Ủng hộ cơ chế “Đối thoại kinh tế Việt Nam - Kansai”
Ngày 12-9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp đoàn đại biểu Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai, Nhật Bản do Chủ tịch Shosuke Mori dẫn đầu, nhân dịp đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Vùng Kansai là nằm ở vị trí trung tâm của Nhật Bản, bao gồm 10 tỉnh, trong đó có 3 thành phố lớn là Osaka, Kyoto và Kobe. GDP của tỉnh đạt khoảng 1.000 tỷ USD, chiếm 20% GDP của Nhật Bản. Kansai là trung tâm kinh tế, tài chính và khoa học công nghệ lớn thứ hai của Nhật Bản, sau vùng Kanto (Tokyo), có thế mạnh là ngành công nghiệp chế tạo, là nơi đặt trụ sở chính của nhiều tập đoàn công nghiệp chế tạo và dịch vụ nổi tiếng như Panasonic, Sharp, Sanyo, Kawasaki…
Quan hệ giữa vùng Kansai với Việt Nam phát triển mạnh theo xu thế chung của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, chiếm khoảng 25% - 30% thương mại và đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực chế biến hải sản, sản phẩm điện và điện tử dân dụng, phụ tùng ôtô, linh kiện máy móc, vật liệu xây dựng…
Phát biểu tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Kankeiren Shosuke Mori và các nhà đầu tư Nhật Bản sang thăm và làm việc tại Việt Nam; bày tỏ vui mừng trước sự phát triển của mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước thời gian qua, góp phần củng cố quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản.
Chủ tịch nước cảm ơn Chính phủ, các nhà đầu tư Nhật Bản đã hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam một cách hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua; đồng thời hoan nghênh các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Chủ tịch nước nhấn mạnh, Kansai là một trong những khu vực của Nhật Bản có nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó có những dự án có số vốn đầu tư lớn.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng, cuộc hội thảo ngày 13-9 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp tổ chức cùng Kankeiren sẽ tập trung thảo luận về các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, cũng như giữa Việt Nam với vùng Kansai.
Chủ tịch nước ủng hộ cơ chế “Đối thoại kinh tế Việt Nam - Kansai” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Kankeiren tổ chức, cho rằng cơ chế này giúp các cơ quan chức năng của Việt Nam kịp thời lắng nghe và tháo gỡ những vướng mắc cho nhà đầu tư, đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và vùng Kansai đạt hiệu quả thiết thực.
Việt Nam hy vọng kỹ thuật tiên tiến là đặc trưng riêng của doanh nghiệp vùng Kansai sẽ góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, giải pháp bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
Chủ tịch nước khẳng định, Nhà nước Việt Nam cam kết tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có vùng Kansai tiếp tục đầu tư thành công tại Việt Nam. Quan điểm nhất quán của Nhà nước Việt Nam là ưu tiên hàng đầu thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản, bảo vệ hài hòa quyền lợi của nhà đầu tư, qua đó góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của cả hai bên.
Chủ tịch Shosuke Mori cho biết, Kankeiren có 1.300 công ty, đặt mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên tăng cường khả năng cạnh tranh trong khu vực, mở rộng hoạt động trên thương trường quốc tế. Ngài Shosuke Mori khẳng định, mục tiêu chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam là mong muốn tăng cường quan hệ kinh tế giữa vùng Kansai với Việt Nam, tìm kiếm cơ hội giao lưu kinh tế mới, nhất là sau khi hiệp định TPP có hiệu lực; vùng Kansai luôn coi trọng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với Việt Nam.
Ông Shosuke Mori cũng bày tỏ hy vọng sự kiện bàn tròn “Đối thoại kinh tế Việt Nam - Kansai,” được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013, sẽ trở thành sự kiện thường niên, qua đó các doanh nghiệp vùng Kansai có cơ hội đóng góp hơn nữa vào sự phát triển bền vững của Việt Nam./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường  (12/09/2016)
Phát triển hệ thống đường sắt Việt Nam theo hướng hiện đại  (12/09/2016)
VSIP là biểu tượng của sự hợp tác thành công Việt Nam - Singapore  (12/09/2016)
Diễn đàn cấp cao về các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam  (12/09/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay