Toàn văn Tuyên bố báo chí của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
Tuyên bố báo chí của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
Chúng tôi, các Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tụ họp tại Côn Minh, Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ngày 14-6 để tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc.
Hội nghị được tổ chức trong không khí thẳng thắn và thân thiện.
Chúng tôi ghi nhận năm 2016 là dấu mốc quan trọng trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc, đánh dấu 25 năm thiết lập Quan hệ Đối thoại.
Chúng tôi mong muốn sẽ phối hợp cùng Trung Quốc đưa hợp tác hai bên lên tầm cao mới.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng không thể bỏ qua những gì đang xảy ra ở Biển Đông vì đây là một vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc.
Đó cũng chính là mục đích của việc tổ chức Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc ngày hôm nay.
Chúng tôi thảo luận công tác chuẩn bị cho cấp cao kỷ niệm ASEAN - Trung Quốc sẽ được tổ chức ngày 07-9 tại Vientiane, Lào.
Chúng tôi khẳng định quan hệ ASEAN - Trung Quốc sẽ tiếp tục được thúc đẩy phù hợp với các nguyên tắc được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc, Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, Năm Nguyên tắc về cùng chung sống hòa bình, Mười Nguyên tắc của Hội nghị Á - Phi Ban Đung, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, và các hiệp ước, luật lệ và quy định quốc tế khác.
Hợp tác ASEAN - Trung Quốc sẽ nằm trong khuôn khổ triển khai Kế hoạch Hành động ASEAN - Trung Quốc 2016 - 2020 và văn kiện ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước.
Chúng tôi nhất trí tăng cường hợp tác ASEAN - Trung Quốc dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và chia sẻ trách nhiệm hướng tới sự thịnh vượng của từng quốc gia và của cả khu vực trong thế kỷ XXI.
Chúng tôi cam kết tuân thủ chặt chẽ trật tự khu vực và quốc tế dựa trên luật lệ, ủng hộ và bảo vệ các quyền và ưu đãi của tất cả các quốc gia.
Chúng tôi ghi nhận tình hình triển khai các hoạt động kỷ niệm giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm kỷ niệm 25 năm thiết lập Quan hệ Đối thoại.
Chúng tôi hoan nghênh tiến độ thực hiện như sau:
i. Trao đổi điện mừng giữa lãnh đạo của Trung Quốc và Lào, nước Chủ tịch ASEAN 2016, và giữa Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Tổng Thư ký ASEAN.
ii. Tổ chức tiếp tân tại Bắc Kinh và Jakarta.
iii. Tổ chức Chương trình biểu diễn văn hóa chung ASEAN - Trung Quốc.
iv. Tổ chức Chương trình trao đổi thanh niên ASEAN - Trung Quốc lần thứ hai.
v. Tổ chức Diễn đàn doanh nhân trẻ ASEAN - Trung Quốc.
vi. Ra Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác nâng cao năng lực sản xuất.
vii. Triển khai các hoạt động trong Năm trao đổi giáo dục ASEAN - Trung Quốc.
Về Biển Đông, chúng tôi đã trao đổi thẳng thắn với Bội trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị về những diễn biến gần đây trên thực địa.
Chúng tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.
Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp với các quy định được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ướng Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Chúng tôi nhấn mạnh nhu cầu tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tự kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình hoặc làm leo thang căng thẳng, và tìm kiếm giải pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế.
Chúng tôi khẳng định cam kết của ASEAN nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, dựa trên các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và Hiến chương Liên hợp quốc.
Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong việc triển khai tất cả các hoạt động, kể cả việc bồi đắp, có thể làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và ghi nhận tiến trình và các bước tham vấn mới nhằm thúc đẩy sớm thông qua một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), bao gồm thông qua các cuộc họp thường xuyên cấp quan chức cao cấp (SOM) và Nhóm Công tác (JWG) ASEAN - Trung Quốc về thực hiện DOC.
Chúng tôi nêu bật nhu cầu tăng cường nỗ lực nhằm đạt được các tiến triển tích cực hơn trong việc triển khai DOC và sớm hình thành COC.
Trong bối cảnh đó, với mục tiêu bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định, chúng tôi tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm hình thành một bộ COC hiệu quả, đồng thời tái khẳng định tầm quan trọng của việc thiết lập đường dây nóng giữa các Bộ Ngoại giao để xử lý các tình huống khẩn cấp ở Biển Đông.
Tương tự như vậy, chúng tôi đã xem xét đề xuất một Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển ở Biển Đông (CUES). Cả hai văn bản được xem là kết quả của cấp cao kỷ niệm ASEAN - Trung Quốc.
Chúng tôi cho rằng đây là các biện pháp thực tế nhằm giảm căng thẳng và các nguy cơ về tai nạn, hiểu nhầm và tính toán sai.
Cùng với việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm hình thành COC, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin và triển khai các biện pháp phòng ngừa nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa các bên./.
Đồng chí Nguyễn Xuân Anh được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân Đà Nẵng  (16/06/2016)
Nâng cao trách nhiệm trong tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn  (16/06/2016)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng: Giá trị và sự vận dụng trong nền báo chí Việt Nam hiện nay  (16/06/2016)
Nghiên cứu hệ thống đăng ký hộ khẩu ở Việt Nam  (16/06/2016)
Tập huấn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016 các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam  (16/06/2016)
Quốc hội Thụy Sĩ tán thành việc rút đơn xin gia nhập EU  (16/06/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên