Khẩn trương hoàn thiện, triển khai các biện pháp kích cầu trong tháng 2-2009
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước năm 2009 là 112,8 nghìn tỉ đồng. Trong khi đó, nhu cầu ứng vốn năm 2009 - 2010 của các bộ, ngành địa phương vào khoảng 33 nghìn tỉ đồng. Thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư năm 2009, Chính phủ dự kiến xin ý kiến Quốc hội cho phép phát hành bổ sung 11,5 nghìn tỉ đồng trái phiếu chính phủ để thực hiện một số mục tiêu quan trọng.
Bộ Công Thương cho biết, trong 40 ngày đầu năm 2009, cán cân xuất nhập khẩucả nước khá cân bằng. Trong đó, xuất khẩu gạo đạt mức cao. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội báo cáo và đề xuất chính sách hỗ trợ lao động mất việc làm.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận tiêu chuẩn đối tượng được hỗ trợ sản xuất, vay vốn; thống nhất các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm trong nước; chính sách hỗ trợ người lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế; tập trung đầu tư các dự án hoàn thành trong năm nay và năm 2010.
Trên cơ sở báo cáo và ý kiến thảo luận của các bộ, ngành trung ương, các chuyên gia kinh tế và Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu:
Thứ nhất, Bộ Tài chính làm việc cụ thể với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu, trước hết là chính sách thuế, thủ tục hải quan; điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, không nôn nóng vì kích cầu mà cho vay dự án kém hiệu quả.
Thứ hai, Ngân hàng nhà nước thống nhất với các bộ, ngành mở rộng thêm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ 4% vay vốn ngân hàng. Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn phải ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời triển khai chính sách này đến tận doanh nghiệp ở huyện và xã. Ngân hàng Nhà nước sớm trình Chính phủ phương án điều hành tỷ giá theo hướng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu gắn với đảm bảo cán cân thanh toán tổng thể.
Thứ ba, các bộ, ngành và các địa phương đôn đốc quyết liệt tiến độ các dự án đã bố trí đủ vốn đầu tư; tập trung giải ngân hết hơn 44.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ đầu tư các dự án trong năm nay; không triển khai tràn lan xây trụ sở cơ quan đơn vị; sớm trình các dự án bổ sung cần tạm ứng vốn ngân sách năm 2010, trong đó ưu tiên các công trình dự án đường Trường Sơn Đông, đường tuần tra biên giới và Trường Sa.
Thứ tư, các bộ, ngành tính toán xây dựng cụ thể danh mục dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới và vốn ODA nối lại của Nhật Bản theo hướng ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng cấp bách, nhất là các dự án có thu hồi vốn; tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính tạo thuận lợi đẩy mạnh đầu tư, giải ngân các nguồn vốn và giải phóng mặt bằng.
Thứ năm, Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ xiết lại hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, rà soát, cơ cấu lại vốn và lành mạnh hóa tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
Thứ sáu, tăng thêm kinh phí xúc tiến thương mại để hỗ trợ xuất khẩu; lựa chọn những ngành nghề, mặt hàng gặp khó khăn để hỗ trợ trực tiếp nhằm đảm bảo việc làm, nhất là trong lĩnh vực dệt may, da giày, cá ba sa, mây tre đan…
Thứ bảy, đồng tình với Đề án đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa của Bộ Công Thương, các dự án sử dụng ngân sách nhà nước thì phải sử dụng sản phẩm trong nước. Đơn cử như 4.000 tỉ đồng để hỗ trợ phát triển khu vực nông thôn, nhất là giao thông thì dứt khoát sử dụng xi măng trong nước.
Thứ tám, đặc biệt quan tâm hỗ trợ lao động mất việc làm, nắm thông tin chặt chẽ về tình hình lao động để có kế hoạch hỗ trợ; cho doanh nghiệp vay ưu đãi để trả lương, bảo hiểm, trợ cấp mất việc làm cho người lao động; cho vay ưu đãi tạo việc làm cho người lao động và đào tạo nghề cho người lao động mất việc làm; tăng cường cho vay để đẩy mạnh xuất khẩu lao động gắn với giảm bớt thủ tục, kinh phí đối với người đi xuất khẩu lao động; hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp cho bộ đội xuất ngũ.
Các bộ, ngành cần khẩn trương triển khai các kết luận tại cuộc họp ngay trong tháng 2 này./.
Xứng đáng là một trong những điểm đến an toàn và hấp dẫn nhất Đông Nam Á  (18/02/2009)
Thế giới cần gì để thoát khỏi suy thoái kinh tế?  (18/02/2009)
Lễ hội chuyển mùa đầu năm ở Đông - Nam Á và Việt Nam  (18/02/2009)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 795 (1-2009)  (18/02/2009)
Đổi mới hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa  (17/02/2009)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay