Nga tuyên bố hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ là "mối nguy hiểm lớn"
22:38, ngày 18-06-2016
Tại Liên bang Nga, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint-Peterburg lần thứ 20, phiên họp toàn thể với chủ đề: “Trước ngưỡng thực tế kinh tế mới” đã diễn ra chiều 17-6-2016 với trọng tâm là bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống V.Putin đề cập tới nhiều vấn đề quan trọng trong cả lĩnh vực chính trị và kinh tế.
Về chính trị, nhà lãnh đạo Nga cho rằng những căng thẳng địa chính trị đang ảnh hưởng khiến nền kinh tế bất ổn. Theo ông Putin, trong mối quan hệ với châu Âu, Nga không phải là quốc gia khởi xướng những rối loạn hiện nay, và tất cả các hành động của Nga chỉ mang ý nghĩa đáp trả.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga cũng kêu gọi các quốc gia châu Âu khôi phục lại quan hệ với Liên bang Nga. Về phần mình, Moskva sẵn sàng đối thoại với các đối tác châu Âu nhưng thiện chí đó không thể chỉ ở một phía.
Trong quan hệ với Mỹ, ông Putin khẳng định Moskva sẵn sàng hợp tác với Washington, đồng thời nêu rõ Mỹ không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Liên bang Nga hay cản trở mối quan hệ giữa Nga và châu Âu.
Đề cập đến lá chắn tên lửa của Mỹ tại Đông Âu trước giới truyền thông quốc tế trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg, Tổng thống V.Putin khẳng định Nga coi hệ thống lá chắn này của Mỹ là "mối nguy hiểm lớn" và Moskva buộc phải đáp trả bằng cách tăng cường năng lực tấn công của các loại tên lửa.
Tổng thống V.Putin nhấn mạnh "Chúng tôi sẽ hoàn thiện năng lực của các loại tên lửa để duy trì sự cân bằng, vì hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ tại Đông Âu là mối nguy hiểm lớn."
Về kinh tế, Tổng thống V.Putin đảm bảo với các nhà đầu tư nước ngoài rằng Nga có thể giải quyết được các vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế và sớm tăng trưởng trong ngắn hạn. Cụ thể, hiện tượng "chảy máu vốn" từ Nga đã giảm mạnh, lạm phát cũng chậm lại và trong trung hạn có thể đạt mức 4-5%.
Hơn nữa, Nga sẽ tạo các điều kiện và môi trường thuận lợi cho giới đầu tư, chủ trương giảm những ảnh hưởng chính trị đối với lĩnh vực kinh doanh, dần loại bỏ các rào cản hành chính và pháp lý không cần thiết đối với các doanh nghiệp Nga và nước ngoài nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 4%/năm.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống V.Putin cũng nêu hai sáng kiến nhằm thúc đẩy nền kinh tế thời gian tới.
Thứ nhất, trong tháng 6 vừa qua, Nga và Trung Quốc đã thảo luận kế hoạch xây dựng một Liên minh kinh tế Á-Âu mới với sự tham gia của Trung Quốc, và liên minh này sẽ kết nối với các đối tác Ấn Độ, Iran, Pakistan, các quốc gia Cộng đồng các quốc gia độc lập cũng như hoan nghênh các đối tác đến từ châu Âu.
Thứ hai, Tổng thống V.Putin tuyên bố Liên bang Nga sẽ thành lập Hội đồng Tổng thống về phát triển chiến lược đất nước, để đối phó với các vấn đề then chốt nhằm thay đổi cơ cấu nền kinh tế cũng như trong lĩnh vực xã hội.
Thủ tướng Dmitry Medvedev sẽ là Chủ tịch của Hội đồng này và nằm dưới sự chỉ đạo của Tổng thống V.Putin.
Đề cập những ưu tiên phát triển trong nước trong thời gian tới, Tổng thống V.Putin nhấn mạnh giáo dục sẽ là ưu tiên cơ bản của Nga.
Theo ông Putin, con người tạo ra và sử dụng công nghệ. Chính tài năng của những nhà nghiên cứu, trình độ của đội ngũ kỹ sư và công nhân là điều cần thiết nhất để tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đất nước, chính vì vậy giáo dục là quan trọng nhất và là những gì mà Nga sẽ chú trọng trong vài năm tới./.
Về chính trị, nhà lãnh đạo Nga cho rằng những căng thẳng địa chính trị đang ảnh hưởng khiến nền kinh tế bất ổn. Theo ông Putin, trong mối quan hệ với châu Âu, Nga không phải là quốc gia khởi xướng những rối loạn hiện nay, và tất cả các hành động của Nga chỉ mang ý nghĩa đáp trả.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga cũng kêu gọi các quốc gia châu Âu khôi phục lại quan hệ với Liên bang Nga. Về phần mình, Moskva sẵn sàng đối thoại với các đối tác châu Âu nhưng thiện chí đó không thể chỉ ở một phía.
Trong quan hệ với Mỹ, ông Putin khẳng định Moskva sẵn sàng hợp tác với Washington, đồng thời nêu rõ Mỹ không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Liên bang Nga hay cản trở mối quan hệ giữa Nga và châu Âu.
Đề cập đến lá chắn tên lửa của Mỹ tại Đông Âu trước giới truyền thông quốc tế trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg, Tổng thống V.Putin khẳng định Nga coi hệ thống lá chắn này của Mỹ là "mối nguy hiểm lớn" và Moskva buộc phải đáp trả bằng cách tăng cường năng lực tấn công của các loại tên lửa.
Tổng thống V.Putin nhấn mạnh "Chúng tôi sẽ hoàn thiện năng lực của các loại tên lửa để duy trì sự cân bằng, vì hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ tại Đông Âu là mối nguy hiểm lớn."
Về kinh tế, Tổng thống V.Putin đảm bảo với các nhà đầu tư nước ngoài rằng Nga có thể giải quyết được các vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế và sớm tăng trưởng trong ngắn hạn. Cụ thể, hiện tượng "chảy máu vốn" từ Nga đã giảm mạnh, lạm phát cũng chậm lại và trong trung hạn có thể đạt mức 4-5%.
Hơn nữa, Nga sẽ tạo các điều kiện và môi trường thuận lợi cho giới đầu tư, chủ trương giảm những ảnh hưởng chính trị đối với lĩnh vực kinh doanh, dần loại bỏ các rào cản hành chính và pháp lý không cần thiết đối với các doanh nghiệp Nga và nước ngoài nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 4%/năm.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống V.Putin cũng nêu hai sáng kiến nhằm thúc đẩy nền kinh tế thời gian tới.
Thứ nhất, trong tháng 6 vừa qua, Nga và Trung Quốc đã thảo luận kế hoạch xây dựng một Liên minh kinh tế Á-Âu mới với sự tham gia của Trung Quốc, và liên minh này sẽ kết nối với các đối tác Ấn Độ, Iran, Pakistan, các quốc gia Cộng đồng các quốc gia độc lập cũng như hoan nghênh các đối tác đến từ châu Âu.
Thứ hai, Tổng thống V.Putin tuyên bố Liên bang Nga sẽ thành lập Hội đồng Tổng thống về phát triển chiến lược đất nước, để đối phó với các vấn đề then chốt nhằm thay đổi cơ cấu nền kinh tế cũng như trong lĩnh vực xã hội.
Thủ tướng Dmitry Medvedev sẽ là Chủ tịch của Hội đồng này và nằm dưới sự chỉ đạo của Tổng thống V.Putin.
Đề cập những ưu tiên phát triển trong nước trong thời gian tới, Tổng thống V.Putin nhấn mạnh giáo dục sẽ là ưu tiên cơ bản của Nga.
Theo ông Putin, con người tạo ra và sử dụng công nghệ. Chính tài năng của những nhà nghiên cứu, trình độ của đội ngũ kỹ sư và công nhân là điều cần thiết nhất để tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đất nước, chính vì vậy giáo dục là quan trọng nhất và là những gì mà Nga sẽ chú trọng trong vài năm tới./.
Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ  (18/06/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Bà Rịa - Vũng Tàu cần tiếp tục quan tâm phát triển bền vững  (18/06/2016)
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam  (18/06/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc : Nhân rộng tư duy khởi nghiệp của Bến Tre  (18/06/2016)
Chung tay thắp sáng những ước mơ của học sinh nơi miền núi, hải đảo  (18/06/2016)
Chủ tịch Quốc hội tiếp Đại sứ EU, Anh, Bắc Ireland và Đức  (18/06/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay