Đánh giá kết quả kỳ tuyển sinh đại học tại phiên họp Chính phủ
Tại phiên họp, Chính phủ nghe và cho ý kiến vào các báo cáo: tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2015; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03-01-2015 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020); kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
Chính phủ đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước 5 năm (2011 - 2015) và định hướng khung cân đối ngân sách nhà nước 5 năm (2016 - 2020); nghe và thảo luận về việc cho phép đa dạng hóa kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ; báo cáo đánh giá kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2015; kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Cũng tại phiên họp này, Chính phủ nghe và cho ý kiến vào một số báo cáo chuyên đề gồm báo cáo về thực trạng và giải pháp nâng cao năng suất lao động của Việt Nam; việc tính tiền lương vào giá dịch vụ y tế thanh toán bảo hiểm y tế; việc tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện đối với xe mô-tô;...
Đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9và 9 tháng năm 2015 cho thấy kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 0,74% so với cùng kỳ, không có biểu hiện lạm phát; tăng trưởng GDP có xu hướng tăng nhanh từng quý, 9 tháng qua đạt 6,5% là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Sản xuất công nghiệp, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng khá. Tổng cầu và sức mua được tăng lên; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng cao; khách quốc tế đến Việt Nam tháng 9 tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Tín dụng tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước; thị trường ngoại hối, mặt bằng lãi suất tương đối ổn định; tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt; cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, dự trữ ngoại tệ tăng nhanh, đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
Thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 683.000 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Thu hút FDI đạt kết quả khá; vốn FDI đăng ký và thực hiện tăng cao so với cùng kỳ. Niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tăng cao. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng, nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho đầu tư sản xuất kinh doanh và xuất khẩu tăng; tỷ lệ nhập siêu 9 tháng vẫn ở mức kiểm soát (bằng 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; mục tiêu kế hoạch đề ra là 5%); an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: giá dầu thô, hàng hóa thế giới giảm mạnh, cùng với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính thế giới, sự suy giảm của một số nền kinh tế làm đã ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế nước ta, nhất là thu ngân sách nhà nước từ dầu thô và từ hoạt động xuất nhập khẩu. Khu vực nông nghiệp và thủy sản vẫn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, hạn hán, mưa, lũ và những khó khăn về thị trường, giá xuất khẩu giảm mạnh; sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, thủy sản đạt thấp so với cùng kỳ. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng vẫn còn hạn chế. Các chính sách về cải thiện môi trường kinh doanh đã được hoàn thiện nhưng việc triển khai còn chậm, năng lực cạnh tranh chưa có nhiều cải thiện. Tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầu.
Phiên họp sẽ diễn ra trong hai ngày 30-9 và ngày 01-10./.
Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội thi đua yêu nước Ban Kinh tế Trung ương  (30/09/2015)
Lễ ra mắt Tạp chí Kinh tế số đầu tiên  (30/09/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Cuba  (30/09/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Chủ tịch Cuba Raul  (30/09/2015)
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia  (29/09/2015)
Hợp tác Việt Nam-ASEAN-Ấn Độ chưa tương xứng với tiềm năng  (29/09/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên