăng cường giao lưu với Việt Nam. Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đã nhiều lần thể hiện mong muốn đến thăm Việt Nam.
Là người say mê nghiên cứu các loài cá nước ngọt, chính Nhà vua Akihito đã phát hiện ra giống cá bống trắng mới trên thế giới tại một nhánh sông Cần Thơ (khi làm luận án tiến sỹ nghiên cứu về cá ở miền Nam Việt Nam những năm 1970). Năm 1974, ngài đã gửi tặng tiêu bản mẫu cá bống này cho Bảo tàng Động vật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Bảo tàng Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên). Hiện tiêu bản này vẫn được bảo quản tại bảo tàng.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21-9-1973, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng, hợp tác về kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa… được mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa nhân dân hai nước từng bước được nâng lên.
Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, nhà cung cấp viện trợ phát triển ODA lớn nhất (hơn 30% tổng ODA viện trợ cho Việt Nam); đối tác thứ hai về đầu tư trực tiếp nước ngoài (hơn 42 tỷ USD, chiếm 15% tổng FDI đầu tư vào Việt Nam); đối tác thứ ba về du lịch (năm 2016 có gần 700.000 lượt khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam); đối tác thứ tư về thương mại (kim ngạch song phương ước đạt 29,4 tỷ USD trong năm 2016).
Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Chính phủ Nhật Bản bắt đầu hợp tác và hỗ trợ việc bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long vào năm 2004.
Năm 2006, Ủy ban hỗn hợp Việt - Nhật bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long đã được thành lập. Từ đó đến nay, Nhật Bản đã cử nhiều chuyên gia về khảo cổ học sang Việt Nam cùng điều tra, khai quật và nghiên cứu. Ngoài ra, hai bên cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội tại mỗi nước. Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản đã được tổ chức thường niên từ năm 2008; Đại nhạc hội Việt Nam - Nhật Bản năm 2008, năm 2010 và năm 2013.
Nhật Bản là một trong những nước có lượng khách du lịch lớn nhất đến Việt Nam (chiếm gần 10% tổng lượng khách vào Việt Nam). Hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác du lịch Việt Nam - Nhật Bản (tháng 4-2005) tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam.
Trong hợp tác về giáo dục đào tạo, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục - đào tạo của Việt Nam. Tính đến hết năm 2016, tổng số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản ở các cấp và bằng các nguồn kinh phí (kể cả du học tự túc) có khoảng 60.000 người.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác lao động. Trong thời gian qua, nhiều cặp địa phương của Nhật Bản và Việt Nam đã ký văn bản hợp tác như: Thành phố Hồ Chí Minh - Osaka ( năm 2007), Đà Nẵng - Sakai (năm 2009), Hà Nội - Fukuoka (ký lần hai năm 2013), Đà Nẵng - Yokohama (năm 2013), Thành phố Hồ Chí Minh - Yokohama (năm 2013), Đồng Nai - Hyogo (năm 2013), Bà Rịa - Vũng Tàu - Kawasaki (năm 2013), Phú Thọ - Nara (năm 2014), Huế - Kyoto (năm 2014), Hưng Yên - Kanagawa (năm 2015), Hải Phòng - Niigata (năm 2015), Nam Định - Miyazaki (năm 2015).
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản là một sự kiện quan trọng, mang ý nghĩa biểu tượng, một dấu mốc lịch sử trong quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước. Chuyến thăm thể hiện tình cảm, sự quan tâm của Nhật Bản đối với đất nước và nhân dân Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển toàn diện, tăng cường sự hiểu biết giữa hai dân tộc, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước./.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản là biểu tượng cao quý của đất nước và khối đoàn kết toàn dân Nhật Bản. Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản chỉ thực hiện các chuyến thăm nhân dịp kỷ niệm đặc biệt đối với các đối tác có quan hệ thân thiết với Nhật Bản. Nhà vua Akihito là người có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, ủng hộ các thành viên Hoàng gia Nhật Bản tăng cường giao lưu với Việt Nam. Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đã nhiều lần thể hiện mong muốn đến thăm Việt Nam.
Là người say mê nghiên cứu các loài cá nước ngọt, chính Nhà vua Akihito đã phát hiện ra giống cá bống trắng mới trên thế giới tại một nhánh sông Cần Thơ (khi làm luận án tiến sỹ nghiên cứu về cá ở miền Nam Việt Nam những năm 1970). Năm 1974, ngài đã gửi tặng tiêu bản mẫu cá bống này cho Bảo tàng Động vật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Bảo tàng Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên). Hiện tiêu bản này vẫn được bảo quản tại bảo tàng.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21-9-1973, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng, hợp tác về kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa… được mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa nhân dân hai nước từng bước được nâng lên.
Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, nhà cung cấp viện trợ phát triển ODA lớn nhất (hơn 30% tổng ODA viện trợ cho Việt Nam); đối tác thứ hai về đầu tư trực tiếp nước ngoài (hơn 42 tỷ USD, chiếm 15% tổng FDI đầu tư vào Việt Nam); đối tác thứ ba về du lịch (năm 2016 có gần 700.000 lượt khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam); đối tác thứ tư về thương mại (kim ngạch song phương ước đạt 29,4 tỷ USD trong năm 2016).
Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Chính phủ Nhật Bản bắt đầu hợp tác và hỗ trợ việc bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long vào năm 2004.
Năm 2006, Ủy ban hỗn hợp Việt - Nhật bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long đã được thành lập. Từ đó đến nay, Nhật Bản đã cử nhiều chuyên gia về khảo cổ học sang Việt Nam cùng điều tra, khai quật và nghiên cứu. Ngoài ra, hai bên cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội tại mỗi nước. Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản đã được tổ chức thường niên từ năm 2008; Đại nhạc hội Việt Nam - Nhật Bản năm 2008, năm 2010 và năm 2013.
Nhật Bản là một trong những nước có lượng khách du lịch lớn nhất đến Việt Nam (chiếm gần 10% tổng lượng khách vào Việt Nam). Hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác du lịch Việt Nam - Nhật Bản (tháng 4-2005) tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam.
Trong hợp tác về giáo dục đào tạo, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục - đào tạo của Việt Nam. Tính đến hết năm 2016, tổng số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản ở các cấp và bằng các nguồn kinh phí (kể cả du học tự túc) có khoảng 60.000 người.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác lao động. Trong thời gian qua, nhiều cặp địa phương của Nhật Bản và Việt Nam đã ký văn bản hợp tác như: Thành phố Hồ Chí Minh - Osaka ( năm 2007), Đà Nẵng - Sakai (năm 2009), Hà Nội - Fukuoka (ký lần hai năm 2013), Đà Nẵng - Yokohama (năm 2013), Thành phố Hồ Chí Minh - Yokohama (năm 2013), Đồng Nai - Hyogo (năm 2013), Bà Rịa - Vũng Tàu - Kawasaki (năm 2013), Phú Thọ - Nara (năm 2014), Huế - Kyoto (năm 2014), Hưng Yên - Kanagawa (năm 2015), Hải Phòng - Niigata (năm 2015), Nam Định - Miyazaki (năm 2015).
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản là một sự kiện quan trọng, mang ý nghĩa biểu tượng, một dấu mốc lịch sử trong quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước. Chuyến thăm thể hiện tình cảm, sự quan tâm của Nhật Bản đối với đất nước và nhân dân Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển toàn diện, tăng cường sự hiểu biết giữa hai dân tộc, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước./.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Đại sứ Nhật Bản và Đại sứ Thái Lan  (24/02/2017)
Bạc Liêu 20 năm: Xây dựng Đảng, chính quyền  (24/02/2017)
Bạc Liêu 20 năm: Xây dựng Đảng, chính quyền  (24/02/2017)
Cải cách khu vực công - cơ hội và thách thức đối với phụ nữ và công tác hội phụ nữ ở khu vực công  (24/02/2017)
APEC 2017: Kết quả ngày làm việc thứ sáu Hội nghị SOM 1  (23/02/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên