Đẩy nhanh tiến độ biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam
Theo thông báo kết luận, Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (Đề án) là một công trình khoa học đặc biệt, thể hiện hình ảnh, danh dự của đất nước. Đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm nặng nề của cộng đồng các nhà khoa học, chuyên gia Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực. Với tư cách là cơ quan đầu mối, chủ trì tổ chức triển khai thực hiện, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động cũng như kết quả của Đề án.
Trong thời gian qua, công tác chuẩn bị để triển khai thực hiện Đề án đã có nhiều cố gắng. Về cơ bản, Đề án đã có đủ cơ sở về thể chế và tổ chức bộ máy để đi vào hoạt động. Tuy nhiên, việc triển khai một số công việc của Đề án còn chậm: sau hai năm phê duyệt Đề án, đến nay vẫn chưa thành lập được các ban biên soạn chuyên ngành phục vụ việc biên soạn nội dung; chưa xây dựng đề cương chi tiết các quyển; cơ chế tài chính và việc cấp kinh phí theo dự toán để phục vụ việc triển khai các công việc của Đề án còn nhiều vướng mắc.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu thời gian tới, trước mắt là từ nay đến hết năm 2016, cần tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công việc; nghiên cứu đổi mới phương thức biên soạn Bách khoa toàn thư theo hướng kết hợp giữa phương thức truyền thống và phương thức biên soạn mở của Wikipedia.
Phó Thủ tướng giao Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì, phối hợp với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chủ động xây dựng trang thông tin điện tử của Đề án; nghiên cứu thiết kế, xây dựng phần mềm có khả năng áp dụng biên soạn các từ trên Wikipedia.
Phó Thủ tướng giao Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Chỉ đạo kiêm Chủ nhiệm Đề án chủ trì lựa chọn và phê duyệt nhân sự các Ban biên soạn chuyên ngành, trong đó, chú ý huy động các nhà khoa học có năng lực và trình độ chuyên môn trong cả nước tham gia biên soạn các quyển; đề xuất trình Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo phê duyệt nhân sự Trưởng Ban biên soạn chuyên ngành.
Ban Chủ nhiệm Đề án phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát và làm thủ tục bổ sung, thay thế các Thành viên Hội đồng và Ban Chủ nhiệm Đề án nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác theo quy định; lưu ý bổ sung đại diện miền Trung và miền Nam tham gia Hội đồng Chỉ đạo và Ban Chủ nhiệm Đề án.
Bổ sung GS,TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vào Hội đồng Chỉ đạo; bổ sung PGS,TS. Bùi Nhật Quang, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam làm Phó Chủ nhiệm Đề án.
Phó Thủ tướng cũng đồng ý tách quyển Quốc phòng, An ninh thành quyển Quốc phòng và quyển An ninh.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. Theo đó, Bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm có 36 quyển: Quyển 1 - Toán học, Cơ học; Quyển 2 - Vật lý học, Thiên văn học; Quyển 3 - Hóa học, Công nghệ hóa học; Quyển 4 - Sinh học, Công nghệ sinh học; Quyển 5 - Địa chất học, Môi trường; Quyển 6 - Địa lý học, Địa lý thế giới; Quyển 7 - Địa lý Việt Nam, Địa chính; Quyển 8 - Công nghệ thông tin; Quyển 9 - Nông nghiệp, Thủy lợi; Quyển 10 - Lâm nghiệp, Ngư nghiệp; Quyển 11 - Hải dương học, Khí tượng thủy văn; Quyển 12 - Y học, Dược học; Quyển 13 - Điện, Điện tử, Tự động hóa; Quyển 14 - Xây dựng, Công nghệ vật liệu; Quyển 15 - Giao thông, Vận tải; Quyển 16 - Cơ khí, Mỏ, Luyện kim; Quyển 17 - Dệt, May, Giấy, Thực phẩm; Quyển 18 - Văn học; Quyển 19 - Ngôn ngữ học, Hán Nôm; Quyển 20 - Văn hóa dân gian, Ngành nghề thủ công; Quyển 21 - Lịch sử Việt Nam; Quyển 22 - Lịch sử thế giới; Quyển 23 - Khảo cổ học, Dân tộc học - Nhân học; Quyển 24 - Kinh tế học; Quyển 25 - Tài chính, Ngân hàng, Tiền tệ; Quyển 26 - Triết học; Quyển 27- Tôn giáo, Xã hội học; Quyển 28 - Chính trị, Ngoại giao, Tổ chức; Quyển 29 - Quốc phòng, An ninh; Quyển 30 - Luật học; Quyển 31 - Tâm lý học, Giáo dục học; Quyển 32 - Thông tin, Báo chí, Xuất bản, Thư viện, Bảo tàng, Lưu trữ; Quyển 33 - Âm nhạc, Nghệ thuật múa, Sân khấu, Điện ảnh, Nhiếp ảnh; Quyển 34 - Mỹ thuật, Kiến trúc; Quyển 35 - Du lịch, Thể dục thể thao, Ẩm thực, Trang phục; Quyển 36 - Sách dẫn (Index, dành cho bộ tổng hợp).
Việc biên soạn Bộ Bách khoa toàn thư sẽ được thực hiện trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 được thực hiện từ năm 2014 đến hết năm 2019 biên soạn theo phân quyển. Giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2020 đến hết năm 2023 biên soạn 35 quyển theo ABC và 1 quyển sách dẫn./.
Phát triển ngành trồng trọt theo hướng nông nghiệp công nghệ cao để ứng phó với biến đổi khí hậu  (11/08/2016)
Quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội diện tích hơn 24.300km²  (11/08/2016)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao học bổng cho học sinh nghèo Đồng Tháp  (11/08/2016)
Philippines hối thúc Trung Quốc đề cao “thượng tôn pháp luật”  (11/08/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay