Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc : Nhân rộng tư duy khởi nghiệp của Bến Tre
21:53, ngày 18-06-2016
Sáng 18-6-2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre - vùng đất cù lao phù sa hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long, quê hương phong trào Đồng Khởi anh hùng.
Buổi làm việc với Bến Tre cũng là dịp để Chính phủ đánh giá kết quả khắc phục tình trạng nhiễm mặn và cùng thống nhất định hướng lớn của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Lợi thế phát triển của Bến Tre nằm ở vị trí địa kinh tế với một hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho giao thông đường thủy và giao thương. Với 65km chiều dài bờ biển và một hạ tầng giao thông khá thuận lợi đưa Bến Tre không chỉ là một địa phương có thế mạnh về nguồn lợi thủy sản, sản xuất lúa mà còn trở thành điểm trung chuyển kết nối kinh tế giữa các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cũng giống như những địa phương đồng bằng sông Cửu Long, nửa đầu năm 2016, Bến Tre dồn lực để khắc phục hậu quả nặng nề của tình trạng xâm nhập mặn (tổng thiệt hại ước tính 1.500 tỷ đồng), đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản với hơn 20 ngàn ha lúa, hơn 4000 ha cây ăn trái bị ảnh hưởng.
Những tác động mạnh của xâm nhập mặn vừa qua không chỉ làm thiệt hại nặng nề cho hạ tầng kinh tế Bến Tre (một trong những địa phương thiệt hại nặng nề nhất cả vùng) mà còn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, nhất là tình trạng thiếu nước sinh hoạt. GRDP của Bến Tre 6 tháng đầu năm 2016 chỉ tăng 2,68% so với cùng kỳ (kế hoạch là 6,5%), đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua, dẫn đến sụt giảm mạnh cho một tỉnh sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo.
Những khó khăn cần giải quyết ở Bến Tre hiện tại là sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống công trình thủy lợi chủ lực; hệ thống cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho người dân. Bất cập nữa trong phát triển là tình trạng thiếu quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp do diện tích đất trong 2 khu công nghiệp của tỉnh không đủ đáp ứng nhu cầu thuê đất đầu tư của các nhà đầu tư, doanh nghiệp; một số khu công nghiệp khác thì chưa đủ vốn để giải phóng mặt bằng sạch; kinh tế hợp tác hoạt động còn mang tính tự phát, không ổn định, manh mún, nhỏ lẻ.
Những kiến nghị của Bến Tre gửi tới Thủ tướng và các bộ, ngành tập trung vào việc hỗ trợ thực thi những dự án phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, công trình thủy lợi và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt. Đáng chú ý là dự án xây dựng Cầu Rạch Miễu 2 để giảm tải cho Quốc lộ 60 - tuyến đường huyết mạch kinh tế nối liền cả vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, với chủ trương giúp các hộ sản xuất có điều kiện, các hộ kinh doanh cá thể phát triển sản xuất, tiến tới thành lập doanh nghiệp, Bến Tre đề nghị Thủ tướng cho phép xây dựng cơ chế riêng và hỗ trợ nguồn vốn cho chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh triển khai hiệu quả, thiết thực hơn.
Lãnh đạo các bộ, ngành tán thành với những đề nghị của Bến Tre; cho rằng những đề xuất của tỉnh có tính hợp lý và cần thiết trong tầm nhìn lâu dài của một địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh diễn biến khó lường của thời tiết và tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu; trong đó, Bến Tre cần ưu tiên vốn, đầu tư cho các công trình cấp bách.
Góp ý về những nhiệm vụ lớn của Bến Tre để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, Bến Tre cần rà soát lại quy hoạch, nhất là quy hoạch về xây dựng của tỉnh gắn với quy hoạch phát triển chung của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, định hướng căn cơ về phát triển không gian, hạ tầng. Cùng với đó, Bến Tre cũng cần rà soát quy hoạch ngành, giao thông song song với tái cấu trúc lại nền kinh tế phù hợp với chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh và vùng. Phó Thủ tướng đề nghị Bến Tre chú trọng kết nối quy hoạch đường thủy, đường bộ với phát triển hệ thống cảng biển để tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp, vận tải thủy. Đặc biệt, tỉnh phải chủ động phát triển quỹ đất, coi đây là điều kiện tiên quyết để kêu gọi đầu tư.
Ngoài ra, tỉnh cũng cần cân đối các nguồn lực, lựa chọn các hình thức đầu tư hợp lý, ưu tiên các dự án BOT để đem lại hiệu quả cao hơn. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống người nông dân, không chỉ đầu tư một chiều cho nông nghiệp mà vẫn cần phải phát triển công nghiệp và dịch vụ để tăng nguồn thu cho ngân sách, từ đó tái đầu tư cho nông nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Thống nhất với những đánh giá của các bộ, ngành và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, kết luận buổi làm việc với tập thể lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến truyền thống kiên trung, bất khuất của các thế hệ người dân trên miền quê Cách mạng Đồng Khởi anh hùng - nơi hứng chịu nhiều mất mát, đau thương trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Đánh giá cao tinh thần đổi mới của lãnh đạo Bến Tre, đặc biệt là chủ trương xây dựng hệ thống sinh thái khởi nghiệp, với phong trào Đồng khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đây là tư duy rất mới, xóa bỏ lối mòn trong quản lý điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn trong sản xuất kinh doanh. Tinh thần này rất đáng hoan nghênh và cần được nhân rộng sang các địa phương khác trong cả nước, Thủ tướng nói.
Đánh giá kết quả xử lý xâm nhập mặn của địa phương, Thủ tướng hoan nghênh Bến Tre đã có tinh thần chủ động trong xử lý, triển khai các biện pháp kịp thời, phù hợp kết hợp với đảm bảo an sinh xã hội, không trông chờ, ỷ lại vào trung ương. Chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết để thực hiện được các mục tiêu phát triển của tỉnh, Thủ tướng đề nghị Bến Tre cần phát huy tinh thần đổi mới trong quản lý điều hành; chú trọng dành nguồn lực phục vụ phát triển; quyết tâm vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.
Thủ tướng đề nghị Bến Tre thực hiện tốt các Nghị quyết của Chính phủ, nhất là Nghị quyết 01/CP về những nhiệm vụ và giải pháp cấp bách đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; góp phần vào nỗ lực chung của cả nước, quyết tâm thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2016. Đối với những giải pháp lớn của tỉnh, Thủ tướng gợi ý Bến Tre cần thực thi kết hợp những biện pháp phi công trình và công trình để sống chung với hạn mặn; theo đó, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, nhất là về cây giống, con giống, mùa vụ và quan trọng nhất là nâng cao ý thức người dân trong phát triển kinh tế gắn với biến đổi khí hậu. Thủ tướng đề nghị tỉnh đa dạng hóa, huy động các nguồn vốn cho các giải pháp công trình; không trông chờ vào ngân sách; hoàn thiện thể chế và phân bổ nguồn lực phát triển một cách hợp lý, hiệu quả để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đặc thù ở địa phương.
Tại buổi làm việc, cơ bản đồng tình với các kiến nghị của Bến Tre, Thủ tướng cũng lưu ý địa phương ưu tiên đầu tư cho các dự án giao thông, thủy lợi và nguồn nước để đảm bảo phát triển bền vững./.
Lợi thế phát triển của Bến Tre nằm ở vị trí địa kinh tế với một hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho giao thông đường thủy và giao thương. Với 65km chiều dài bờ biển và một hạ tầng giao thông khá thuận lợi đưa Bến Tre không chỉ là một địa phương có thế mạnh về nguồn lợi thủy sản, sản xuất lúa mà còn trở thành điểm trung chuyển kết nối kinh tế giữa các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cũng giống như những địa phương đồng bằng sông Cửu Long, nửa đầu năm 2016, Bến Tre dồn lực để khắc phục hậu quả nặng nề của tình trạng xâm nhập mặn (tổng thiệt hại ước tính 1.500 tỷ đồng), đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản với hơn 20 ngàn ha lúa, hơn 4000 ha cây ăn trái bị ảnh hưởng.
Những tác động mạnh của xâm nhập mặn vừa qua không chỉ làm thiệt hại nặng nề cho hạ tầng kinh tế Bến Tre (một trong những địa phương thiệt hại nặng nề nhất cả vùng) mà còn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, nhất là tình trạng thiếu nước sinh hoạt. GRDP của Bến Tre 6 tháng đầu năm 2016 chỉ tăng 2,68% so với cùng kỳ (kế hoạch là 6,5%), đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua, dẫn đến sụt giảm mạnh cho một tỉnh sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo.
Những khó khăn cần giải quyết ở Bến Tre hiện tại là sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống công trình thủy lợi chủ lực; hệ thống cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho người dân. Bất cập nữa trong phát triển là tình trạng thiếu quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp do diện tích đất trong 2 khu công nghiệp của tỉnh không đủ đáp ứng nhu cầu thuê đất đầu tư của các nhà đầu tư, doanh nghiệp; một số khu công nghiệp khác thì chưa đủ vốn để giải phóng mặt bằng sạch; kinh tế hợp tác hoạt động còn mang tính tự phát, không ổn định, manh mún, nhỏ lẻ.
Những kiến nghị của Bến Tre gửi tới Thủ tướng và các bộ, ngành tập trung vào việc hỗ trợ thực thi những dự án phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, công trình thủy lợi và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt. Đáng chú ý là dự án xây dựng Cầu Rạch Miễu 2 để giảm tải cho Quốc lộ 60 - tuyến đường huyết mạch kinh tế nối liền cả vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, với chủ trương giúp các hộ sản xuất có điều kiện, các hộ kinh doanh cá thể phát triển sản xuất, tiến tới thành lập doanh nghiệp, Bến Tre đề nghị Thủ tướng cho phép xây dựng cơ chế riêng và hỗ trợ nguồn vốn cho chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh triển khai hiệu quả, thiết thực hơn.
Lãnh đạo các bộ, ngành tán thành với những đề nghị của Bến Tre; cho rằng những đề xuất của tỉnh có tính hợp lý và cần thiết trong tầm nhìn lâu dài của một địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh diễn biến khó lường của thời tiết và tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu; trong đó, Bến Tre cần ưu tiên vốn, đầu tư cho các công trình cấp bách.
Góp ý về những nhiệm vụ lớn của Bến Tre để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, Bến Tre cần rà soát lại quy hoạch, nhất là quy hoạch về xây dựng của tỉnh gắn với quy hoạch phát triển chung của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, định hướng căn cơ về phát triển không gian, hạ tầng. Cùng với đó, Bến Tre cũng cần rà soát quy hoạch ngành, giao thông song song với tái cấu trúc lại nền kinh tế phù hợp với chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh và vùng. Phó Thủ tướng đề nghị Bến Tre chú trọng kết nối quy hoạch đường thủy, đường bộ với phát triển hệ thống cảng biển để tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp, vận tải thủy. Đặc biệt, tỉnh phải chủ động phát triển quỹ đất, coi đây là điều kiện tiên quyết để kêu gọi đầu tư.
Ngoài ra, tỉnh cũng cần cân đối các nguồn lực, lựa chọn các hình thức đầu tư hợp lý, ưu tiên các dự án BOT để đem lại hiệu quả cao hơn. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống người nông dân, không chỉ đầu tư một chiều cho nông nghiệp mà vẫn cần phải phát triển công nghiệp và dịch vụ để tăng nguồn thu cho ngân sách, từ đó tái đầu tư cho nông nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Thống nhất với những đánh giá của các bộ, ngành và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, kết luận buổi làm việc với tập thể lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến truyền thống kiên trung, bất khuất của các thế hệ người dân trên miền quê Cách mạng Đồng Khởi anh hùng - nơi hứng chịu nhiều mất mát, đau thương trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Đánh giá cao tinh thần đổi mới của lãnh đạo Bến Tre, đặc biệt là chủ trương xây dựng hệ thống sinh thái khởi nghiệp, với phong trào Đồng khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đây là tư duy rất mới, xóa bỏ lối mòn trong quản lý điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn trong sản xuất kinh doanh. Tinh thần này rất đáng hoan nghênh và cần được nhân rộng sang các địa phương khác trong cả nước, Thủ tướng nói.
Đánh giá kết quả xử lý xâm nhập mặn của địa phương, Thủ tướng hoan nghênh Bến Tre đã có tinh thần chủ động trong xử lý, triển khai các biện pháp kịp thời, phù hợp kết hợp với đảm bảo an sinh xã hội, không trông chờ, ỷ lại vào trung ương. Chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết để thực hiện được các mục tiêu phát triển của tỉnh, Thủ tướng đề nghị Bến Tre cần phát huy tinh thần đổi mới trong quản lý điều hành; chú trọng dành nguồn lực phục vụ phát triển; quyết tâm vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.
Thủ tướng đề nghị Bến Tre thực hiện tốt các Nghị quyết của Chính phủ, nhất là Nghị quyết 01/CP về những nhiệm vụ và giải pháp cấp bách đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; góp phần vào nỗ lực chung của cả nước, quyết tâm thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2016. Đối với những giải pháp lớn của tỉnh, Thủ tướng gợi ý Bến Tre cần thực thi kết hợp những biện pháp phi công trình và công trình để sống chung với hạn mặn; theo đó, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, nhất là về cây giống, con giống, mùa vụ và quan trọng nhất là nâng cao ý thức người dân trong phát triển kinh tế gắn với biến đổi khí hậu. Thủ tướng đề nghị tỉnh đa dạng hóa, huy động các nguồn vốn cho các giải pháp công trình; không trông chờ vào ngân sách; hoàn thiện thể chế và phân bổ nguồn lực phát triển một cách hợp lý, hiệu quả để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đặc thù ở địa phương.
Tại buổi làm việc, cơ bản đồng tình với các kiến nghị của Bến Tre, Thủ tướng cũng lưu ý địa phương ưu tiên đầu tư cho các dự án giao thông, thủy lợi và nguồn nước để đảm bảo phát triển bền vững./.
Chung tay thắp sáng những ước mơ của học sinh nơi miền núi, hải đảo  (18/06/2016)
Chủ tịch Quốc hội tiếp Đại sứ EU, Anh, Bắc Ireland và Đức  (18/06/2016)
Chủ tịch nước dự kỷ niệm 35 năm thành lập Cục Bảo vệ Chính trị II  (18/06/2016)
Việt Nam sẽ tiếp tục làm hết sức mình để giúp Lào  (18/06/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay