Nhiều nước trên thế giới nỗ lực đưa giá dầu trở về mức chấp nhận được
20:18, ngày 23-01-2016
TCCSĐT - Ngày 22-01-2016, Ngoại trưởng Venezuela Delcy Rodríguez cho biết Tổng thống nước này Nicolás Maduro đã có cuộc điện đàm tới người đồng cấp Nga Vladimir Putin, trong đó thống nhất cần thiết lập chiến lược chung mang tính dài hạn để đưa giá dầu thế giới trở về mức chấp nhận được.
Những nỗ lực ban đầu
Dẫn thông báo của Ngoại trưởng Rodríguez nêu rõ trong cuộc điện đàm, nhà lãnh đạo Nga ủng hộ chính sách của Chính phủ Venezuela để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Nam Mỹ, tập trung giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu khí và bảo vệ lợi ích của người dân. Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất tổ chức cuộc họp của Ủy ban Liên chính phủ cấp cao Nga-Venezuela để thảo luận về hợp tác kinh tế và những vấn đề chiến lược. Trước đó, ngày 20-01, Venezuela, quốc gia xuất khẩu dầu thứ 5 thế giới, đã kêu gọi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) họp bàn "cứu" giá dầu.
Trong những ngày này, giá dầu xuất khẩu của Venezuela chỉ ở mức 21 USD/thùng, chạm "đáy" của 12 năm gần đây trong bối cảnh nguồn cung dôi dư. Nguyên Chủ tịch Quốc hội Diosdado Cabello, nhân vật quyền lực thứ hai của phe cầm quyền, cho biết mức giá này không đủ để bù cho chi phí sản xuất.
Dầu khí chiếm tới 96% tổng kim ngạch xuất khẩu của Venezuela và chỉ đạt 42,5 tỷ USD năm ngoái so với 74 tỷ USD năm 2014. Hiện dự trữ ngoại tệ của Venezuela chỉ còn gần 15 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2003. Ngoài ra, nước này hiện đang phải đương đầu với tình trạng khan hiếm lương thực và nhu yếu phẩm, cũng như tỷ lệ lạm phát cao.
Nga không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng giá dầu giảm thấp. Ngày 16-1, Venezuela, quốc gia có lượng dầu chiếm tới 96% kim ngạch xuất khẩu, đã ban bố tình trạng kinh tế khẩn cấp trong 60 ngày nhằm bảo vệ những quyền xã hội cơ bản của công dân như giáo dục, sức khỏe, nhà ở và thể thao. Hiện lạm phát ở Venezuela đã lên tới 141%. Chính phủ Venezuela cũng buộc phải áp dụng một loạt các biện pháp cứu trợ như: bổ sung kim cương và các loại đá quý vào quỹ ngoại hối, tìm kiếm nguồn vay từ nước ngoài, điều chỉnh tỷ giá và cắt giảm mạnh chi tiêu công,…
Saudi Arabia, quốc gia bị giảm tới 15% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2015, đã phải tăng giá một loạt các mặt hàng thiết yếu trong nước, như xăng, điện, nước, và tăng thuế đánh vào giới “siêu giầu”. Saudi Arabia cũng lên kế hoạch cổ phần hóa tập đoàn dầu khí nhà nước, tập đoàn sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới; đồng thời Cục Hàng không dân sự của Saudi Arabia sẽ bắt đầu tư nhân hóa tất cả các sân bay và dịch vụ hàng không nước này từ nay đến năm 2020.
Để đối phó với kịch bản giá dầu giảm sâu, trong quý I hoặc quý II năm nay, Iraq sẽ phát hành 2 tỷ USD trái phiếu quốc tế nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách được dự báo sẽ tương đương với 17,7% GDP trong năm 2016. Một số quốc gia khác ở vùng Vịnh chuyên sản xuất dầu lửa, như: Kuwait, Bahrain, Oman, Qatar và Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, cũng đang lên "kịch bản" tính thuế kinh doanh lần đầu tiên do sức ép của việc giá dầu thế giới giảm sâu.
Trước tình hình trên, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, nếu không có sự thay đổi chính sách của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hay một sự gián đoạn nguồn cung bất ngờ nào đó, thì sự tồn kho dầu của thế giới sẽ tiếp tục tăng cho tới năm 2017. Đây sẽ là thách thức khó khăn nhất từ trước đến nay đối với các quốc gia có ngân sách phụ thuộc vào tiền bán dầu trong nhiều năm qua
Giá dầu Brent "chọc thủng đáy"
Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu Brent trên sàn giao dịch điện tử Singapore có thời điểm giảm xuống mức 27,67 USD/thùng, trước khi nhích nhẹ lên 28,51 USD/thùng vào khoảng 8 giờ 45 phút sáng cùng ngày. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11-2003. Trên thị trường New York Mercantile Exchange, giá dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 2-2016 giảm 35 cent, xuống còn 29,07 USD/thùng. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11-2003. Trong khi đó, theo hãng tin Bloomberg, giá dầu được bán từ Saudi Arabia sang khu vực châu Á còn thấp hơn, chỉ vào khoảng 26 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2002.
Chuyên gia phân tích Daniel Ang thuộc trung tâm Phillip Futures nhận định, “vàng đen” trên thị trường thế giới giảm giá mạnh là do tác động của việc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố dỡ bỏ các biện trừng phạt Iran, cho phép quốc gia này nối lại hoạt động xuất khẩu dầu thô, khiến nguồn cung dầu dư thừa ngày một nhiều. Theo dự định, Chính phủ Iran sẽ tăng sản lượng dầu thô thêm 1 triệu thùng/ngày trong 6-7 tháng tới, đưa sản lượng dầu thô của nước này trở lại ngưỡng 3,4 triệu thùng/ngày trong vòng 1 năm.
Sự kiện trên được dự báo sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nguồn cung vượt cầu trên thị trường năng lượng. Trong năm vừa qua, cứ mỗi ngày thế giới lại thừa thêm 1,5 triệu thùng dầu. Riêng tại Mỹ, dự trữ dầu hiện ở mức 482,3 triệu thùng, mức cao nhất trong 80 năm trở lại đây. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo, tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ chững lại trong năm 2016, ước tính mức tiêu thụ dầu mỗi ngày sẽ chỉ là 1,2 - 1,25 triệu thùng/ngày, giảm hẳn so với mức cao 1,8 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2015. Trong khi đó, dự kiến xuất khẩu dầu thô của Iran tháng 01-2016 sẽ lên đạt mức cao nhất trong 9 tháng gần đây.
Theo chuyên gia phân tích thị trường Ric Spooner thuộc công ty CMC Markets ở Sydney, động thái này cũng sẽ khiến các nhà cung cấp dầu mỏ sẽ phải chật vật tìm kiếm các khách hàng khi mà Iran bắt đầu “hút khách” bằng việc mở bán kho dự trữ lớn của nước này. Hiện Tehran đang nhắm đến Ấn Độ - thị trường dầu thô tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á - cũng như các đối tác cũ tại châu Âu trong chiến lược tăng cường xuất khẩu dầu.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân không kém phần quan trọng khác là sự đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc, thị trường tiêu thụ năng lượng lớn thứ 2 thế giới, đã khiến tốc độ sản xuất bị đình trệ, tạo xu hướng giảm phát rất mạnh trên thế giới. Theo Ngân hàng Barclays, nhu cầu dầu của Trung Quốc trong tháng 11-2015 đã giảm 4,9% (537.300 thùng/ngày) so với tháng 10-2015 và giảm 2% so với cùng kỳ năm 2015 (216.700 thùng/ngày). Mặt khác, mặc dù dự trữ dầu mỏ tại Mỹ chỉ tăng 234.000 thùng trong tuần trước, thấp hơn nhiều so với dự báo, song việc nước này cho tăng cường dự trữ đến 8,4 triệu thùng xăng và hơn 6 triệu thùng chế phẩm từ dầu mỏ khác (gồm dầu diesel và dầu sưởi ấm) lại là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường năng lượng.
Giá dầu thô Brent trên thị trường châu Á đã "chọc thủng đáy" 30USD/thùng, rơi xuống dưới 28 USD/thùng hôm 18-01-2016. Đây là mức thấp kỷ lục trong vòng 13 năm trở lại đây, đánh dấu tuần thứ 7 lao dốc liên tiếp của giá dầu, do xuất hiện nhiều lo ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung “vàng đen” ngày càng trầm trọng. Sự kiện này đã khiến giới đầu cơ không khỏi choáng váng, đồng thời đẩy nhiều quốc gia sản xuất dầu mỏ vào tình thế nguy cấp. Trước tình hình trên, nhiều chuyên gia dự báo giá dầu thế giới đang ngày càng có dấu hiệu sẽ tụt xuống mốc 20 USD/thùng, thậm chí có thể rơi xuống ngưỡng kỷ lục là 10 USD/thùng trong tương lai không xa./.
Dẫn thông báo của Ngoại trưởng Rodríguez nêu rõ trong cuộc điện đàm, nhà lãnh đạo Nga ủng hộ chính sách của Chính phủ Venezuela để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Nam Mỹ, tập trung giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu khí và bảo vệ lợi ích của người dân. Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất tổ chức cuộc họp của Ủy ban Liên chính phủ cấp cao Nga-Venezuela để thảo luận về hợp tác kinh tế và những vấn đề chiến lược. Trước đó, ngày 20-01, Venezuela, quốc gia xuất khẩu dầu thứ 5 thế giới, đã kêu gọi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) họp bàn "cứu" giá dầu.
Trong những ngày này, giá dầu xuất khẩu của Venezuela chỉ ở mức 21 USD/thùng, chạm "đáy" của 12 năm gần đây trong bối cảnh nguồn cung dôi dư. Nguyên Chủ tịch Quốc hội Diosdado Cabello, nhân vật quyền lực thứ hai của phe cầm quyền, cho biết mức giá này không đủ để bù cho chi phí sản xuất.
Dầu khí chiếm tới 96% tổng kim ngạch xuất khẩu của Venezuela và chỉ đạt 42,5 tỷ USD năm ngoái so với 74 tỷ USD năm 2014. Hiện dự trữ ngoại tệ của Venezuela chỉ còn gần 15 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2003. Ngoài ra, nước này hiện đang phải đương đầu với tình trạng khan hiếm lương thực và nhu yếu phẩm, cũng như tỷ lệ lạm phát cao.
Nga không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng giá dầu giảm thấp. Ngày 16-1, Venezuela, quốc gia có lượng dầu chiếm tới 96% kim ngạch xuất khẩu, đã ban bố tình trạng kinh tế khẩn cấp trong 60 ngày nhằm bảo vệ những quyền xã hội cơ bản của công dân như giáo dục, sức khỏe, nhà ở và thể thao. Hiện lạm phát ở Venezuela đã lên tới 141%. Chính phủ Venezuela cũng buộc phải áp dụng một loạt các biện pháp cứu trợ như: bổ sung kim cương và các loại đá quý vào quỹ ngoại hối, tìm kiếm nguồn vay từ nước ngoài, điều chỉnh tỷ giá và cắt giảm mạnh chi tiêu công,…
Saudi Arabia, quốc gia bị giảm tới 15% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2015, đã phải tăng giá một loạt các mặt hàng thiết yếu trong nước, như xăng, điện, nước, và tăng thuế đánh vào giới “siêu giầu”. Saudi Arabia cũng lên kế hoạch cổ phần hóa tập đoàn dầu khí nhà nước, tập đoàn sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới; đồng thời Cục Hàng không dân sự của Saudi Arabia sẽ bắt đầu tư nhân hóa tất cả các sân bay và dịch vụ hàng không nước này từ nay đến năm 2020.
Để đối phó với kịch bản giá dầu giảm sâu, trong quý I hoặc quý II năm nay, Iraq sẽ phát hành 2 tỷ USD trái phiếu quốc tế nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách được dự báo sẽ tương đương với 17,7% GDP trong năm 2016. Một số quốc gia khác ở vùng Vịnh chuyên sản xuất dầu lửa, như: Kuwait, Bahrain, Oman, Qatar và Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, cũng đang lên "kịch bản" tính thuế kinh doanh lần đầu tiên do sức ép của việc giá dầu thế giới giảm sâu.
Trước tình hình trên, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, nếu không có sự thay đổi chính sách của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hay một sự gián đoạn nguồn cung bất ngờ nào đó, thì sự tồn kho dầu của thế giới sẽ tiếp tục tăng cho tới năm 2017. Đây sẽ là thách thức khó khăn nhất từ trước đến nay đối với các quốc gia có ngân sách phụ thuộc vào tiền bán dầu trong nhiều năm qua
Giá dầu Brent "chọc thủng đáy"
Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu Brent trên sàn giao dịch điện tử Singapore có thời điểm giảm xuống mức 27,67 USD/thùng, trước khi nhích nhẹ lên 28,51 USD/thùng vào khoảng 8 giờ 45 phút sáng cùng ngày. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11-2003. Trên thị trường New York Mercantile Exchange, giá dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 2-2016 giảm 35 cent, xuống còn 29,07 USD/thùng. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11-2003. Trong khi đó, theo hãng tin Bloomberg, giá dầu được bán từ Saudi Arabia sang khu vực châu Á còn thấp hơn, chỉ vào khoảng 26 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2002.
Chuyên gia phân tích Daniel Ang thuộc trung tâm Phillip Futures nhận định, “vàng đen” trên thị trường thế giới giảm giá mạnh là do tác động của việc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố dỡ bỏ các biện trừng phạt Iran, cho phép quốc gia này nối lại hoạt động xuất khẩu dầu thô, khiến nguồn cung dầu dư thừa ngày một nhiều. Theo dự định, Chính phủ Iran sẽ tăng sản lượng dầu thô thêm 1 triệu thùng/ngày trong 6-7 tháng tới, đưa sản lượng dầu thô của nước này trở lại ngưỡng 3,4 triệu thùng/ngày trong vòng 1 năm.
Sự kiện trên được dự báo sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nguồn cung vượt cầu trên thị trường năng lượng. Trong năm vừa qua, cứ mỗi ngày thế giới lại thừa thêm 1,5 triệu thùng dầu. Riêng tại Mỹ, dự trữ dầu hiện ở mức 482,3 triệu thùng, mức cao nhất trong 80 năm trở lại đây. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo, tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ chững lại trong năm 2016, ước tính mức tiêu thụ dầu mỗi ngày sẽ chỉ là 1,2 - 1,25 triệu thùng/ngày, giảm hẳn so với mức cao 1,8 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2015. Trong khi đó, dự kiến xuất khẩu dầu thô của Iran tháng 01-2016 sẽ lên đạt mức cao nhất trong 9 tháng gần đây.
Theo chuyên gia phân tích thị trường Ric Spooner thuộc công ty CMC Markets ở Sydney, động thái này cũng sẽ khiến các nhà cung cấp dầu mỏ sẽ phải chật vật tìm kiếm các khách hàng khi mà Iran bắt đầu “hút khách” bằng việc mở bán kho dự trữ lớn của nước này. Hiện Tehran đang nhắm đến Ấn Độ - thị trường dầu thô tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á - cũng như các đối tác cũ tại châu Âu trong chiến lược tăng cường xuất khẩu dầu.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân không kém phần quan trọng khác là sự đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc, thị trường tiêu thụ năng lượng lớn thứ 2 thế giới, đã khiến tốc độ sản xuất bị đình trệ, tạo xu hướng giảm phát rất mạnh trên thế giới. Theo Ngân hàng Barclays, nhu cầu dầu của Trung Quốc trong tháng 11-2015 đã giảm 4,9% (537.300 thùng/ngày) so với tháng 10-2015 và giảm 2% so với cùng kỳ năm 2015 (216.700 thùng/ngày). Mặt khác, mặc dù dự trữ dầu mỏ tại Mỹ chỉ tăng 234.000 thùng trong tuần trước, thấp hơn nhiều so với dự báo, song việc nước này cho tăng cường dự trữ đến 8,4 triệu thùng xăng và hơn 6 triệu thùng chế phẩm từ dầu mỏ khác (gồm dầu diesel và dầu sưởi ấm) lại là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường năng lượng.
Giá dầu thô Brent trên thị trường châu Á đã "chọc thủng đáy" 30USD/thùng, rơi xuống dưới 28 USD/thùng hôm 18-01-2016. Đây là mức thấp kỷ lục trong vòng 13 năm trở lại đây, đánh dấu tuần thứ 7 lao dốc liên tiếp của giá dầu, do xuất hiện nhiều lo ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung “vàng đen” ngày càng trầm trọng. Sự kiện này đã khiến giới đầu cơ không khỏi choáng váng, đồng thời đẩy nhiều quốc gia sản xuất dầu mỏ vào tình thế nguy cấp. Trước tình hình trên, nhiều chuyên gia dự báo giá dầu thế giới đang ngày càng có dấu hiệu sẽ tụt xuống mốc 20 USD/thùng, thậm chí có thể rơi xuống ngưỡng kỷ lục là 10 USD/thùng trong tương lai không xa./.
Băng tuyết phủ trắng rừng Phia Oắc  (23/01/2016)
Tương lai của châu Âu - chủ đề chính được thảo luận tại Davos  (23/01/2016)
Nhiều đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế tiếp tục gửi Điện mừng  (23/01/2016)
IMF dự báo tiêu cực về kinh tế Mỹ Latinh, Caribe trong năm 2016  (23/01/2016)
Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ ba Đại hội XII của Đảng  (23/01/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên