Tổng kết hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 21-9, tại Kiên Giang, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long-MDEC Kiên Giang 2010.
Trên cơ sở kiến nghị của các địa phương đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất phối hợp các tỉnh, thành trong khu vực triển khai các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội quan trọng như quy hoạch phát triển nông nghiệp vùng đến năm 2020; triển khai các chính sách đầu tư và tập trung thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, dự án cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Công Thương cùng các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long thực hiện có hiệu quả việc liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chỉ đạo của Chính phủ.
Chính thức khai mạc từ 21-6, MDEC Kiên Giang 2010 đã diễn ra nhiều hoạt động, nổi bật là Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững đồng bằng sông Cửu Long”; Hội thảo quốc tế về “Giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long” và “Liên kết phát triển du lịch biển, đảo và sông vùng đồng bằng sông Cửu Long.”
Qua các hội thảo trên, MDEC Kiên Giang 2010 đã xác định rõ tiềm năng du lịch to lớn của các địa phương đồng bằng sông Cửu Long, cũng như nhận thức đầy đủ và có những đánh giá xác thực hơn về nguy cơ và các giải pháp đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
Trong khuôn khổ MDEC Kiên Giang 2010 còn có một hoạt động khác được cho là đã mang lại kết quả to lớn trong việc quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long đến với đồng bào cả nước và bè bạn quốc tế là “Tuần lễ đồng bằng sông Cửu Long tại Thành phố Hồ Chí Minh.”
Ban Tổ chức MDEC Kiên Giang 2010 cũng đã công bố chính thức bản tuyên bố chung bao gồm 5 điểm; trong đó đã đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng cũng như những nguy cơ dựa trên lợi thế sông, biển mang lại cho kinh tế nông nghiệp và du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Nêu ra 5 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa các bộ, ngành và các địa phương trong khu vực.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch thống nhất hợp tác với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh các hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch bằng nhiều hình thức, và quan trọng nhất là triển khai nhanh đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
Các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã thống nhất xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả vùng. Các địa phương đồng bằng sông Cửu Long cũng đã thống nhất kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương hàng loạt giải pháp để đẩy mạnh quá trình hợp tác, phát triển kinh tế -xã hội một cách bền vững.
Năm 2011, diễn đàn sẽ do tỉnh Cà Mau đăng cai./.
Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 65 năm ngày Nam Bộ kháng chiến  (21/09/2010)
Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng nội địa trên thị trường nông thôn  (21/09/2010)
Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng nội địa trên thị trường nông thôn  (21/09/2010)
Thay đổi thành viên UBND tỉnh Hưng Yên  (21/09/2010)
Ðể ngọn cờ chiến đấu của chúng ta mãi giương cao  (21/09/2010)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay