Châu Á tăng cường hợp tác về an ninh hạt nhân
Ngày 22-1, các quan chức từ 16 nước châu Á nhóm họp hội nghị về an ninh hạt nhân trong khu vực, tổ chức ở Thủ đô Tô-ky-ô, Nhật Bản.
Tại Hội nghị, các quan chức đã nhất trí hợp tác đối phó với nguy cơ khủng bố bằng vũ khí hạt nhân trước khi diễn ra Hội nghị cấp cao về an ninh hạt nhân theo sáng kiến của Mỹ, dự kiến vào tháng 4-2010.
Các quan chức nhấn mạnh nguy cơ nhiên liệu hạt nhân bị sử dụng vào những mục đích xấu là "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với hòa bình thế giới, đồng thời bày tỏ cam kết đẩy mạnh hợp tác để châu Á trở thành một khu vực kiểu mẫu trên thế giới về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và đảm bảo an ninh hạt nhân.
Các đại biểu dự Hội nghị ghi nhận "tiến bộ đáng kể" trong lĩnh vực an ninh hạt nhân ở châu Á kể từ hội nghị tương tự gần đây nhất, được tổ chức năm 2006, song cho rằng cần tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực này, trong đó có việc chia sẻ thông tin.
Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), an ninh hạt nhân bao gồm ngăn chặn hành động đánh cắp, buôn bán trái phép nguyên liệu hạt nhân và các chất phóng xạ khác, bảo vệ các cơ sở hạt nhân trước sự phá hoại và các hành động thù địch.
Việc tăng cường an ninh hạt nhân đòi hỏi nhiều nỗ lực bảo vệ nhiên liệu cũng như các cơ sở hạt nhân.
Các đại biểu tham dự Hội nghị trên đến từ 9 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ca-dắc-xtan, Ki-dơ-gi-xtan, Ta-di-ki-xtan và U-dơ-bê-ki-xtan. Các chuyên gia Mỹ và Ô-xtrây-li-a cũng tham dự./.
Việt Nam bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội  (23/01/2010)
Kết thúc Diễn đàn Nghị viện khu vực châu Á - Thái Bình Dương  (22/01/2010)
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc gia: “Các lý thuyết kinh tế chính trong bối cảnh phát triển của thế giới và những vấn đề rút ra cho Việt Nam”  (22/01/2010)
Festival Huế 2010 - tinh hoa văn hóa Việt  (21/01/2010)
Vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010 là 56 nghìn tỉ đồng  (21/01/2010)
Tín nhiệm của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và Đảng Dân chủ Mỹ sụt giảm mạnh  (21/01/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên