Kiên quyết giải quyết vấn đề Biển Đông vì lợi ích tối cao của đất nước
20:24, ngày 23-01-2016
Vấn đề Biển Đông luôn luôn được cán bộ, đảng viên và nhân dân hết sức quan tâm. Trao đổi với báo chí về vấn đề này bên lề Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, ngày 23-01-2016, đại biểu Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XI, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương nêu rõ:
Sự khác biệt giữa các quốc gia đang có tranh chấp ở Biển Đông, tức là 5 nước 6 bên, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, là một thực tế. Chính sự khác biệt đó mà nhiều năm qua, các quốc gia liên quan đang nỗ lực giải quyết bằng những căn cứ pháp lý, lịch sử và luật pháp quốc tế.
Chính vì có sự khác biệt nên cần phải có những công cụ để giải quyết sự khác biệt đó. Đó là những căn cứ pháp lý, lịch sử, luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển năm 1982 và các quy tắc, nguyên tắc của khu vực, cụ thể là DOC, là nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông và đang nỗ lực hướng tới để có một COC, tức là có một quy tắc ứng xử để có đầy đủ hơn các công cụ giải quyết.
Đồng chí Hoàng Bình Quân khẳng định chủ quyền quốc gia là lợi ích tối cao, là thiêng liêng.
"Chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nhưng chúng ta kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật quốc tế. Và đây là một cách giải quyết, xử lý để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của khu vực."
"Chúng ta phản đối việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Và chúng ta cũng kêu gọi các quốc gia, trong đó có Trung Quốc, phải tôn trọng pháp luật quốc tế và phải đề cao trách nhiệm, phải đứng trên lợi ích chính đáng của các quốc gia ven biển để giải quyết vấn đề - Đó là đòi hỏi trách nhiệm quốc gia rất lớn," đồng chí nhấn mạnh.
Đồng chí Hoàng Bình Quân cho biết để có COC không hề đơn giản vì nó liên quan đến lợi ích, liên quan đến sự toan tính của các quốc gia. Tuy nhiên, việc có một COC là rất cần. Hiện nay, chúng ta có pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển, nhưng các công cụ khác để giải quyết thì cũng rất cần.
"Khó nhưng chỉ cần các quốc gia thực sự nỗ lực và thành tâm để giải quyết, làm sao đạt mục đích tối cao là đảm bảo được sự ổn định của khu vực này để phát triển"- đồng chí nêu rõ. Việt Nam rất cố gắng và bên cạnh chúng ta cũng có một số quốc gia khác rất cố gắng. Chúng ta có niềm tin là sẽ cố gắng để có một COC.
Đồng chí cho rằng trong bối cảnh hiện nay các nước đang có tranh chấp tại Biển Đông, thì tiếng nói của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng, bởi vì đó là thể hiện trách nhiệm của các quốc gia đối với sự ổn định của một khu vực.
Đại biểu nhấn mạnh rằng sự ổn định, tự do an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực này không chỉ là lợi ích của các quốc gia ven biển, mà nó còn là lợi ích của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Do đó, hầu hết các nước đều phải có trách nhiệm./.
Chính vì có sự khác biệt nên cần phải có những công cụ để giải quyết sự khác biệt đó. Đó là những căn cứ pháp lý, lịch sử, luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển năm 1982 và các quy tắc, nguyên tắc của khu vực, cụ thể là DOC, là nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông và đang nỗ lực hướng tới để có một COC, tức là có một quy tắc ứng xử để có đầy đủ hơn các công cụ giải quyết.
Đồng chí Hoàng Bình Quân khẳng định chủ quyền quốc gia là lợi ích tối cao, là thiêng liêng.
"Chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nhưng chúng ta kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật quốc tế. Và đây là một cách giải quyết, xử lý để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của khu vực."
"Chúng ta phản đối việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Và chúng ta cũng kêu gọi các quốc gia, trong đó có Trung Quốc, phải tôn trọng pháp luật quốc tế và phải đề cao trách nhiệm, phải đứng trên lợi ích chính đáng của các quốc gia ven biển để giải quyết vấn đề - Đó là đòi hỏi trách nhiệm quốc gia rất lớn," đồng chí nhấn mạnh.
Đồng chí Hoàng Bình Quân cho biết để có COC không hề đơn giản vì nó liên quan đến lợi ích, liên quan đến sự toan tính của các quốc gia. Tuy nhiên, việc có một COC là rất cần. Hiện nay, chúng ta có pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển, nhưng các công cụ khác để giải quyết thì cũng rất cần.
"Khó nhưng chỉ cần các quốc gia thực sự nỗ lực và thành tâm để giải quyết, làm sao đạt mục đích tối cao là đảm bảo được sự ổn định của khu vực này để phát triển"- đồng chí nêu rõ. Việt Nam rất cố gắng và bên cạnh chúng ta cũng có một số quốc gia khác rất cố gắng. Chúng ta có niềm tin là sẽ cố gắng để có một COC.
Đồng chí cho rằng trong bối cảnh hiện nay các nước đang có tranh chấp tại Biển Đông, thì tiếng nói của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng, bởi vì đó là thể hiện trách nhiệm của các quốc gia đối với sự ổn định của một khu vực.
Đại biểu nhấn mạnh rằng sự ổn định, tự do an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực này không chỉ là lợi ích của các quốc gia ven biển, mà nó còn là lợi ích của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Do đó, hầu hết các nước đều phải có trách nhiệm./.
Quy chế bầu cử ở Đại hội XII phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ  (23/01/2016)
Nhiều nước trên thế giới nỗ lực đưa giá dầu trở về mức chấp nhận được  (23/01/2016)
Băng tuyết phủ trắng rừng Phia Oắc  (23/01/2016)
Tương lai của châu Âu - chủ đề chính được thảo luận tại Davos  (23/01/2016)
Nhiều đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế tiếp tục gửi Điện mừng  (23/01/2016)
IMF dự báo tiêu cực về kinh tế Mỹ Latinh, Caribe trong năm 2016  (23/01/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay