Biến đổi khí hậu là nguy cơ tác động lớn nhất của toàn cầu trong năm 2016
“Báo cáo Nguy cơ toàn cầu” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2016 được hàng trăm chuyên gia đánh giá và phân tích sâu về 29 nguy cơ khác nhau đối với toàn cầu, dựa trên hai tiêu chí khả năng tác động và khả năng xảy ra. Theo đó, nguy cơ được đánh giá gây tác động lớn nhất trong năm 2016 là thất bại trong việc giảm thiểu tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đây là lần đầu tiên nguy cơ về môi trường đứng đầu trong các nguy cơ toàn cầu kể từ khi báo cáo thường niên này được xuất bản, và trở thành mối đe dọa lớn nhất trong bức tranh nguy cơ toàn cầu năm 2016.
Các nguy cơ tiếp theo tương ứng lần lượt là vũ khí hủy diệt hàng loạt, khủng hoảng nguồn nước, cuộc khủng hoảng di cư quy mô lớn và sự “lao dốc” của giá năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ.
WEF cho biết, trong suốt 11 năm lập báo cáo đánh giá về những nguy cơ toàn cầu, chưa bao giờ danh sách các nguy cơ trải rộng đến vậy. Lần đầu tiên có tới 4 trong tổng số 5 lĩnh vực, gồm: môi trường, địa chính trị, xã hội và kinh tế, được xếp trong danh sách 5 nguy cơ có ảnh hưởng lớn nhất. Lĩnh vực duy nhất còn lại không nằm trong danh sách này là công nghệ, với đại diện cao nhất là các cuộc tấn công mạng, cũng chỉ ở vị trí thứ 11 trên cả hai tiêu chí.
Những nguy cơ địa - chính trị, trong đó xung đột giữa các quốc gia có ảnh hưởng tới khu vực, được xếp vào nguy cơ hiện hữu nhất năm 2015, cũng đang ngày một rõ ràng. Trong khi xung đột giữa các quốc gia đã tụt xuống vị trí thứ 4 xét về khả năng xảy ra, vũ khí hủy diệt hàng loạt được đưa lên vị trí thứ 2 về tác động, cao hơn một bậc so với năm ngoái và là vị trí cao nhất trong báo cáo của WEF.
Trong khi đó, xét về khả năng xảy ra, nguy cơ mang tính toàn cầu số 1 trong năm 2016 được đánh giá là nạn di cư bắt buộc, xếp trên cả vấn đề thời tiết cực đoan, thất bại trong việc giảm thiểu và thích ứng với sự biến đổi khí hậu, vấn đề xung đột xuyên quốc gia với tác động tầm khu vực và những thảm hoạ thiên tai lớn.
Báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh số nạn nhân tử vong vì những nguy cơ toàn cầu đang ngày một gia tăng. Khí hậu nóng lên trong năm 2015 làm cho nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất lần đầu tiên tăng cao 1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR), số lượng người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa năm 2014 là 59,5 triệu, tăng gần 50% so với năm 1940.
Nguy cơ tấn công mạng cũng được xếp hạng cao về khả năng xảy ra và tác động năm 2016, trong khi các nguy cơ khác như sự sụp đổ của hạ tầng thông tin quan trọng đã bớt đi phần nghiêm trọng.
Đối với hoạt động kinh doanh, thất nghiệp và thiếu việc làm dường như là rủi ro mà các doanh nghiệp lo ngại nhất trong kinh doanh tại hơn 1/4 trong tổng số 140 quốc gia. Đặc biệt, nguy cơ đó được xếp lên hàng đầu tại hai khu vực Cận Sahara châu Phi và Trung Đông - Bắc Phi. Khu vực duy nhất mà nguy cơ này không được xếp vào top 5 là Bắc Mỹ. Sự sụt giảm giá năng lượng là nguy cơ đứng thứ 2 và xuất hiện trong top 5 nguy cơ đối với các doanh nghiệp tại 93 nước./.
Kiểm điểm trách nhiệm gây lãng phí  (25/01/2016)
Ngày làm việc thứ 5 Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII: Tiếp tục công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII  (25/01/2016)
Việc ứng cử, đề cử bổ sung tại Đại hội được thực hiện đúng quy định, rõ ràng, dân chủ  (24/01/2016)
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Nên thưởng Tết bằng tiền mặt  (24/01/2016)
Tổng Giám đốc IMF: Kinh tế Trung Quốc sẽ không “hạ cánh cứng”  (24/01/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay