Diễn đàn pháp luật ASEAN
Ngày 14-11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức diễn đàn pháp luật ASEAN với chủ đề: Một số công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế trong mối liên hệ với ASEAN. Đại diện các nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế và Ban thư ký ASEAN tham dự hội nghị.
Khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định: Những năm qua, hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN đã có bước tiến quan trọng, ngày càng đi vào thực chất, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, hợp tác về pháp luật và tư pháp có vai trò ngày càng quan trọng để cùng chia sẻ, đóng góp vào việc xử lý các vấn đề pháp luật và tư pháp của mỗi nước và của cả khu vực. Đến nay, ASEAN đã có 4 quốc gia là thành viên của Hội nghị La Hay với tổng số 12 công ước mà các nước ASEAN gia nhập. Những bước tiến này đã trực tiếp tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho hợp tác trong lĩnh vực tư pháp quốc tế giữa các nước ASEAN với quốc tế cũng như trong chính cộng đồng ASEAN.
Việt Nam đã trở thành thành viên Hội nghị La Hay vào năm 2013; gia nhập Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế vào năm 2011, Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại vào năm 2016. Thứ trưởng cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khả năng gia nhập các công ước khác của Hội nghị La Hay liên quan trực tiếp đến hợp tác pháp luật và tư pháp như Công ước về miễn hợp pháp hóa giấy tờ; Công ước Thu thập chứng cứ, Công ước về các khía cạnh của hành vi bắt cóc trẻ em. Vì vậy, diễn đàn pháp luật ASEAN lần này chính là cơ hội để các nước đẩy mạnh hợp tác tư pháp, nhất là trong lĩnh vực dân sự và thương mại.
Tại diễn đàn, đại diện các nước ASEAN và Việt Nam cùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, các kết quả nghiên cứu, lợi ích và thách thức trong gia nhập và thực hiện các công ước của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế, tập trung vào hai công ước đa phương quan trọng về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thương mại. Đó là Công ước năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp, Công ước năm 1980 về thu thập chứng cứ trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Các đại biểu cùng nhau phân tích, làm rõ hợp tác giữa các nước ASEAN trong việc gia nhập và tham gia các Công ước của Hội nghị La Hay./.
Kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng  (14/11/2016)
Kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng  (14/11/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 07 đến ngày 13-11-2016  (14/11/2016)
Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Bến Tre  (13/11/2016)
Động đất mạnh 7,4 độ Richter làm rung chuyển New Zealand  (13/11/2016)
Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu  (13/11/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên