Quốc hội Thụy Sĩ tán thành việc rút đơn xin gia nhập EU
Trong cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện, quyết định trên đã nhận được sự ủng hộ của 27 thượng nghị sĩ, cao hơn gấp đôi số ý kiến phản đối (13 thượng nghị sĩ).
Hồi tháng 3 vừa qua, tại Hạ viện, số nghị sĩ tán thành rút lại đơn xin gia nhập EU là 126 người, 46 người phản đối và 18 người không có ý kiến.
Thụy Sĩ đệ đơn xin gia nhập EU hồi tháng 5-1992. Tuy nhiên, khi tiến hành trưng cầu ý dân về vấn đề này vào tháng 12-1992, người dân Thụy Sĩ đã phản đối gia nhập không gian kinh tế châu Âu lúc đó. Vấn đề rút hay không rút lại đơn xin gia nhập này đã gây tranh cãi tại quốc gia Bắc Âu này.
Các nghị sĩ Đảng Nhân dân thuộc phe bảo thủ đề nghị rút đơn xin gia nhập EU vì ủng hộ quy chế trung lập của Thụy Sĩ và cho rằng việc gia nhập EU sẽ đe dọa chủ quyền của nước này.
Nghị sĩ Lukas Raimann, người đứng đầu tổ chức xã hội Hành động vì Thụy Sĩ độc lập và trung lập, đã châm ngòi cho các cuộc tranh cãi trong Quốc hội Thụy Sĩ.
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận xã hội hằng năm “An ninh - 2016” công bố hồi cuối tháng 5 vừa qua, đa số công dân Thụy Sĩ đánh giá cao phương hướng phát triển kinh tế độc lập của nước này và không muốn đất nước họ gia nhập EU.
So với năm ngoái, số người ủng hộ gia nhập EU đã giảm từ 21% xuống còn 16%, trong khi đó, có đến 95% người dân Thụy Sĩ ủng hộ quy chế trung lập của nước này.
Có ý kiến cho rằng quyết định trên của Quốc hội Thụy Sĩ sẽ phần nào tác động đến tâm lý cử tri Anh trong cuộc trưng cầu ý dân về việc ở lại hay rời khỏi EU vào ngày 23-6 tới đây./.
Gian nan cuộc chiến chống biến đổi khí hậu  (16/06/2016)
Việt Nam - Campuchia tiếp tục thực hiện các hiệp ước về biên giới  (16/06/2016)
Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Vương quốc Campuchia  (16/06/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay