Ngày 15-11, Quốc hội bắt đầu phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn
Theo chương trình, ngày 15-11, Quốc hội bắt đầu phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn. Đây là một trong những nội dung quan trọng của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV được phát phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Diễn ra trong 2 ngày rưỡi, 4 bộ trưởng các bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ sẽ lần lượt đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan và các Phó Thủ tướng phụ trách từng lĩnh vực sẽ trả lời làm rõ thêm các nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm.
Cuối phần trả lời của các Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những nội dung thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các nhóm vấn đề đã chất vấn.
Trước phần chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu Quốc hội sẽ nghe Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII.
Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ tập trung đánh giá tổng thể, phương án xử lý các dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả, các dự án đã có quyết định đầu tư nhưng không triển khai, để hoang hóa, lãng phí; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Giải pháp củng cố hệ thống bán lẻ hàng hóa thích ứng với hội nhập quốc tế; kiểm soát kinh doanh đa cấp; quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; chính sách đột phá phát triển ngành ô tô theo định hướng đầu tư của Nhà nước và các cam kết hội nhập quốc tế. Phương án tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng, quy hoạch các công trình thủy điện, thủy lợi và bảo đảm an toàn xả lũ trong thời gian tới.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường làm rõ việc thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý chất thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, khu dân cư. Việc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong các dự án để xảy ra sự cố môi trường; giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời chất vấn về tình hình thực hiện chương trình cải cách giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục cơ bản, toàn diện, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội. Thực hiện phân luồng cho học sinh cấp phổ thông để định hướng nghề nghiệp. Công tác quản lý chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng đào tạo của các trường đại học do địa phương quản lý; giải pháp quản lý chất lượng giáo dục đại học, gắn đào tạo với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực.
Việc thực hiện đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội; giải pháp để ổn định việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông và đại học trong giai đoạn 2016 - 2020.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ làm rõ vấn đề tinh giản biên chế, thực hiện đề án vị trí việc làm; giải pháp cải cách tiền lương, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật công vụ, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chỉ số hài lòng của Nhân dân trong đánh giá chế độ công vụ, công chức; đổi mới công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ.
Đây là phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XIV./.
Khai mạc Hội thảo quốc tế lần thứ tám về chủ đề Biển Đông  (14/11/2016)
Khai mạc Hội thảo quốc tế lần thứ tám về chủ đề Biển Đông  (14/11/2016)
Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách năm 2017  (14/11/2016)
Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách năm 2017  (14/11/2016)
Diễn đàn pháp luật ASEAN  (14/11/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên