Xứng đáng là một trong những điểm đến an toàn và hấp dẫn nhất Đông Nam Á
Trong hai ngày, 17 và 18-2-2009, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị Triển khai công tác Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2009; sơ kết 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa, Chương trình hành động quốc gia về du lịch. Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; đại diện các bộ, ban, ngành, các tỉnh thành trong cả nước, các cơ quan, đoàn thể.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã sơ kết hai năm rưỡi thực hiện Nghị quyết đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và sơ kết ba năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Chương trình hoạt động quốc gia về Du lịch.
Ông Hoàng Tuấn Anh cho biết, năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai và tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại của nền kinh tế đất nước, nhưng với tinh thần đoàn kết nhất trí, chủ động khắc phục khó khăn, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch công tác năm 2008 và kế hoạch 5 năm 2006-2010.
Trong năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được nhiều kết quả. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đời sống văn hoá - tinh thần ở khắp các địa phương đã được thổi vào một sức sống mới với nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật được tổ chức với chất lượng cao, phục vụ công chúng trong các dịp lễ lớn, các sự kiện trọng đại.
Các hoạt động giao lưu đối ngoại được tổ chức thành công tại Anh, Nga, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Cam-pu-chia… góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với bạn bè quốc tế. Nhiều ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các vùng miền được tổ chức thiết thực và hiệu quả, kịp thời động viên tinh thần của nhân dân, góp phần tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống, vừa củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam gây được tiếng vang và ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách và bạn bè quốc tế như Festival Huế, Festival Tây Sơn - Bình Định... cũng như tổ chức thành công các sự kiện văn hóa lớn như: Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch, các Festival, lễ hội văn hóa du lịch lớn, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc –VESAK 2008, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, cuộc vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, đỉnh Phan-xi-phăng là kỳ quan thiên nhiên thế giới…
Các lĩnh vực hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, thư viện, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, bản quyền tác giả, các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã bám sát thực tiễn, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, những mô hình mới, những điển hình tiên tiến, hướng công chúng đến các giá trị chân - thiện - mỹ. Nhiều hoạt động được triển khai hưởng ứng các cuộc vận động lớn về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội” thu hút sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ trên cả nước.
Cũng trong năm 2008, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ như thành tích mà các vận động viên đạt được: Huy chương bạc Ô-lym-pic Bắc Kinh 2008; vô địch nội dung Ka-ta, giải Ka-ra-te-đô thế giới 2008; Giải Cờ vua trẻ thế giới 2008, lứa tuổi U8, Việt Nam xếp thứ nhì toàn đoàn trong tổng số 80 nước tham dự; đội tuyển Việt Nam vô địch Đông Nam Á AFF Su-zu-ki Cup 2008, phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển sâu rộng, thể thao thành tích cao đạt kết quả tốt, tiếp tục giữ vững vị trí là một trong ba nước đứng đầu khu vực, nâng cao vị thế trên đấu trường châu lục và thế giới... thì việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình tiếp tục được đẩy mạnh, bước đầu tạo những chuyển biến tích cực trong nhận thức xã hội.
Du lịch Việt Nam ngày càng năng động, chủ động sáng tạo, phát huy lợi thế về địa - chính trị, địa - văn hóa, ổn định về chính trị - xã hội, từng bước khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới với chất lượng ngày càng tốt hơn. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Du lịch Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng, không bị sụt giảm, thu hút 4,3 triệu du khách quốc tế, 20,5 triệu du khách nội địa, ước tính thu nhập đạt khoảng 4 tỉ USD và được bạn bè quốc tế đánh giá là “một trong những điểm đến an toàn và hấp dẫn nhất Đông Nam Á”.
Phát biểu với Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thay mặt chính phủ biểu dương những thành tựu to lớn mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt được trong năm qua. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy lợi thế, khả năng trí tuệ, tích cực đổi mới cách nghĩ, cách làm, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, các mục tiêu phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch…
Bên cạnh những thành quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và yếu kém như: tình trạng vi phạm di tích, danh lam thắng cảnh còn xảy ra. Tại một số lễ hội lớn, trung tâm du lịch trọng điểm vẫn chưa xử lý triệt để các hiện tượng bán hàng rong, nâng, ép giá dịch vụ đối với du khách... Trong hoạt động du lịch, tính mùa vụ còn khá phổ biến, tính chuyên nghiệp và chất lượng của các dịch vụ du lịch chưa cao.Trong lĩnh vực thể thao, nạn bạo lực trong thi đấu chưa được ngăn chặn hiệu quả và có chiều hướng gia tăng. Một vài vận động viên được cử đi thi đấu ở nước ngoài đã có những biểu hiện yếu kém về đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh thể thao Việt Nam đối với người hâm mộ trong nước và trên đấu trường quốc tế.
Nhữngmục tiêu đã được đề ra cho hoạt động của toàn ngành năm 2009, tiêu biểu như: kế hoạch cụ thể thực hiệnNghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về Nhiều nhiệm vụ “Tiếp tục xây dựng và phát triển Văn hóa nghệ thuật trong thời kỳ mới”; tiếp tục đẩy mạnh Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Hoàn thành dứt điểm việc kiện toàn lãnh đạo Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng cục Du lịch, các cơ quan quản lý Ngành từ cấp tỉnh đến cơ sở, cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm…
Một số mục tiêu cụ thể cũng được đề ra là: Tập trung tổ chức thành công và đạt thành tích tốt tại AI Games III năm 2009; Tham dự và đạt thành tích cao tại SEA Games 25; Giúp Lào chuẩn bị lực lượng thi đấu và tổ chức thành công SEA Games 25; Triển khai mạnh mẽ các chương trình, hoạt động hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp cấp bách kích cầu du lịch, chống suy giảm, tiến tới phục hồi tăng trưởng của du lịch Việt Nam, phấn đấu trong năm 2009 đón 25 triệu lượt khách du lịch, trong đó đón 4,3 triệu lượt khách quốc tế…/.
Thế giới cần gì để thoát khỏi suy thoái kinh tế?  (18/02/2009)
Lễ hội chuyển mùa đầu năm ở Đông - Nam Á và Việt Nam  (18/02/2009)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 795 (1-2009)  (18/02/2009)
Đổi mới hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa  (17/02/2009)
Thành phố trẻ Cần Thơ trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (17/02/2009)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay