Cần tuyên truyền đa dạng và đậm nét hơn về cuộc bầu cử Quốc hội
23:25, ngày 25-03-2016
Chiều 25-3, tại Nhà Quốc hội, đồng chí Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia, Trưởng Tiểu ban Văn bản pháp luật và thông tin tuyên truyền - Hội đồng bầu cử quốc gia đã chủ trì phiên họp thứ 3 của Tiểu ban.
Tại phiên họp, các đại biểu thống nhất với Báo cáo về việc triển khai nhiệm vụ của Tiểu ban trong tháng 3-2016 và dự kiến những công việc triển khai trong thời gian tới.
Trong tháng Ba, Tiểu ban Văn bản pháp luật và thông tin, tuyên truyền đã phối hợp với các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia chỉnh lý, hoàn thiện các văn bản liên quan đến đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuốc Trung ương; về nguyên tắc phân bổ ứng cử viên ở Trung ương về địa phương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV; về việc tiếp tục triển khai các công việc chuẩn bị tổ chức bầu cử và việc cho phép tổ chức bầu cử sớm ở một số địa phương.
Trong công tác thông tin, tuyên truyền, các đơn vị liên quan như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam thường xuyên có các hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí về công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tại các cuộc giao ban báo chí hàng tuần.
Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia cũng đã tham gia hoàn thành ban hành Kế hoạch tổ chức và vận hành Trung tâm Báo chí bầu cử; tổ chức để các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp cận, đưa tin về Phiên họp thứ 3 của Hội đồng bầu cử quốc gia, các cuộc họp của các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử Quốc gia...
Thời gian tới, Tiểu ban Văn bản pháp luật và Thông tin, tuyên truyền xác định sẽ tiếp tục tham mưu, giúp Hội đồng bầu cử quốc gia giải đáp những thắc mắc, kiến nghị về công tác bầu cử khi có đề nghị của các địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân; tăng cường phối hợp với các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan, tổ chức hữu quan để ban hành các văn bản trả lời, hướng dẫn công tác bầu cử khi có yêu cầu.
Đối với công tác thông tin, tuyên truyền, trong giai đoạn từ nay đến khi hoàn thành công tác hiệp thương xác định danh sách những người ứng cử (22-4-2016) cần tập trung tuyên truyền về quyền ứng cử của công dân; bảo đảm nguyên tắc dân chủ, bình đẳng trong việc hiệp thương xác định danh sách những người ứng cử; về quyền và trách nhiệm của người dân trong việc tham gia các hội nghị cử tri nơi cư trú và nơi làm việc của những người tham gia ứng cử.
Giai đoạn từ 23-4 đến 22-5-2016, tuyên truyền về tiêu chuẩn người đại biểu dân cử; công tác vận động bầu cử; quyền và nghĩa vụ của cử tri; cách thức tiến hành bầu cử... Giai đoạn từ 23-5 đến 15-6-2016, tuyên truyền về kết quả bầu cử, phản ánh dư luận trong nước và quốc tế về cuộc bầu cử...
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử, góp phần đảm bảo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật và an toàn.
Đánh giá công tác thông tin, tuyên truyền giai đoạn 1 chưa thật sự đậm nét, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị thời gian tới, cần tổ chức sớm hội nghị tập huấn cho báo cáo viên, phóng viên theo đúng kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông; tập trung tăng cường tuyên truyền lưu động vào các thôn, bản để cử tri và nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của cuộc bầu cử. Các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền đa dạng và đậm nét hơn về cuộc bầu cử.
Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ đối với những văn bản các địa phương gửi về liên quan đến Hiệp thương lần thứ 3, tiếp xúc cử tri, xem xét hồ sơ ứng cử..., các cơ quan chức năng phải khẩn trương nghiên cứu, trả lời kịp thời./.
Trong tháng Ba, Tiểu ban Văn bản pháp luật và thông tin, tuyên truyền đã phối hợp với các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia chỉnh lý, hoàn thiện các văn bản liên quan đến đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuốc Trung ương; về nguyên tắc phân bổ ứng cử viên ở Trung ương về địa phương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV; về việc tiếp tục triển khai các công việc chuẩn bị tổ chức bầu cử và việc cho phép tổ chức bầu cử sớm ở một số địa phương.
Trong công tác thông tin, tuyên truyền, các đơn vị liên quan như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam thường xuyên có các hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí về công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tại các cuộc giao ban báo chí hàng tuần.
Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia cũng đã tham gia hoàn thành ban hành Kế hoạch tổ chức và vận hành Trung tâm Báo chí bầu cử; tổ chức để các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp cận, đưa tin về Phiên họp thứ 3 của Hội đồng bầu cử quốc gia, các cuộc họp của các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử Quốc gia...
Thời gian tới, Tiểu ban Văn bản pháp luật và Thông tin, tuyên truyền xác định sẽ tiếp tục tham mưu, giúp Hội đồng bầu cử quốc gia giải đáp những thắc mắc, kiến nghị về công tác bầu cử khi có đề nghị của các địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân; tăng cường phối hợp với các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan, tổ chức hữu quan để ban hành các văn bản trả lời, hướng dẫn công tác bầu cử khi có yêu cầu.
Đối với công tác thông tin, tuyên truyền, trong giai đoạn từ nay đến khi hoàn thành công tác hiệp thương xác định danh sách những người ứng cử (22-4-2016) cần tập trung tuyên truyền về quyền ứng cử của công dân; bảo đảm nguyên tắc dân chủ, bình đẳng trong việc hiệp thương xác định danh sách những người ứng cử; về quyền và trách nhiệm của người dân trong việc tham gia các hội nghị cử tri nơi cư trú và nơi làm việc của những người tham gia ứng cử.
Giai đoạn từ 23-4 đến 22-5-2016, tuyên truyền về tiêu chuẩn người đại biểu dân cử; công tác vận động bầu cử; quyền và nghĩa vụ của cử tri; cách thức tiến hành bầu cử... Giai đoạn từ 23-5 đến 15-6-2016, tuyên truyền về kết quả bầu cử, phản ánh dư luận trong nước và quốc tế về cuộc bầu cử...
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử, góp phần đảm bảo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật và an toàn.
Đánh giá công tác thông tin, tuyên truyền giai đoạn 1 chưa thật sự đậm nét, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị thời gian tới, cần tổ chức sớm hội nghị tập huấn cho báo cáo viên, phóng viên theo đúng kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông; tập trung tăng cường tuyên truyền lưu động vào các thôn, bản để cử tri và nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của cuộc bầu cử. Các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền đa dạng và đậm nét hơn về cuộc bầu cử.
Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ đối với những văn bản các địa phương gửi về liên quan đến Hiệp thương lần thứ 3, tiếp xúc cử tri, xem xét hồ sơ ứng cử..., các cơ quan chức năng phải khẩn trương nghiên cứu, trả lời kịp thời./.
Quốc hội thảo luận dự án luật dược và luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi)  (25/03/2016)
Thanh niên xung phong rèn luyện và phấn đấu theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (25/03/2016)
Chủ tịch nước gặp mặt cán bộ đoàn và đoàn viên tiêu biểu  (25/03/2016)
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc bế mạc Khóa họp lần thứ 31  (25/03/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên