Hợp tác Việt Nam-ASEAN-Ấn Độ chưa tương xứng với tiềm năng
Hơn 20 năm qua, tuy hợp tác phát triển Việt Nam-ASEAN-Ấn Độ đã không ngừng phát triển, gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp, nhưng những gì đã đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và kỳ vọng của mỗi bên.
Các ý kiến này được đưa ra tại Hội thảo khoa học quốc tế “Hợp tác phát triển Việt Nam, ASEAN-Ấn Độ: Thực trạng và triển vọng," do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 29-9, tại Hà Nội.
Diễn ra trong hai ngày, hội thảo hướng tới việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy sự hợp tác phát triển giữa các bên ngày càng mở rộng, có hiệu quả tích cực, góp phần gìn giữ hòa bình, mang lại thịnh vượng chung cho Việt Nam, ASEAN và Ấn Độ, cũng như hòa bình, thịnh vượng chung cho khu vực và thế giới.
Báo cáo đề dẫn hội thảo, giáo sư-tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có truyền thống từ lâu, được thử thách qua thời gian, ngày càng phát triển bền vững. Việt Nam và Ấn Độ luôn coi trọng quan hệ và nhất trí cao trong việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược và phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, năng lượng, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác.
Giáo sư-tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn nhấn mạnh ASEAN có tầm quan trọng đối với Ấn Độ trên nhiều mặt. ASEAN là tổ chức hợp tác nằm ở khu vực có địa chính trị chiến lược quan trọng đối với Ấn Độ trong việc hội nhập khu vực Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương. Cho đến nay, ASEAN và Ấn Độ đã có 25 cơ chế hợp tác, trong đó có 6 cơ chế ở cấp Bộ trưởng. Quan hệ chính trị tốt đẹp đã mở đường cho ASEAN-Ấn Độ hợp tác phát triển thành một trong những đối tác phát triển nhanh nhất, năng động nhất và toàn diện nhất, bao trùm các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, năng lượng, văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, giao thông vận tải, giao lưu nhân dân.
Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam, bà Preeti Saran cho rằng mối quan hệ ASEAN-Ấn Độ không chỉ giới hạn ở mối giao thoa về văn hóa, gắn kết địa lý trong lịch sử hay những bổ trợ giữa ASEAN và Ấn Độ trong lĩnh vực kinh tế và phát triển nguồn nhân lực, mà đã mở rộng mạnh mẽ sang những khía cạnh chiến lược vì tăng trưởng kinh tế, sự thịnh vượng, hòa bình và ổn định. ASEAN và Ấn Độ là đối tác tự nhiên, tác động tới việc định hình chính sách quốc gia của mỗi thành viên trong khi đồng thời vẫn đáp ứng được nhu cầu chung về tăng trưởng kinh tế và duy trì môi trường khu vực hòa bình, ổn định.
Đại sứ đánh giá quan hệ thương mại song phương năng động giữa Ấn Độ và Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng hơn khi ASEAN tiến tới hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 và quan hệ thương mại Ấn Độ-Việt Nam trong thời gian vừa qua đã tiến triển tốt, đạt mục tiêu thương mại trước thời gian đề ra.
Các đại biểu, nhà khoa học tập trung thảo luận sâu các nội dung cụ thể về bối cảnh thời đại, khu vực và thế giới, cũng như điều kiện tự nhiên, xã hội, tình hình trong từng nước tác động đa chiều đến hợp tác phát triển Việt Nam-ASEAN-Ấn Độ trên các lĩnh vực; đánh giá làm rõ những thành tựu và hạn chế của hợp tác phát triển giữa Việt Nam, ASEAN và Ấn Độ trong thời gian vừa qua trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, quốc phòng, an ninh… chỉ ra những nguyên nhân, bài học, những yếu tố thúc đẩy hay kìm hãm thành tựu, hiệu quả hợp tác phát triển giữa hai bên.
Các đại biểu cũng đánh giá tác động qua lại của quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam, ASEAN và Ấn Độ với hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.
Tại 3 phiên thảo luận, các ý kiến đưa ra dự báo về triển vọng của quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam, ASEAN và Ấn Độ trên các lĩnh vực khác nhau, dự báo và đánh giá các yếu tố tác động tích cực hay chi phối, quyết định, các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực, có thể trở thành rào cản đối với sự phát triển quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Các sáng kiến, giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, khó khăn, yếu kém, tăng cường các yếu tố nền tảng, tích cực hóa các điều kiện nhằm mở rộng, tăng hiệu quả hợp tác phát triển giữa Việt Nam, ASEAN với Ấn Độ đã được đề xuất tại hội thảo với mong muốn giữ vững môi trường hòa bình, sự phát triển thịnh vượng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp hòa bình, phát triển của khu vực và thế giới./.
Chủ tịch nước đến La Habana, bắt đầu thăm chính thức Cuba  (29/09/2015)
Bài phát biểu của Chủ tịch nước về hoạt động Gìn giữ hòa bình  (29/09/2015)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X với phương châm chỉ đạo “Dân chủ - Kỷ cương - Đoàn kết - Sáng tạo”  (29/09/2015)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X với phương châm chỉ đạo “Dân chủ - Kỷ cương - Đoàn kết - Sáng tạo”  (29/09/2015)
Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương diễn ra từ ngày 13 đến 15-10  (29/09/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên